Ngôn ngữ đời thường góc cạnh

Một phần của tài liệu ĐẶC SẮC TẢN VĂN GÁY NGƯỜI THÌ LẠNH CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ (Trang 61 - 63)

5. Bố cục khóa luận

3.2.2. Ngôn ngữ đời thường góc cạnh

Từ bước đầu đổi mới tư duy nghệ thuật là nhìn thẳng và nói thật, ngôn ngữ văn chương sau năm 1986 đã bắt đầu có sự chuyển biến tích cực và tiến gần đến với cuộc sống hơn. Trước nhu cầu phản ánh cuộc sống như những gì nó vốn có, ngôn ngữ đời thường với sự gia tăng của yếu tố khẩu ngữ đã trở thành một đặc trưng của văn học đương đại. Bắt đầu trút bỏ vẻ trang trọng và rào đón, các nhà văn đương đại đã thỏa sức vùng vẫy trong đại dương ngôn ngữ để lựa chọn cho mình một lối hành văn phù hợp. Sự chân thật và thô nhám của lớp ngôn ngữ đời thường đã lột bỏ được tính chất kiểu cách và hình thức của văn học giai đoạn trước. Không còn sự gồng mình, uốn nắn; tự nhiên, gần gũi và thậm chí có khi cộc lốc rất gần với đời sống hiện đại, nhiều tác đã thành công khi sử dụng nhuần nhuyễn lớp vỏ ngôn từ đầy sức ám gợi này như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Ngọc Tư.

Gãy gọn, nhẹ nhàng, dửng dưng nhưng không kém phần sắc sảo là những ấn tượng về ngôn ngữ để lại trong lòng bạn đọc khi tiếp xúc với mỗi tản văn của Nguyễn Ngọc Tư. Rất nhiều những vấn đề nhức nhối của đời sống được phản ánh thông qua lớp ngôn ngữ đời thường ấn tượng, gần như đã

lột tả đến tận cùng mọi ngõ ngách vấn đề. Qua tản văn Gáy người thì lạnh,

nhiên và duyên dáng, nhưng lại có khả năng đẩy bạn đọc đi sâu vào tầng không của những suy nghiệm và ám ảnh.

Từng con người, từng hành vi ứng xử với nhân thế; những mâu thuẫn và phức tạp của xã hội đương thời khi chủ nghĩa kỹ trị lên ngôi được đặt trong lối diễn đạt “không có dấu hiệu của sự lên gân, làm dáng” [10, tr.61] tạo nên cho tác phẩm một dáng vẻ rất riêng. Nói một cách giản dị nhưng lại như “xát

muối vào lòng người” kiểu như “Ứ hự cái thằng nghề nghiệp lêu bêu, chưa

vợ, chưa nhà cửa…”, [27, tr.12], “Tô Ánh Nguyêt bây giờ vừa gào thét vừa bứt hàng khuy áo quá sex, mệt gì đâu” [27, tr.16], “nước miếng rỉ ướt mèm

[27, tr.30], “lúc đó đã biết câu cha ăn mặn con khát nước nhưng mình chớ hề

nghĩ rồi mình sẽ có con, tưởng làm con nít hoài hoài chớ”, “một bữa nọ ăn như là ăn thôi (nhại ông Bảo, yêu như là yêu thôi), mới hay món này cũng ngon quá chớ” [27, tr.33]. Những “chăng”, “chớ”, “lâu quá” “à nghen” trong lời nói hằng ngày giờ được diễn đạt lại một cách nôm na, hóm hỉnh theo đúng phong cách “Nguyễn Ngọc Tư”.

Động đến nỗi buồn, người viết tản văn diễn đạt kiểu “một anh bán kem

vừa trờ tới đụt nắng chung với tôi dưới hàng bông tràm vàng, đã thở hắt lo

âu” [27, tr.43], “bầy mối trổ lên đánh úp từ đáy tủ đã tiêu hóa sạch thời con

gái của dì” [27, tr.67], hay “cái ông già nghèo xơ xác đó có gì mà lại thương hại cho tụi ta chớ…”, “cái lưng gây buồn ám ảnh tôi, nhất là những lúc nhìn lưng ấy ơi ấy à xa khuất” [27, tr.79], rồi “đem về cho bà cố nội chị ăn đi” [27,

tr.87], “đáng đời, ai biểu lãng mạn chi” [27, tr.107] tạo nên hiệu quả cảm xúc

và thẫm mĩ rất cao.Khai thác tối đa và sử dụng một cách nhuần nhuyễn ngôn

ngữ đời sống của người dân Nam Bộ đã mang lại cho phong cách tản văn của

Nguyễn Ngọc Tư từ Yêu người ngóng núi đến cả Gáy người thì lạnh một văn

phong “đèm đẹp”, mộc mạc nhưng có giá trị nhân văn sâu sắc khi kết hợp với yếu tố chính luận. Đằng sau cái đầy ắp của sự kiện là những triết lí được

chiêm nghiệm về lẽ đời mà ở đó “nhân vô thập toàn”, bất an và biến động luôn đeo đuổi con người trên từng cây số cuộc sống.

Người ta không thể hoàn toàn dửng dưng trước khẩn cầu của những số

phận bất hạnh “Phật ơi nhanh lên với, trước khi nhờ ngài cứu rỗi tâm hồn, có

người đang cần được cứu rỗi cái bụng lép” [27, tr.88], “Thử coi người ta bất lực, rụt rè, ngại khó bao nhiêu? Bao nhiêu người đã từng đi qua, chứng kiến những thân phận nhỏ bé khốn khổ. Dù ngoái lại, dù áy náy, dù thấy thương và bất an… nhưng chặc, ,ình phải đi rồi… Họ không làm gì mà kêu mấy ông nhà nước làm gì đi chớ…” [27, tr.136]. Ám gợi những suy tư, người đọc nhiều khi

gặp mình đâu đó trong Gáy người thì lạnh giữa những lần thơ ơ, mặc kệ. Mỗi

ý diễn đạt ra đều mang một thông điệp nhắn nhủ đến những tha nhân đang

còn “nát lòng” trước sự rời rạc và bế tắc của cuộc sống công nghiệp.

Đạo và đời dựa trên cái nền ngôn ngữ đời thường bện chặt vào nhau và bổ sung cho nhau một cách sâu sắc và góc cạnh, không ngừng thôi thúc bạn đọc tự vấn chính bản thân. Ngôn ngữ đời thường là sáng tạo, nhưng phải sáng tạo có dấu ấn cá nhân. Văn học còn mang trên mình chức năng tác động để

làm biến đổi cuộc sống theo hướng đi lên, vì thế nó không thể xa rời cuộc

sống, không thể không bám rễ vào ngôn ngữ đời thường. Chính nhờ sự thuần chất và “quê mùa” trong lối viết cũng như sử dụng ngôn ngữ, “người phụ nữ nuôi cô đơn để viết văn” đã chinh phục thành công bạn đọc mộ đạo văn chương về những đạo lí giản dị mà thâm thúy.

Một phần của tài liệu ĐẶC SẮC TẢN VĂN GÁY NGƯỜI THÌ LẠNH CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)