Giọng bất an, dự cảm

Một phần của tài liệu ĐẶC SẮC TẢN VĂN GÁY NGƯỜI THÌ LẠNH CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ (Trang 66 - 67)

5. Bố cục khóa luận

3.3.2. Giọng bất an, dự cảm

Những bất ổn và xoay vần không ngừng của xã hội hiện đại là một nỗi ám ảnh lớn đối với những tâm hồn đã quá hoang hoải, chán chường. Với sự nhạy cảm của một nhà văn, Nguyễn Ngọc Tư đã nhanh chóng nắm bắt vấn đề và lí giải qua sắc giọng bất an và tràn đầy dự cảm. Một nét đặc sắc khác về

nghệ thuật trong tản văn Gáy người thì lạnh.

Thông qua những câu hỏi tu từ, những dấu chấm lửng là chất giọng đầy rẫy những nghi vấn và hoang mang từ phía tâm hồn. Xoáy sâu trong vùng nội cảm của mỗi con người, xuất hiện thường xuyên cái cảm giác lo sợ trước sự phai nhạt những giá trị chân thực của cuộc sống, sự thay đổi của lòng người hay sự bào mòn và hủy diệt tàn khốc của “khoa học kĩ thuật” đối với nhân

cách con người. Có còn người không? là một chuỗi dài những câu hỏi mãi

không bao giờ có người giải đáp “người ơi, người ở đâu?” [27, tr.134],

người đâu mất rồi?”. Trước sự nhẫn tâm của đồng loại khi đày đọa những nhân hình nhỏ xíu phơi thân dưới bụi đường để mưu lợi, trước sự vô cảm của

người đời, “thử coi người ta bất lực, rụt rè, ngại khó bao nhiêu?” [27, tr.136],

thử coi người ta đã tha hóa, độc ác và nhẫn tâm tới mức nào khi phởn phơ kiếm tiền bằng cách giày vò, đày đọa kẻ khác?” [27, tr.136].

Dự báo, tiên liệu về những bất trắc đang đến gần hơn từng ngày khi nhân sinh đang chết mòn trước sự lên ngôi của chủ nghĩa kỹ trị, giọng điệu bất an, đầy dự cảm xác lập một mối quan hệ nhân quả tất yếu về lẽ sống ở

đời. Cái nghèo sẽ còn đeo đuổi “giật gấu vá vai trình diễn trên những cánh

cửa tiệm tạp hóa” [27, tr.141], “khép sổ học trò lại rồi mà tiếng thở dài còn

vang” [27, tr.142], sát thương sẽ còn tiếp khi “tội ác biết đâu nảy sinh từ

những cú ném đá lặt vặt nhỏ nhít mà người ta không nhận ra. Cho đến một ngày…” [27, tr.137]. Những mất mát và hao mòn của yêu thương dường như đã hình thành nên trong tâm hồn tha nhân những nỗi sợ vô hình, dày vò và ám

là biết đặt mình vào vị trí của bạn đọc để luân chuyển và hiện thực hóa ý tưởng của mình. Sử dụng giọng điệu trần thuật đậm màu sắc của bất an và dự cảm, Nguyễn Ngọc Tư đồng thời cũng thể hiện chính những khắc khoải của mình về một xã hội nhiều bất trắc như hiện nay. Đi kèm với cô đơn bản thể, với những mỏi mệt tinh thần là sự âu lo đầy dự cảm trước một cuộc sống luôn hỗn tạp và bất ổn. Sắc giọng tưng tửng, thẩn thơ và chiêm nghiệm đã làm nền cho sự phơi trải tinh thần bấn loạn đầy dự cảm của Nguyễn Ngọc Tư.

Một phần của tài liệu ĐẶC SẮC TẢN VĂN GÁY NGƯỜI THÌ LẠNH CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)