Một số phƣơng pháp DH, lí thuyết và kĩ thuật dạy học đƣợc sử dụng trong DH phát

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch dạy học phần lịch sử theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 5. (Trang 25 - 37)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.1.5.5. Một số phƣơng pháp DH, lí thuyết và kĩ thuật dạy học đƣợc sử dụng trong DH phát

trong DH phát triển năng lực

a. Dạy học tích hợp

Khái niệm tích hợp: Tích hợp nghĩa là sự hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp. Đó là sự hợp nhất hay nhất thể hóa các bộ phận khác nhau để đƣa tới một đối tƣợng mới nhƣ là một thể thống nhất dựa trên những nét bản chất của các thành phần đối tƣợng chứ không phải là phép cộng giản đơn những thuộc tính của các thành phần ấy.

Tích hợp có hai tính chất cơ bản đò là tính liên kết và tính toàn vẹn.

Khái niệm dạy học tích hợp: DH tích hợp là một quan điểm sƣ phạm, ở đó ngƣời học cần huy động mọi nguồn lực để giải quyết một tình huống phức hợp – có vấn đề nhằm phát triển các năng lực và phẩm chất cá nhân.

Lí do cho việc tổ chức dạy học tích hợp

1. Phát triển năng lực ngƣời học.

2. Tận dụng vốn kinh nghiệm của ngƣời học.

3. Thiết lập mối quan hệ giữa các kiến thức, kĩ năng và phƣơng pháp của môn học.

4. Tinh giản kiến thức, tránh sự lặp lại các nội dung ở các môn học.

Các mức độ tích hợp trong dạy học

Lồng ghép/ liên hệ: Đó là đƣa các yếu tố nội dung gắn liền với thực tiễn vào nội dung bài học.

Vận dụng kiến thức liên môn: Ở mức độ này, hoạt động học diễn ra xung quanh các chủ đề, ở đó ngƣời học cần vận dụng các kiến thức của nhiều môn học để giải quyết vấn đề đặt ra. Các chủ đề khi đó đƣợc gọi là các chủ đề hội tụ.

Hòa trộn: Đây là mức độ cao nhất của dạy học tích hợp. Ở mức độ này, tiến trình dạy học là tiến trình “không môn học”, nghĩa là nội dung kiến thức trong bài hcoj không thuộc về riêng môn học mà thuộc về nhiều môn học khác nhau, do đó, các nội dung thuộc chủ đề tích hợp sẽ không cần dạy ở các môn học riêng rẽ. Mức độ tích hợp này dẫn đến sự hợp nhất kiến thức của hai hay nhiều môn học.

26

Bƣớc 1: Xác định mục tiêu và sản phẩm đầu ra của HS sau khi kết thúc chủ đề

Mục tiêu của chủ đề có thể là các mục tiêu về kiến thức,kĩ năng, thái dộ, giá trị, các năng lực chung hoặc các năng lực chuyên biệt định hƣớng phát triển, hình thành cho HS khi kết thúc chủ đề.

Sản phẩm đầu ra là những kết quả (dự kiến) mà HS sẽ đạt đƣợc khi kết thúc chủ đề; kết quả này là sự cụ thể hóa mục tiêu học tập của chủ đề.

Bƣớc 2: Lựa chọn chủ đề/ tình huống thích hợp

Các chủ đề tích hợp có thể sẽ đƣợc đƣa ra hoặc gợi ý trong chƣơng trình. Tuy nhiên, các GV cũng có thể cùng nhau xác định các chủ đề tích hợp cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh địa phƣơng, tâm lí HS…

Năng lực định hƣớng phát triền cho HS trong chỉ đề cần lựa chọn những năng lực thích hợp tránh ôm đồm phát triển quá nhiều năng lực cùng một lúc sẽ không đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn.

Bƣớc 3: Xác định các yếu tố khác của quá trình dạy học, bao gồm

- Hình thức tổ chức dạy học. - Phƣơng pháp dạy học. - Kĩ thuật dạy học.

- Phƣơng tiện và thiết bị dạy học.

Bƣớc 4: Thiết kế các hoạt động dạy học theo cách tiếp cận năng lực

GV căn cứ vào thời gian dự kiến, mục tiêu dạy học, phƣơng pháp kĩ thuật dạy học, đặc điểm tâm sinh lí, yếu tố vùng miền… để thiết kế các hoạt động dạy phù hợp.

Bƣớc 5: Xây dựng công cụ đánh giá

Công cụ đánh giá sẽ bao gồm cả những câu hỏi, bài tập, hoạt động trong quá trình thực hiện chủ đề, tình huống và các câu hỏi, bài tập, phiếu quan sát, bảng đề mục đánh giá sau khi kết thúc tình huống chủ đề.

Công cụ đánh gái cho phép GV biết đƣợc mục tiêu dạy học đề ra có đạt đƣợc hay không.

27

Bƣớc 7: Đánh giá và điều chỉnh kết quả dạy học

Cụ thể hóa qui trình tổ chức dạy học tích hợp: 1. Xác định mục tiêu và đầu ra.

2. Lựa chọn chủ đề, tình huống.

3. Xác định các yếu tố khác của quá trình dạy học. 4. Thiết kế các hoạt động dạy học.

5. Xây dựng công cụ đánh giá. 6. Tổ chức dạy học.

7. Đánh giá và điều chỉnh kế hoạc dạy học

b. Một số lí thuyết dạy học Dạy học kiến tạo

 Chủ thể nhận thức đƣợc đƣa lên vị trí quantrongj hàng đầu. Thuyết kiến tạo cũng cho rằng học tập là quá trình mà ngƣời học tự xây dựng tri thức của bản thân thông qua những kiến thức, kinh nghiệm, năng lực vốn có.

 Việc tập trung vào chủ thể nhận thức cho thấy vai trò quan trọng của mỗi cá nhân HS trong quá trình học tập. Do đó, trƣớc khi tổ chức dạy học, GV cần phải đánh giá xem HS đã có kiến thức và kinh nghiệm gì liên quan tới nội dung học tập.

 Khi kết thúc quá trình dạy học, HS sẽ tự cấu trúc lại tri thức thoe những cách riêng biệt. Vì vậy, tri thức của mỗi ngƣời luôn mang màu sắc cá nhân, không giống ai.

 Khi tổ chức dạy học, GV cần chú ý tạo ra những hoạt động cho phép HS tƣơng tác với đối tƣợng học tập để HS tự tìm hiểu, khám phá về đối tƣợng và từ đó HS tự cấu trúc lại tri thức mới vào hệ thống tri thức đã có.

Dạy học tƣơng tác

 Dạy học tƣơng tác là quá trình dạy học trong đó diễn ra sự tƣơng tac không chỉ với ngƣời dạy (GV) và ngƣời học (HS) mà còn bao gồm sự tƣơng tác giữa HS với nhau và với các yếu tố khác trong hoạt động dạy học. Do đó, trong quá trình dạy học cần chú ý:

28 - Chú ý đến môi trƣờng học tập bao gồm tất cả những yếu tố có tác động vào các giác quan của con ngƣời (môi trƣờng bên ngoài) và những yếu tố liên quan đến tâm lí, cảm xúc của con ngƣời (yếu tố bên trong).

- Coi trọng kinh nghiệm ngƣời học

Dạy học trải nghiệm:

 Quan điểm cơ bản trong mô hình học tập trải nghiệm (dựa trên kinh nghiệm) là ngƣời học cần thiết phải chiêm nghiệm trên các kinh nghiệm của mình để từ đó khái quát hóa và công thức hóa các khái niệm để áp dụng cho các tình huống mới có thể xuất hiện trong thực tế. Việc áp dụng và kiểm nghiệm trong thực tế các khái niệm mới này lại trở thành đầu vào cho vòng học tập tiếp theo… cứ thế lặp lại cho tới khi nào việc học đạt đƣợc mục tiêu đề ra ban đầu.

Dạy học phân hóa:

 Dạy học phân hóa là “sắp xếp” những điều diễn ra trên lớp để mỗi HS có (nhiều) cơ hội lựa chọn cho mình chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng và thái độ thích hợp. Dạy học phân hóa cung cấp cho HS những con đƣờng khác nhau để lĩnh hội nội dung học, thông qua đó, HS đạt hiệu quả học tập cao hơn. Có 3 hình thức phân hóa trong dạy học:

1. Phân hóa nội dung (dạy cái gì?): GV có thể phân hóa nội dung học tập thông qua việc thiết kế một số nhiệm vụ theo các mức độ phù hợp với năng lực của từng nhóm HS.

2. Phân hóa mục tiêu (dạy để đạt mục tieu gì?): Tùy theo từng nhóm đối tƣợng HS mà nêu ra những mục tiêu khác nhau sao cho các mục tiêu đó vừa phù hợp với chuẩn, vừa tạo ra sự phân hóa.

3. Phân hóa giải pháp dạy học (dạy bằng cách nào?): Mục đích của việc phân hóa các giải pháp dạy học là nhằm tạo điều kiện cho từng nhóm đối tƣợng HS với trình độ, sở thích, năng lực khác nhau đều cảm thấy nhiệm vụ học tập là phù hợp với bản thân.

29 GV có thể thực hiện cả ba giải pháp cùng một lúc hoặc chỉ thực hiện một/ hai giải pháp trong ba giải pháp trên.

c. Một số phƣơng pháp dạy học:

Phƣơng pháp dạy học giải quyết vấn đề:

 Phƣơng pháp dạy học giải quyết vấn đề là phƣơng pháp dạy học dựa trên những quy luật của sự lĩnh hội tri thức và cách thức hoạt động sáng tạo, có những nét cơ bản của sự tìm tòi khoa học. Bản chất của phƣơng pháp là tạo nên những “tình huống có vấn đề” và điều khiển HS giải quyết những vấn đề học tập đó. Nhờ vậy, nó đảm bảo cho HS lĩnh hội vững chắc những cơ sở khoa học, phát triển năng lực tƣ duy sáng tạo và hình thành cơ sở thế giới quan khoa học.

 Các bƣớc tiến hành: 1. Đặt vấn đề

2. Đề xuất các giả thuyết để giải quyết vấn đề. 3. Lập kế hoach giải quyết vấn đề.

4. Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề. 5. Kết luận.

Bảng Các mức độ của phương pháp dạy học giải quyết vấn đề

Các mức độ Đặt vấn đề Nêu giả thuyết Lập kế hoạch Giải quyết vấn đề Kết luận 1 GV GV GV HS GV 2 GV GV HS HS HS+GV 3 GV+ HS HS HS HS HS+GV 4 HS HS HS HS HS+GV

30

Phƣơng pháp dạy học theo dự án:

 Phƣơng pháp dạy học theo dự án hay dạy học dự án (DHDA) là một phƣơng pháp dạy học trong đó ngƣời học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn, thực hành, có tạo ra các sản phẩm cụ thể. Nhiệm vụ của dự án học tập đƣợc ngƣời học thực hiện với tính tự lực cao trong một vài hay toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.

 Các bƣớc tiến hành:

1. Chọn nội dung học tập phù hợp để thiết kế dự án. 2. Xây dựng kế hoạch thực hiện

3. Thực hiện dự án.

4. Thu thập kết quả làm việc của HS.

5. Tiến hành đánh giá kết quả làm việc của HS; rút kinh nghiệm.

Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp:

 Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp là một phƣơng pháp dạy học đƣợc tổ chức theo những tình huống thực tiễn, trong đó ngƣời học đƣợc kiến tạo tri thức qua việc giải quyết vấn đề đƣợc đặt ra trong tình huống.

 Các bƣớc tiến hành:

1. Xây dựng trƣờng hợp vấn đề thực tế, gắn với kinh nghiệm của HS. Cấu trúc trƣờng hợp có 3 phần: mô tả trƣờng hợp; nhiệm vụ và yêu cầu về kết quả. 2. Vận dụng kiến thức kĩ năng để giải quyết tình huống theo nhóm hoặc cá

nhân.

3. Thảo luận cả lớp và đƣa ra kết luận.

31  Khảo sát, điều tra là một phƣơng pháp dạy học nhằm giúp HS tiến hành khảo sát, điều tra những sự vật và hiện tƣợng tự nhiên cũng nhƣ xã hội trong thực tế nhằm giúp HS hiểu rõ hơn về các nội dung kiến thức lí thuyết hoặc tạo mối quan hệ giữa các kiến thức lí thuyết với thực tiễn, phát triển năng lực tƣ duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp,...

 Các bƣớc tiến hành:

1. Xác định mục đích, yêu cầu, đối tƣợng, phạm vi khảo sát điều tra. 2. Xác định nội dung khảo sát, điều tra.

3. Xác định phƣơng pháp khảo sát, điều tra. 4. Xây dựng kế hoạch khảo sát, điều tra.

5. Tiến hành xử lí thông tin và trình bày kết quả khảo sát, điều tra.

Dạy học theo trạm:

 Dạy học theo trạm là phƣơng pháp dạy học mà nội dung dạy học đƣợc chia thành từng nhiệm vụ nhận thức độc lập của các nhóm/ HS khác nhau. HS có thể thực hiện nhiệm vụ theo cặp, theo nhóm hoặc hoạt động cá nhân theo một thứ tự linh hoạt…

 Các bƣớc tiến hành:

1. Xác định mục tiêu và nhiệm vụ học tập ở mỗi trạm. Có thể thực hiện phân hóa theo nội dung bằng cách xây dựng những nhiệm vụ tự chọn với mức độ khó dễ khác nhau.

2. Chuẩn bị các phuwomg tiện hỗ trợ cho mỗi trạm. Có thể tổ chức dạy học theo trạm với sự phân hóa về mức độ hƣớng dẫn cụ thể, chi tiết hay khái quát, định hƣớng chung thông qua hệ thống phiếu trợ giúp.

3. Phổ biến nhiệm vụ, quy tắc hoạt động học tập theo trạm.

4. HS tiến hành làm việc tại trạm theo những qui tắc đã đƣợc thống nhất. 5. Tiến hành đánh giá và tổng kết khi HS đã hoàn thành hết các nhiệm vụ.

32

Dạy học theo góc:

 Dạy học theo góc là một phƣơng pháp dạy học trong đó HS có thể chiếm lĩnh nội dung kiến thức theo những phong cách khác nhau. Mỗi góc sẽ đại diện cho một phong cách học tập của HS.

 Các bƣớc tiến hành:

1. Xác định mục đích và nhiệm vụ của góc học tập 2. Phân loại HS dựa vào phong cách học tập.

3. Thiết kế những hỗ trợ cho những góc học tập khác nhau trên cơ sở phân hóa về phong cách học tập  Học tập chủ động.  Học tập thụ động.  Học tập qua lắng nghe.  Học tập qua quan sát.  Học tập qua thực hành. 4. Tiến hành học tập theo góc. Dạy học hợp đồng:

 Dạy học hợp đồng là một phƣơng pháp dạy học, theo đó HS đƣợc giao một hợp đồng trọn gói bao gồm các nhiệm vụ/ bài tập bắt buộc hoặc tự chọn khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. HS chủ động và độc lập quyết định về thời gian cho mỗi nhiệm vụ/ bài tập và thứ tự thực hiện các nhiệm vụ/ bài tập đó theo khả năng của mình.

 Các bƣớc tiến hành: 1. Chuẩn bị.

33

Phƣơng pháp động não:

 Phƣơng pháp động não là một phƣơng pháp dạy học nhằm huy động những ý tƣởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề. Ngƣời học đƣợc cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tƣởng, nhằm tạo ra “cơn lốc” các ý tƣởng liên quan đến chủ đề.

 Các bƣớc tiến hành:

1. GV dẫn nhập vào ván đề cần lấy ý kiến.

2. Các thành viên đƣ ẩ những ý kiến của mình; trong khi thu thập ý kiến thì không đƣợc đánh giá và nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau.

3. Đánh giá các ý tƣởng và lựa chọn các ý tƣởng phù hợp, loại bỏ những ý tƣởng trùng nhau hoặc chƣa chính xác.

4. Đƣa ra kết luận chung.

WebQuest:

 WebQuest là một phƣơng pháp dạy học, trong đó HS tự thực hiện trong nhóm có một nhiệm vụ về một chủ đề phức hợp, gắn với tình huống thực tiễn. Những thông tin cơ bản về chủ đề đƣợc truy cập từ những trang liên kết (Internetlinks) do GV chọn lọc từ trƣớc. Việc học tập theo định hƣớng nghiên cứu và khám phá; kết quả học tập đƣợc HS trình bày và đánh giá theo WebQuest là một phƣơng pháp dạy học mới, đƣợc xây dựng trên cơ sở phƣơng tiện dạy học mới là công nghệ thông tin và mạng Internet. Dựa trên thuật ngữ và bản chất của khái niệm có thể gọi là WebQuest là phƣơng pháp “khám phá trên mạng”.  Các bƣớc tiến hành:

1. Chọn và giới thiệu chủ đề. 2. Tìm nguồn tài liệu học tập. 3. Xác định mục tiêu.

34 4. Xác định nhiệm vụ. Nhiệm vụ học tập cho các nhóm là thành phần trung tâm của WebQuest. Nhiệm vụ định hƣớng cho hoạt động của HS, cần tránh những nhiệm vụ theo kiểu ôn tập, tái hiện thuần túy.

5. Thực hiện.

d. Một số kĩ thuật dạy học tích cực Kĩ thuật khăn trải bàn

 Kĩ thuật “khăn trải bàn” là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập cho HS mang tính hợp tác, kết hợp giữa hình thức học tập cá nhân và hình thức học tập theo nhóm.

 Các bƣớc tiến hành:

1. Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng từ 4-6 HS. Giao nhiệm vụ/ chủ đề cần thảo luận, tìm hiểu cho từng nhóm.

2. Các nhóm tiến hành làm việc. Nếu HS đƣợc phát giấy A0 thì phải chia giấy A0 thành các phần, gồm phần chính giữa và các phần xung quanh. Phần

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch dạy học phần lịch sử theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 5. (Trang 25 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)