5. Bố cục khóa luận
2.2.1. Kí ức của một “thời đứng ngó”
Quá khứ luôn là một nỗi nhớ không bao giờ xóa nhòa, có khi đi theo hoài vọng, thậm chí ám ảnh mỗi người trong cả vô thức, tiềm thức và cả trong ý thức. Với Nguyễn Ngọc Tư, đã từng đi qua một thời thơ ấu cực nhọc và sớm vất vả vì mưu sinh, nhưng tất cả những niềm vui, nỗi buồn của một thời quá vãng đã trở thành một miền kí ức “bất khả xâm phạm” trong tâm hồn, khiến chủ thể nhớ đến đau đáu không nguôi.
Tồn tại giữa môi trường sống hỗn tạp và guồng quay chóng mặt của thời đại cơ chế thị trường, con người vô hình chung bị đẩy vào những khoảng
không của áp lực, mệt mỏi và mất thăng bằng. Không thể trốn chạy hiện thực, thiếu hy vọng vào tương lai, tâm thức của con người hiện đại lại lựa chọn quay về với quá khứ để tri nhận và xoa dịu những nhức nhối trong tâm hồn.
Đến với khu vườn kí ức trong tản văn Gáy người thì lạnh của Nguyễn Ngọc
Tư là bước chân vào cuộc hành trình bất tận của nỗi nhớ. Như một sự ám ánh
thú vị, khiến tâm hồn nhẹ nhõm và bình yên. Dư vị thời đứng ngó là chút tâm
sự của nhà văn về cái thời mình đã từng đi qua trong thường trực cảm giác
thòm thèm của thiếu thốn đến nỗi chỉ cần nhìn thấy thức ăn và “nuốt nước
miếng là sướng rồi” [27, tr.30]. Hình ảnh người đàn bà với dĩa gỏi đu đủ trên
tay của “hai lăm năm trước” [27, tr.30] là hình ảnh đẹp nhất bởi khi đó “đó là
món ăn ngon nhất trần đời” [27, tr.30] trong mắt lũ trẻ. Trải qua được cái dư vị “ngồi lên cái ghế cây nhỏ xí, bưng dĩa gỏi cũng nhỏ xí ngấu nghiến cọng đu đủ cuối cùng, ăn miếng da heo mỏng đến nỗi có thể làm đứt tay người ta, húp nước mắm (chủ yếu là pha nước muối) tới giọt cuối cùng… thấy mình sao mà sang” [27, tr.30], mới thấy được niềm vui có giá trị như thế nào và hạnh phúc giản dị ra sao. Ở vào giai đoạn mà cái nghèo len lỏi vào từng góc bếp, vào từng suy nghĩ của con người, thiếu thốn và chắp vá trăm bề thì người ta
phải “chống chọi lại cơn thèm ăn vô cùng vất vả” [27, tr.31]. Nỗi nhớ đau đáu
như len lỏi vào từng con chữ mà hoài niệm, bạn đọc bắt gặp hình ảnh của
mình ở đâu đó trong “Dư vị thời đứng ngó” [27, tr.29], “Mùa phơi sân trước”
[27, tr.46] hay “Mảnh vá cũ” [27, tr.63] với những giàn phơi đầy ắp oằn mình
vì “những món ngon chuẩn bị cho cuộc hội hè” [27, tr.48] trên sân thiên hạ “khi cám mốc, khi thì mớ bột gạo thừa trong lúc làm bánh, khi thì mớ cơm nguội hay mớ hay mớ lá dừa khô dùng để nhen lửa, mấy trái đậu bắp già làm giống cho mùa sau” [27, tr.48] hay những món đồ vá chằng vá đụp. Nhìn nơi đâu cũng thấy nét đẹp dung dị, gần gũi của quê hương với những phong vị quen thuộc. Người và cảnh như hòa quyện vào nhau tạo nên bức tranh thôn quê đậm đà bản sắc vùng miền. “Đặc sản Nam Bộ” dường như không thể
nguôi ngoai niềm nhớ thương sâu đậm dành cho cuộc sống và con người quê nhà.
Nếu ai đã từng trải qua tất thảy và là người của một thời khốn khó, hẳn bạn sẽ thương và xa xót cho cái cảm giác phân chia giai tầng của trẻ con chỉ vì “ghét người giàu là vì tụi bạn khá giả sống bên kia cầu Phán Tề được ăn no mặc đủ hơn mình” [27, tr.31] và “Hụt hơi. Chới với” [27, tr.50] khi “Chân rõ ràng không mỏi, nhưng tâm rã rời, cứ chạy theo đeo đuổi miết trên những giàn phơi” [27, tr.50]. Nguyễn Ngọc Tư dường như đã bày thêm một món ăn khác trên bàn tiệc cảm xúc để tri ân quá khứ. Đó là miền nhớ đèm đẹp đến
nao lòng. “Hai lăm năm trước” [27, tr.30], yêu - ghét một người chỉ vì giàu -
nghèo, đầy đủ - thiếu thốn, tâm hồn của những đứa trẻ chỉ khát khao và thèm
muốn chỉ một nỗi “ăn no - mặc đủ”. Những mùi vị của “nước mắm pha chanh
ớt của món gỏi đu đủ thường đeo đẳng bên mình, trên áo của đứa bạn nọ hoặc phảng phất trên tóc đứa kia” [27, tr.31], “những ổ bánh mì căng chật những viên xíu mại” [27, tr.31], “những cây bút chì đầy màu sắc, những cuốn tập trắng tinh”[27, tr.31], “bánh phồng vừa quết xong, củ kiệu mới trộn đường xong, mứt gừng mới ngào nửa lửa…” [27, tr.48] của quá khứ luôn nằm ở ngưỡng của khát thèm và xa xỉ với trẻ thơ. Vừa đọc vừa nghiền ngẫm, độc giả phát hiện mình cũng đang mắc kẹt giữa hiện tại và quá khứ; càng vũng vẫy giữa đời thực càng muốn trốn chạy đời thực và nương dựa vào kí ức.
Ở cuộc sống thì hiện tại, con người bị bủa vây bởi đủ thứ cảm giác chứ
không còn đơn thuần chỉ là ăn no mặc ấm. Ta của hiện tại “đã thưởng thức
nhiều món ngon khác” [27, tr.32] nhưng không thể tìm lại được cái dư vị của
năm cũ. “Những lúc cảm giác món gỏi hơi mặn và có chút đắng” [27, tr.33]
luôn gọi dậy trong tiềm thức sự nuối tiêc, bởi cuộc sống đã đổi thay và những gì gọi là “kỉ niệm” thì mãi chỉ là kỉ niệm. Hình ảnh về một món ăn giản dị và bình dân có thể tràn đầy ở cuộc sống hiện đại, nhưng khó có thể trả chúng ta trở về cái mùi vị mà phải vào đúng cái thời điểm đó của quá khứ, mới có thể
cảm nhận thật thấm thía và đậm đặc. Cũng qua luôn rồi cái cảm giác “nước miếng mình ứa ra, trên từng mét đường về nhà ngoại” [27, tr.49] khi nhìn
thấy “mật chuối tươm ướt rượt” [27, tr.49], “những con cá nằm nhuộm nắng
cho đỏ au da thịt” [27, tr.49], mà “thèm tô cơm nguội chan nước dừa ăn với khô lóc nướng thì bỗng nghĩ giờ phải có thịt kho Tàu để ăn với dưa kiệu nhà kia, rồi cái hũ mắm tép dầm nắng sát hàng rào làm mình nhớ nhung chuối chát, khế chua cùng với gừng xắt mịn thì mâm mứt tắc đỏ au” [27, tr.50], bởi những mệt nhoài ngoài xã hội mang về nhà đã giết chết dần dà dư vị ngày cũ. Nhà văn có vai trò đánh thức những tình cảm tốt đẹp của con người, đồng thời viết cho người cũng là viết cho chính mình, giải thoát những ẩn ức đang thôi thúc mãnh liệt trong tâm hồn, làm bệ phóng cho cảm hứng nghệ thuật được phơi trải thành công. Tản văn lại là tiểu loại ký văn học có ưu thế để nhà văn chạm vào ý đồ nghệ thuật này.
Cuộc sống của thời xa vợi kia dù triền miên trong cảnh thiếu thốn, nghèo túng, nhưng lại đem đến cho tâm hồn cảm giác thanh bình và nhẹ nhõm. Điều này càng đặc biệt đúng với những người dân Nam Bộ với tính cách phóng khoáng và ưa chuộng niềm vui đơn giản. Không xa hoa, cầu kì, những thức quà quê dân dã được làm ra từ chính tay những con người nơi đây đã trở thành phong vị kí ức không thể xóa nhòa trước sự bào mòn của thời
gian. “Ăn cho thời đứng ngó, thời thương khó” [27, tr.32] phải chăng sự ghi
ơn của Nguyễn Ngọc Tư dành cho quãng đời thơ ấu in đầy dấu của nhọc
nhằn. Dù có đôi khi “bà thím kia có chui tận góc chợ tối om, mặt mày có ăn
nhó, tay có gãi đầu” [27, tr.32] thì sự quyến rũ của những hương vị ngày xưa với chút ngòn ngọt, chút cay cay, chút mằn mặn đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hôm nay.