Nỗi ám ảnh trước những số phận trẻ thơ bất hạnh

Một phần của tài liệu ĐẶC SẮC TẢN VĂN GÁY NGƯỜI THÌ LẠNH CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ (Trang 43 - 47)

5. Bố cục khóa luận

2.3.1. Nỗi ám ảnh trước những số phận trẻ thơ bất hạnh

Trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan. Những hình ảnh đó hiếm khi xuất hiện trên trang viết của nhà văn Nam Bộ

Nguyễn Ngọc Tư, đặc biệt là trong tản văn Gáy người thì lạnh. Đi qua muôn

vàn cuộc gặp gỡ, chứng kiến sự tha hóa bất tận của nhân sinh, cây bút tản văn Nguyễn Ngọc Tư luôn nhìn thấy từ phía sau những thân phận mỏng manh và yếu đuối ấy dấp dính nỗi đau của cơ cực và nghèo đói. Không còn là những

lời chia sẻ đơn thuần, Nguyễn Ngọc Tư gần như đã viết trong phẫn nộ, đau đớn để lột trần một xã hội vô cảm mà ở đó con người sẵn sàng bức hại nhau để sống. Mỗi câu chuyện trong tản văn là tiếng kêu cứu tuyệt vọng của những thân phận trẻ thơ bất hạnh đang cầu cứu cuộc đời.

Văn chương vị cuộc sống suy cho cùng là vì con người, viết về con người để phản ánh nhân tính. Để làm một nhà văn thì trước hết phải làm một con người. Với nhà văn Nam Bộ Nguyễn Ngọc Tư, viết về thân phận con người là một niềm thôi thúc mãnh liệt từ khi chị bắt đầu cầm bút. Lội ngược dòng đi tìm tình thương con người đã mất, bắt gặp trong ánh mắt những mảnh

đời trẻ thơ bất hạnh cái nhìn thảng thốt và hoảng loạn với dồn dập câu hỏi

còn người không? [27, tr.133]. Những đứa trẻ bị đồng loại quăng vào cuộc

sống “chấp chới giữa dòng người ngược xuôi đông đúc như một con vịt con

ngơ ngác” [27, tr.134], “khi đói khát, khi bị đánh đập cấu nhéo, khi phơi trần ra dưới nắng mưa. Khi nó nằm trên mặt đường và kêu khóc khản giọng” [27, tr.133], trở thành con mồi và công cụ kiếm tiền của một lũ vô nhân tính, có bao giờ các em biết niềm vui, sung sướng, hạnh phúc, gia đình là cái gì và ở đâu? Không ngừng giãy giụa và cầu cứu, các em nhận được đáp trả là những

cái nhìn lãnh đạm, thờ ơ và vô cảm. Hình ảnh thằng bé ăn xin “ nhỏ đến

mức chỉ biết khóc. Ở truồng và khóc. Ướt và khóc. Bị đánh đau và khóc” [27,

tr.134] hay “ngủ mềm oặt, xanh rớt trên tay người đàn ông ngồi ở góc đường

[27, tr.134] đã trở thành hình ảnh quen thuộc thường thấy ở đâu đó trên khắp đất nước này song lại khiến độc giả hoang mang. Lo sợ dồn nén đến ngột thở khi không thể tự mình lí giải được lí do vì sao đồng loại của mình có thể dửng dưng như không trước nỗi đau của những đứa trẻ còn quá non dại. Cảm giác tác giả bị đẩy vào tuyệt vọng và bất lực khi mấy ai coi số phận của những trẻ em đường phố là ám ảnh cho chính mình, hay công việc, nỗi lo cơm áo bóp

thấy tiếng gọi đó nhưng họ bận rộn, sợ hãi, bất lực, cũng có kẻ không nghe, không cảm nhận gì hết” [27, tr.135].

Sự vô cảm đến đáng sợ của con người biến cuộc đời của trẻ thơ trở thành bị kịch. Bất hạnh của những phận đời mỏng manh này xuất phát từ chính sự vô tâm, vô cảm của con người trong xã hội hiện đại. Sự phẫn nộ và

giận dữ trong Áo rách và nắm bụi [27, tr.147] của thằng nhỏ áo rách làm

người đọc không khỏi giật mình. Sống trong môi trường mà con người chỉ biết mưu lợi cá nhân, bất chấp mọi luân thường đạo lí mà chà đạp lên cuộc sống của đồng loại thì tránh sao cho trẻ thơ khỏi hằn học suy nghĩ phân chia

giàu nghèo mà “chửi thề ô bô lô a ba la” [27, tr.148]. “Thằng áo rách kể và

kể, về đứa em nhỏ và bọn trẻ trong xóm, về những cuộc chạy chơi vui đến rã rời và có vài đứa suýt chết đuối, về những con cá trôi dạt mà nó lượm được đem về muối chiên ăn thum thủm bùi bùi” [27, tr.149] là chuỗi niềm vui giản dị và hiền lành của tuổi nhỏ. Những tưởng các em sẽ đứng ngoài lề những cuộc càn quét lương tâm và đạo đức của vật chất nhưng chẳng ai ngờ các em lại trở thành những nạn nhân đáng thương hơn bao giờ hết. Sự tước đoạt và chiếm hữu của những dự án thương mại đã không đem lại cái ăn, cái mặt để thoát nghèo mà càng biến cuộc sống của trẻ em trở thành một vũng lầy tối đen không lối thoát. Nỗi đau cho thân phận khiến lòng người nhói buốt, hoảng

loạn. Ở Thì quét lá đa cũng có một bé Tím với “mười tám cái không, như

không có tuổi, không người thân, không trí khôn, không quá khứ…” [27,

tr.87], “điềm nhiên ngồi hút thuốc phì phèo” [27, tr.86]. Bỏ qua mặc cảm thân

phận mồ côi, kiếp người nhỏ bé này chỉ biết tỉnh trân mà sống. Những chuyện cơm áo, những sấp ngửa mưu sinh càng không nhằm nhò gì khi một mình vơ vất giữa cuộc đời. Tất cả đều quẩn quanh những đau đáu của Nguyễn Ngọc Tư về số phận trẻ thơ bất hạnh, chơ vơ giữa cái đói, cái rét, cái lạnh căm của cuộc đời. Cũng có đôi lúc chúng nháo nhác hỏi, nháo nhác tìm kiếm cái thứ gọi là tình người kia nó có mùi vị ra sao, nồng nàn hay nhạt thếch; để rồi lại

thất vọng. Thử nhìn lại cuộc sống xung quanh mỗi người, bên cạnh những đứa trẻ được sống trong vòng tay cha mẹ đủ đầy, được ăn ngon mặc đẹp và hưởng đầy đủ các quyền lợi hiển nhiên của một đứa trẻ, thì vẫn rất nhiều thân phận trẻ nhỏ bị tước đoạt mọi quyền sống của một con người. Các em chỉ mong ước nhỏ bé là tìm được hơi ấm của một vòng tay nhưng biết đến bao

giờ cảm nhận được, “thử thách bao nhiêu lâu rồi, nhân tình thế thái đã bày ra

đó rồi, chuyện muốn biết thì đã biết, đám trẻ vẫn chưa ngưng gọi con người” [27, tr.136]. Nguyễn Ngọc Tư đặt vào những trang viết lời dự báo về một tương lai ám mùi hủy diệt, nếu cộng đồng xa lánh những số phận trẻ thơ bất hạnh.

Yêu người ngóng núi, bạn đọc bắt gặp nỗi ám ảnh trước sự u hoài, chênh chao của thân phận người phụ nữ gặp nhiều éo le trong cuộc sống, thì

giờ đây Gáy người thì lạnh ám ảnh lại chất chồng ám ảnh khi thân phận của

những đứa trẻ bị xã hội chối từ bền bỉ đeo bám Nguyễn Ngọc Tư trên từng con chữ. Viết chỉ đơn giản là tác giả cần ở đâu đó một chút rưng rưng của con người khi thấy đồng loại nhỏ bé của mình đang giẫy đạp, vật vã, chới với giữa dòng đời ngược xuôi không bến bờ níu giữ. Ai rồi sẽ cứu chuộc các em ra khỏi lầm than, đau đớn khi đồng loại của các em ngày càng chai lì và vô cảm. “Phật ơi nhanh lên với, trước khi nhờ ngài cứu rỗi tâm hồn, có người đang cần được cứu rỗi cái bụng lép” [27, tr.88] là giới hạn cuối cùng của niềm tin khi con người rơi vào bất tín. Dưới ngòi bút mang nặng nỗi đau của thân phận, Nguyễn Ngọc Tư khiến độc giả cảm nhận một tâm hồn nhân hậu còn đang cố gắng chống chọi với sự chết mòn của nhân cách, để chìa bàn tay nhỏ bé của mình chia cho những thân phận bất hạnh ấy một chút hơi ấm tình người hiếm hoi giữa cuộc đời ô trọc.

Trẻ em là chủ nhân tương lai của cuộc sống. Chính các em sẽ là người kéo dài hành trình sống trong tương lai. Nhưng liệu rằng giữa sự xoay quần của cuộc sống, khi những thân phận này cần lắm sự cứu chuộc của con người

mà ai cũng hờ hững; thì các em có đủ bản lĩnh để đứng vững trước giống tố cuộc đời, ngẩng cao đầu mà sống thành người; hay sẽ tiếp tục trở thành những tha nhân bị đứt bóng. “Đặc sản Nam Bộ” với lòng nhân thiện ái của mình đã cố gắng cảnh tỉnh con người và đánh động toàn xã hội trước sự xuống cấp và tha hóa nghiêm trọng của nhân sinh.

Một phần của tài liệu ĐẶC SẮC TẢN VĂN GÁY NGƯỜI THÌ LẠNH CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)