Giọng “tưng tửng”, nhẩn nha

Một phần của tài liệu ĐẶC SẮC TẢN VĂN GÁY NGƯỜI THÌ LẠNH CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ (Trang 64 - 66)

5. Bố cục khóa luận

3.3.1. Giọng “tưng tửng”, nhẩn nha

Bước chân vào Gáy người thì lạnh, đến với mỗi tản văn, Nguyễn Ngọc

Tư luôn rắc vào cảm quan độc giả cảm giác của một cuộc dạo chơi “ta bà” trong miền kí ức. Hoài niệm về những khuôn mặt thân thương, về một những vùng đất mà ở đâu cũng đầy ắp kỉ niệm bằng cái giọng tha thẩn và nhẹ nhàng, tác giả như đang gặm nhấm nhẩn nha một vùng nỗi nhớ.

Đó là những chuyến trở ngược dòng trở về tuổi thơ khi “Tôi còn mang

theo nhiều thứ nữa từ con bé bảy tuổi ngày xưa, từ những chuyến ngồi xuồng cà tịch cà tang xuôi Rạch Rập. Con bé nhận ra nôn nóng cũng chẳng ích gì, sao không thử cảm nỗi lẻ loi của cái chị kia đang chèo một mình cất cái mũi xuồng lêu đêu đi giữa dòng gióm thử ngửi mùi hiu quạnh của ngôi đình Tân Hưng nằm lút dưới những tàng cây rợp tối, thử nhìn mây trời mà tưởng tượng mơ mộng, thử học mót chút nào sự khoáng đạt của sông” [27, tr.79]. Thả trôi và buông thõng mình trên dòng sông kí ức, chị mặc sức cho mình tự do theo

Của nhớ và xa [27, tr.115] với “đường sá nội ô lổn nhổn ổ gà, mù bụi? Cầu Quay đã ngừng quay, cầu Sắt Phán Tề đông người là run lẩy bẩy, qua sông Gành Hào thấy bóng mình dưới đó cũng run. Sân vận động cũ mèm, nhiều chỗ sơn phết tèm lem như một chị bôi phấn mà phấn đi đường phấn da đi đường da…” [27, tr.115]. Nhờ chính cái chất giọng “không vội vã” mà ta bỗng nhận ra dư âm của những tiếc nuối và hoài vọng đang không ngừng âm ỉ nơi sâu thẳm đáy lòng của tác giả. Càng bị cuốn vào guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, sống vội vàng mà yêu cũng gấp gáp khiến con người thường trực cảm giác hoang mang và mỏi mệt. Sự nhẩn nha trong giọng điệu đã góp phần giúp Nguyễn Ngọc Tư xoa dịu tất cả những trạng thái cảm xúc tiêu cực đang tồn đọng trong tâm hồn.

Đôi khi, đi kèm theo cái sắc giọng nhấn nhá, tha thẩn trong tản văn Gáy

người thì lạnh còn có cả sắc giọng “tưng tửng” như chính tính cách của tác giả. Viết như một người ngoài cuộc, hờ hững; viết nhẹ thinh không, pha chút hóm hỉnh lại tạo ra sức lay động lòng người. Cái lối “tưng tửng” như trong

Cuối xuống vùng non xanh mát là một ví dụ điển hình, “Chia sẻ ý nghĩ này với ba đứa bạn, một đứa cười “vậy mới là tìm tòi, sáng tạo”, đứa kia hỏi vặn “bộ khùng sao mà đi coi cải lương”, đứa còn lại nói “thấy ghê thiệt nhưng thời nó… phức tạp là vậy” [27, tr.13], khiến cho bạn đọc không ngớt dằn lòng mình bởi những quan niệm tiếp nhận nghệ thuật dở khóc dở cười của xã hội đương thời. Cái cười cợt, hài hước đó đôi khi chỉ là cái vỏ che đậy cho những nỗi buồn quá “thừa mứa” trong lòng nhà văn.

Có thể nói càng đi sâu vào mỗi trang tản văn trong Gáy người thì lạnh,

người đọc càng ấn tượng hơn với chất giọng mang màu sắc cá tính của Nguyễn Ngọc Tư. Càng lăn mình vào đời sống để trải nghiệm, con người ta càng nhận ra nhiều bài học đắt giá về những giá trị của cuộc đời để từ đó phát sinh một hình thức phản ánh phù hợp với hoàn cảnh sinh tồn hơn.

Một phần của tài liệu ĐẶC SẮC TẢN VĂN GÁY NGƯỜI THÌ LẠNH CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)