Hoài niệm về con người cũ và vùng đất cũ

Một phần của tài liệu ĐẶC SẮC TẢN VĂN GÁY NGƯỜI THÌ LẠNH CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ (Trang 38 - 43)

5. Bố cục khóa luận

2.2.2. Hoài niệm về con người cũ và vùng đất cũ

Ấn tượng mạnh mẽ nhất khi đọc Gáy người thì lạnh của “đặc sản Nam

thúc lòng hoài niệm. Một vùng đất cũ, một con người thân thuộc giờ nằm gọn trong kí ức qua những ghi dấu khó phai. Không đơn giản chỉ dừng lại ở buâng

khuâng và nuối tiếc về Dư vị thời đứng ngó [27, tr.28], Nguyễn Ngọc Tư tiếp

tục mời bạn đọc dự chân vào hành trình của nỗi nhớ, tìm về với những bóng

hình quen thuộc và thân thương, về với “một giấc trưa nào đã cũ trên cái

võng giăng bên hè nhà ngoại” [27, tr.63], “một dòng sông lẻ, chảy hiền, dáng vẻ hiu quạnh” [27, tr.77], và về với “Cà Mau của những năm tám mươi” [27, tr.114].

Trong một bài phỏng vấn, Nguyễn Ngọc Tư từng tâm sự: “Có một chuyện mà em hối hận suốt đời. Hồi chăm sóc ông ngoại, em bận nấu cơm, cắt rau, bó rau rồi quẩn quanh với nhiều công việc khác mà em ít nói chuyện với ông ngoại. Nhà thì rộng, ông đi đứng khó khăn nên không thể lại đằng xóm chơi. Em nhiều khi quạu quọ, nhiều khi dọn cơm ra bỏ đó rồi đi chỗ khác. Nhiều khi ông ngoại hỏi chuyện này nọ, em nạt ngang. Khi ông ngoại mất, em nhận ra, kỷ niệm là thứ không thể chỉnh sửa” [10]. Đó cũng

chính là những nỗi niềm trong tản văn Ăn cơm một mình của tác giả bây giờ.

Trong miền kí ức còn tươi như mới hôm qua, hình ảnh một ông già lớn tuổi “lủi thủi ăn một mình, thức ăn nguội lạnh vì bạn dọn sẵn từ sớm để ra vườn cho khỏi vướng” [27, tr.99] lẫn trong “tiếng đũa khua bời rời sau vách” [27, tr.100] của mấy mươi năm về trước là bức chân dung gợi nhiều nỗi buồn và dằn vặc nhất mỗi khi tác giả nhớ đến. Cạnh những nhớ thương, xa xót là ngập ngụa hối tiếc và ân hận không cách gì bù khuyết. Người già thường mơ hạnh phúc giản dị qua những bữa cơm sum họp, nhưng vô tình cái thuở còn non dại bạn đã làm đánh rơi mất điều ông mong mỏi, để mãi về sau với những bữa

cơm “ngồi mình mình chỏng chơ bàn ghế, muỗng xước vào đáy dĩa mà nghe

như xước trong lòng những âm thanh rởn óc” [27, tr.102], “mếu máo nhai như trong miệng có nắm dăm bào” [27, tr102] trở thành một nỗi ám ảnh. Đi

qua mọi hỉ nộ ái ố của cuộc sống, có khi rơi tõm vào bế tắc và tuyệt vọng, con người mới nhận ra được sự thiêng liêng và vô giá của tình cảm gia đình.

Chảy tràn trong dòng sông của hoài niệm về những người máu mủ ruột rà đến những người đã từng dừng chân đôi lần bên cuộc đời mình, Nguyễn Ngọc Tư như đang thủ thỉ kể chuyện cho chính mình. Quen mà lạ, lạ mà quen là cách nhà văn làm cho nhân vật của mình chạm vào ngõ lòng độc giả trong

Mảnh vá cũ. Lạc chân vào “tiếng rao của người sửa bếp ga, mài dao kéo

[27, tr.63], “không thấy người đâu, chỉ nghe Ai vá xoong vá chảo không…

[27, tr.63], bỗng chốc nhớ quặn lòng những bóng người cũ giữa cái thời khó

khăn ngày ấy. Một ông già “hôm nào ngang qua cũng cho tôi cục kẹo chanh

hay kẹo dừa” [27, tr.63], “những người hành nghề lang bạt, những anh bán ve chai, cà rem cây, kẹo kéo, cốm ngào đường” [27, tr.64] hay “anh vá dép” [27,

tr.66] luôn “Ngồi thật lâu. Ngó thật sâu. Không nói gì. Chừng ngoại đằng

hắng người mới dợm bước đi” [27, tr.67]. Họ xuất hiện và mang theo những

câu chuyện ở bốn bể thiên hạ, “họ qua đã làm cho cuộc sống thôn quê trở nên

sống động” [27, tr.64], họ đi rồi cũng khiến cho lòng người ở lại nhiều khi thảng thốt, nhấp nhổm không yên đón đợi một tiếng rao. Nhớ người cũ làm

cho người ta nhớ cả cái nghề mưu sinh mang dấu ấn của thời “vá víu” khi “Đồ

nghề của người ta thì đinh vít, búa, khoan…, anh vá dép hơi khác thường ở cái lon giữ lửa xỏ quai xách trên tay, đi qua bao nhiêu hui hút mưa gió” [27,

tr.66]. Hai người phụ nữ ở quán quen mà “chừng mười năm rồi chưa ghé

[27, tr.109] giờ về ghé ngang cũng thay đổi ít nhiều, khiến lòng người xôn

xao lục lọi. “Cũng đẹp, hiền hậu, giỏi giắn, chỉ chữ duyên là hẹn nay hẹn mai,

rồi biệt mù” [27, tr.110] của ngày cũ giờ đổi lại bằng hình ảnh “Miệng bà móm vì mấy cái răng sâu bị rụng một cách mất trật tự, như hậu quả của một cuộc cướp bóc thô bạo” [27, tr.110]. Hay cái ông Cà Bi “nghèo quá xá, càng tới gần càng nhận ra chẳng những nghèo mà là nghèo thứ thiệt, nghèo tận

cho bàn thờ vợ bị ướt trong căn nhà ủ dột dưới “nóc nhà thưa thấy trời lồng

lộng” [27, tr.70]. Sống đẹp với cuộc đời như là cách để họ đứng vững giữa

cuộc đời đầy rẫy cái xấu và cái ác. Tất thảy họ đều mang một nét đẹp riêng, mỗi người khắc ghi vào cuộc sống của Nguyễn Ngọc Tư một dấu ấn đặc biệt, để lúc nào đó giữa bộn bề cuộc sống, nghĩ về họ như một cách tìm đến với bình yên và thanh thản để giũ sạch mọi ưu phiền của gánh mưu sinh. Giữa trăm nghìn mảnh ghép cuộc đời, trải qua sự lọc lừa, giả tạo của xã hội hiện đại, dò dẫm trong miền kí ức trở thành một như cầu giải mã ẩn ức. Khi cô độc là bạn đồng hành, cá nhân bị dày vò bởi nhiều nỗi lo lắng, bất an thì bi kịch chối từ hiện tại nảy sinh, con người lựa chọn náu mình vào quá khứ để như

một cuộc trốn chạy. Những con người trong tập tản văn Gáy người thì lạnh

mỗi lần nhắc nhớ là mỗi lần cảm giác niềm đau trở dạ, dày vò; bởi đằng sau họ là những bài học về lẽ sống ở đời, về cách ứng nhân xử thế hợp tình hợp lí luôn đi theo cảnh tỉnh Nguyễn Ngọc Tư trước mọi cám dỗ. Nỗi nhớ chính vì thế mà nhiều khi trở nên ý nghĩa và nhân văn hơn đối với một người cầm bút như chị.

Chia tay những bóng hình thân thương, bạn đọc lại rảo bước theo chân Nguyễn Ngọc Tư trở về miền quê cũ, nơi đã từng chôn chặt những ngây thơ,

vụng dại của tuổi nhỏ. Rạch Rập, cái tên ám gợi đầy nỗi nhớ, với “những

ruộng vườn xanh ngắt nghe trẻ con rủ nhau tắm sông tụi bây ơi” [27, tr.75], “đường đất dầm dãi suốt một mùa mưa, chừng gió chướng thổi về mới ráo tạnh bùn lầy” [27, tr.47] nằm nghiêng ngiêng trong quá khứ. Suốt mùa tuổi thơ nhiều vất vả, Rạch Rập trở thành người bạn thân thiết với Nguyễn Ngọc

Tư khi chị xa nhà về sống với ông ngoại. “Rạch Rập với tôi vừa thân thiết vừa

bí hiểm, vừa thương vừa giận” [27, tr.78] mỗi lần vượt “tám cây số đường sông giữa nhà và nhà ngoại” [27, tr.78]. Cũng tại nơi này, nỗi nhớ hóa buồn phiền với những vô tâm và ngây dại khi chưa hiểu hết những bài học đường đời. Dường như khảm dày trong tiềm thức của nhà văn là những kỉ niệm đèm

đẹp, buồn buồn, rầu rầu bởi “sông buồn đến có thể ngửi được, khi ngồi ngoài

bến” [27, tr.77] mà một buổi nào đó “Buổi má ra về, chắc thấy nắng úa dần

trên đám lá dừa nước trước nhà ngoại chưa đủ cho tôi mủi lòng, mấy con bìm bịp còn đem rải tiếng kêu rầu rĩ lên mặt sông đang đầy cho chiều dầu thêm

sầu” [27, tr.76]. Nhắc đến Rạch Rập, ngoài hình bóng người ông thân thương

còn là hình ảnh cuộc sống của chị thời niên thiếu gắn với những cánh đồng, con sông, với những bài học lịch sử máu xương của dân tộc mà bài ngoại từng kể. Con người đi đâu, ở đâu thì nơi đó trở thành máu thịt, gắn bó đến tận lúc rời xa vẫn còn vương vấn và da diết nhớ.

Cà Mau “chảnh chảnh, điệu điệu, dơ dơ” [27, tr.119] của xưa cũ cũng

mon men trở về trong Của nhớ và xa với bức chân dung rõ đến từng chi tiết:

Điện nội ô chập chờn, đi uống tóc ngày mất điện, phải xách cái đầu khai nồng hóa chất về nhà” [27, tr.114], “đường sá nội ô lổn nhổn ổ gà, mù bụi

[27, tr.114], “sân vận động cũ mèm, nhiều chỗ sơn phết tèm lem” [27, tr.114],

Cà Mau còn một món tôm khô làm quà nịnh… ông già vợ” [27, tr.118]. Đó là những hình ảnh thân thuộc và gần gũi nhất với rất nhiều người đã từng đến và đi khỏi nơi này. Chính con người với nếp sinh hoạt dân dã và phong cảnh cuộc sống lấm lem bụi bặm, nồng đượm mùi vất vả của chuỗi ngày mưu sinh đã giữ chân một tâm hồn chân chất thôn quê như Nguyễn Ngọc Tư ở lại với kí ức. Nỗi nhớ như đong đầy thêm lòng tác giả sự nuối tiếc và ngậm ngùi khi càng lao mình vào vòng xoáy của xã hội, Cà Mau của chị Tư ngày càng thay

đổi mọi bề dù vẫn còn giữ được một góc “quán đá đậu gầy nhom bao nhiêu

năm vẫn còn khép nép trên lối xuống bến đò” [27, tr.119] hay “tiếng chuông nhà thờ đổ lênh láng làm ngẩn ngơ thầy trò trong mấy trường học nằm gần

đó” [27, tr.120]. Làm sao có thể tránh được những thay đổi và biến động của

cuộc sống muôn màu, muôn vẻ. Làm sao có thể níu giữ được cái đẹp mộc mạc, thân thương của những miền quê yên bình trước cuộc đua khốc liệt của thời cơ chế thị trường. Nhận ra trong những dòng tản văn một nỗi buồn hanh

hao, gầy mòn lẩn quẩn bên cạnh nỗi nhớ “tiếc hùi hụi” của chị Tư luôn dày lên theo từng ngày sống. Để rồi chuỗi hoài niệm của nhà văn một lần nữa khắc sâu vào lòng bạn đọc ấn tượng đẹp về những gương mặt chưa từng gặp nhưng thân quen, về những miền đất chưa từng đến nhưng gần gũi như đã từng sống ở đó rất lâu. Dù có đi rất xa, dù có chia tay nhau biền biệt nhưng những kỉ niệm đẹp đó luôn tròn vạnh sâu trong tâm hồn Nguyễn Ngọc Tư.

Một phần của tài liệu ĐẶC SẮC TẢN VĂN GÁY NGƯỜI THÌ LẠNH CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)