Một số lƣ uý khi thiết kế kế hoạch dạy học phần Lịch sử theo hƣớng phát triển năng

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch dạy học phần lịch sử theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 5. (Trang 127 - 147)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.3. Một số lƣ uý khi thiết kế kế hoạch dạy học phần Lịch sử theo hƣớng phát triển năng

phát triển năng lực cho học sinh lớp 5

Thứ nhất HS cần phải nắm rõ câu hỏi đặt ra hay vấn đề trọng tam của bài học: Để HS có thể thực sự hiểu và nhớ lâu đƣợc kiến thức, đòi hỏi HS cần phải hiểu đƣợc vấn đề trọng tâm của bài học. Và để đạt đƣợc điều này, trong quá trình hình thành kiến thức, HS phải là nguwoif tham gia hình thành câu hỏi và đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi đó. Điều này đồng nghĩa với việc, HS cần phải có thời gian khám phá chủ đề của bài học, thảo luận với các HS khác các vấn đề đặt ra và tiến hành nghiên cứu, suy nghĩ về phƣơng án thực hiện, đáp án chính xác của những vấn đề đó.

Vấn đề đặt ra hay câu hỏi tình huống đƣa ra để HS giải quyết và hình thành kiến thức phải phù hợp với đối tƣợng HS của từng lớp học, từ đó mới phát huy chính xác đƣợc khả năng của các em. Đồng thời những câu hỏi hay vấn đề này cần phải kích thích đƣợc nhu cầu tìm tòi, khám phá của các em, gây mâu thuẫn và không đồng nhất trong ý kiến để từ đó có sự tranh luận, ham muốn tìm ra cốt lõi của vấn đề.

Sự thành công trong dạy học của ngƣời GV chính là làm cho HS hiểu rõ đƣợc vấn đề đặt ra, vấn đề trọng tâm của bài học. Xuất phát từ việc tìm hiểu đƣợc cốt lõi của vấn đề, HS sẽ khắc sâu đƣợc kiến thức và có sự tự tƣ duy khi tìm hiểu những vấn đề liên quan

Thứ 2 là tự tiến hành các hoạt động thực hành là cốt lõi của việc tiếp thu kiến thức mới.

128 Trong mô hình dạy học hiện đại, HS là ngƣời tự khám phá – tìm tòi ra kiến thức và một trong những kĩ năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu này chĩnh là kĩ năng tự thực hiện và điều khiển các hoạt động thực hành. Xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu vấn đề, HS tự định hƣớng các hoạt động của mình phù hợp với hiện tƣợng, kiến thức mà mình đang nghiên cứu. Sở dĩ, hoạt động thực hành là yếu tố quan trọng của việc tiếp thu kiến thức là vì các thao tác thực hành trực tiếp là cơ sở phát hiện và hiểu sâu các kiến thức mới lạ. Cũng nhờ đó mà trong quá trình tự thực hành, HS sẽ tự hình thành kiến thức cốt lõi của bài học. Bên cạnh đó, với những HS giỏi, từ các vấn đè đƣợc đặt ra, các em sẽ hiểu đƣợc các vấn đề khác có liên quan.

Để HS có thể thực hiện đƣợc các hoạt động tự thực hành trong quá trình học tập, ngƣời GV phải có sự chuẩn bị kĩ càng trong các kế hoach dạy học. Đồng thời, có sự tìm tòi, sáng tạo, học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp khác để có những hoạt động đơn giản, không quá phức tạp, từ những vật liệu và dụng cụ dễ kiếm, dễ làm và gần gũi với học sinh.

Khi vấn đề đƣợc học sinh tự khám phá – tìm tòi, tự giải quyết thì các em sẽ ghi nhớ sâu sắc và lâu dài.

Thứ 3 hình thành ở HS kĩ năng quan sát có chủ đích

Hoạt động tự tìm tòi – nghiên cứu đòi hỏi HS phải có nhiều kĩ năng nhƣ: kĩ năng đặt câu hỏi, đề xuất các dự đoan, giả thiết, đƣa ra các phƣơng án thí nghiệm, phân tích dữ liệu, giải thích và bảo vệ kết quả của mình thông qua nói hoặc viết… Và để có thể thực hiện có hiệu quả các kĩ năng trên, HS phải biết xác định và quan sát sự vật, hiện tƣợng có chủ đích.

129 Nếu quan sát không có chủ đích trong quá trình thực hành, quan sát chung chung thì thông tin HS nhạn lại cũng sẽ chỉ ở mức chung chung, không mang tính cụ thể. Từ đó, câu trả lời của các em cho vấn đề đặt ra không rõ ràng và không mang tính thuyết phục. Tuy nhiên nếu quan sát có chủ đích, các em sẽ hiểu rõ và rút ra đƣợc các đạc trƣng của sự vật hiện tƣợng, từ đó có câu trả lời cụ thể cho vấn đè đặt ra. Bên cạnh đó, GV phải là ngƣời định hƣớng cho HS đâu là vấn đề cần quan sát, từ đó HS tƣ định hƣớng quan sát có chủ đích. Và để có thể đem lại hiệu quả tốt nhất cho hoạt động, GV cần phải xác định đúng thời điểm để tổ chức và hƣớng dẫn HS.

Thứ 4 Kết hợp đồ dùng tài liệu để hỗ trợ và kết thúc quá trình nghiên cứu

Giải quyết vấn đề bằng hoạt động tự thực hành sẽ giúp HS hiểu rõ đƣợc bản chất của vấn đề.

Tiểu kết chƣơng 3

Nói tóm lại muốn dạy học tốt môn Lịch sử nói chung và các môn ở Tiểu học nói riêng ngƣời giáo viên cần đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy - học. Xác định đƣợc vị trí, mục tiêu, chuẩn kiến thức và kỹ năng, nội dung cơ bản và trọng tâm của bài dạy. Dạy học đúng đặc trƣng bộ môn, đúng loại bài, phù hợp với tâm sinh lý của học sinh và thực tế của lớp học. Ngoài ra, giáo viên phải có kiến thức sâu rộng, điêu luyện về phƣơng pháp và sáng tạo khi vận dụng phƣơng pháp. Bởi vậy trong thời gian qua tôi tích cực nghiên cứu từng loại bài cụ thể, đƣa ra các phƣơng pháp dạy học phù hợp với từng loại bài nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo cho học sinh. Từ đó chất lƣợng dạy - học đƣợc nâng dần lên, tạo ra niềm say mê, hứng thú học tập môn Lịch sử của học sinh. Rèn luyện các kĩ năng nhận thức cho học sinh mô tả, tƣờng thuật, nhận xét, đánh giá, so sánh, tổng hợp, liên hệ... biết vận dụng thực tế cuộc sống.

130

CHƢƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 4.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả của việc vận dụng PP DH phát triển năng lực vào dạy học môn Lịch sử lớp 5 ở Tiểu học, về những năng lực cần thiết khi học môn Lịch sử, hứng thú của HS khi đƣợc học Lịch sử bằng PP DH theo định hƣớng phát triển năng lực. Qua đó, ngƣời viết có thể kiểm nghiệm đƣợc quá trình tiến hành cũng nhƣ mức độ hình thành và phát triển năng lực, khả năng tiếp nhận kiến thức mới của HS. Ngoài ra, thông qua quá trình thực nghiệm, tôi có thể rút ra những kinh nghiệm, những mặt khó khăn, thuận lợi để có thể chủ động khắc phục nhằm giúp ích hơn cho quá trình giảng dạy sau này.

4.2. Tiến hành thực nghiệm

4.2.1 Đối tƣợng thực nghiệm

- Học sinh lớp 5/9 và lớp 5/10, trƣờng Tiểu học Trần Cao Vân, thành Phố Đà Nẵng.

- Lớp thực nghiệm 5/9 có 35 HS do cô Đoàn THị Thanh Tuyền là GVCN. - Lớp đối chiếu 5/10 có 35 HS do cô Lê Thị Minh Mẫn là GVCN.

- Tiết dạy đƣợc thực hiện trong thời gian chúng tôi thực tập tại trƣờng Tiểu học Trần Cao Vân.

4.2.2 Bố trí thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành giảng dạy bài “Bài 6: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước”

thuộc chủ đề “Dạng bài có nội dung về nhân vật lịch sử” trong phân môn Lịch sử lớp 5.

Đối tƣợng thực nghiệm đƣợc chia thành 2 nhóm là lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

- Lớp thực nghiệm: Học bài này theo PP DH định hƣớng phát triển năng lực. - Lớp đối chứng: Dạy học bài này theo phƣơng pháp dạy học truyền thống.

131

4.2.3. Các bƣớc tiến hành thực nghiệm

- Thiết kế giáo án dạy học bài “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước” theo PP DH định hƣớng phát triển năng lực và giáo án dạy học theo PPDH truyền thống. - Tiến hành dạy học bài “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước” trên lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

- Xây dựng phiếu khảo sát (trắc nghiệm khách quan) liên quan đến nội dung bài học nhằm đánh giá kết quả học tập và năng lực của HS.

- Sử dụng thống kê toán học để xử lí số liệu.

- Dựa vào những số liệu điều tra và kết quả thực nghiệm tiến hành so sánh, phân tích, tổng hợp để rút ra kết luận và nhận định về vấn đề nghiên cứu.

4.3. Kết quả thực nghiệm

Tôi đã tiến hành thực nghiệm giảng dạy bài “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước” trong phần Lịch sử lớp 5.

Sau khi tiến hành khảo sát trên phiếu khảo sát, tôi đã thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 4.1 Kết quả khảo sát mức độ nắm kiến thức của HS.

Nhóm lớp Lớp Số HS Mức độ hoàn thành tốt (9 – 10 điểm) Mức độ hoàn thành (5 – 8 điểm) Mức độ chƣa hoàn thành (< 5 điểm) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) Thực nghiệm 5/9 35 28 80% 7 20% 0 0% Đối chứng 5/10 35 19 54.3% 16 45.7% 0 0%

Qua bảng thống kê trên có thể thấy đƣợc mức độ nắm kiến thức của HS lớp thực nghiệm cao hơn so với HS ở lớp đối chứng. Cụ thể nhƣ sau: về mức độ hoàn thành tốt có 80% HS ở lớp thực nghiệm đạt đƣợc, nhƣng ở lớp đối chứng chỉ có 54% HS đạt đƣợc mức độ này, chênh lệch 25,7% là con số không nhỏ. Về mức đô hoàn thành ở lớp thực nghiệm chiếm 20% số HS, nhƣng tỉ lệ này ở lớp đối chứng khá cao là 45,7%, chênh lệch 25,7%. Ở lớp thực nghiệm, tỉ lệ HS đạt mức hoàn thành tốt rất cao: 80%, mức độ hoàn thành chỉ có 20% nhƣng ở lớp đối chứng, tỉ lệ HS đạt mức hoàn thành tốt (54,3%) và tỉ lệ HS ở mức hoàn thành (45,7%) không có sự chênh lệch nhiều. Điều này chứng tỏ dạy học Lịch sử theo

132 hƣớng phát triển năng lực đã mang lại hiệu quả rất lớn trong dạy học: tăng số học sinh đạt mức hoàn thành tốt và giảm số HS ở mức độ hoàn thành.

Tôi tiến hành khảo nghiệm trên GV dạy học phân môn Lịch sử của trƣờng Tiểu học Trần Cao Vân, thành phố Đà Nẵng về tính khả thi của giải pháp nâng cao nhận thức cho GV về sự cần thiết phải phát triển năng lực HSTH thông qua xây dựng kế hoạch dạy học phần Lịch sử theo PPDH định hƣớng phát triển năng lực và tạo môi trƣờng dạy học môn Lịch sử thuận lợi nhằm phát triển năng lực cho HSTH. Kết quả khảo sát nhƣ sau:

Bảng 4.2 Tính khả thi của của giải pháp Xây dựng kế hoạch dạy học phần lịch sử theo hướng phát triển năng lực cho học sinh tiểu học khối lớp 5.

Giải pháp Mức độ Khả thi Không khả thi Phân vân SL TL SL TL SL TL

Nâng cao nhận thức cho giáo viên về sự cần thiết phải phát triển năng lực học sinh tiểu học trong dạy học môn Lịch sử.

15 100% 0 0% 0 0% Xây dựng kế hoạch dạy học phần lịch sử

theo hƣớng phát triển năng lực cho học sinh tiểu học khối lớp 5.

14 93% 0 0% 1 7%

Lịch sử là một trong những môn học đóng vai trò quan trọng trong bậc học tiểu học, tuy nhiên học sinh gặp rất nhiều khó khăn khi học môn học này. Dựa trên một phần lớn quan điểm này, tôi đã xây dựng một số giải pháp nâng cao nhận thức cho GV về sự cần thiết phải phát triển năng lực HSTH thông qua vận dụng PP DH định hƣớng phát triển năng lực trong môn Lịch sử và tạo môi trƣờng dạy học môn Lịch sử thuận lợi nhằm phát triển năng lực cho HSTH. Các giải pháp này đã nhận đƣợc phần lớn sự ủng hộ của các GV. Cụ thể là có 100% GV đồng ý với giải pháp: Nâng cao nhận thức cho giáo viên về sự cần thiết phải phát triển năng lực học sinh tiểu học trong dạy học môn Lịch sử. Đồng thời, giải pháp: Xây dựng kế hoạch dạy học phần lịch sử theo hƣớng phát triển năng lực cho học sinh tiểu học khối lớp 5 có 93% GV cho rằng giải pháp này có tính khả thi. Nhƣ vậy, qua bảng trên cho thấy đƣợc tính khả thi của các giải pháp mà để tài đƣa ra rất

133 cao, do đó, các giải pháp này cần áp dụng vào trong quá trình dạy học Lịch sử lớp 5 nói riêng, môn Lịch sử ở tiểu học nói chung càng sớm càng tốt để có thể nâng cao hiệu quả dạy và học môn học này.

Sau phần thực nghiệm kiểm tra tôi có khảo sát lại thái độ hứng thú học Lịch sử ở các em HS lớp thực nghiệm. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 4.2 Thái độ của HS sau khi học Lịch sử theo định hướng PTNL

Nội dung Mức độ Rất thích Thích Bình thƣờng Không thích SL TL % SL TL % SL TL % SL TL %

Sau bài học ngày hôm nay các em cảm thấy như thế nào khi học Lịch sử?

19 54% 10 29% 6 17% 0 0%

Sau khi áp dụng dạy học theo hƣớng phát triển năng lực vào thực nghiệm bài: Quyết chí ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc, thì hứng thú học tập môn Lịch sử của HS tang lên đáng kể. Cụ thể là có 54% HS rất thích môn lịch sử, 29% HS thích môn Lịch sử và 10% cảm thấy môn Lịch sử bình thƣờng. Nhƣ vậy, số lƣợng HS thích môn Lịch sử chiếm tỉ lệ cao nhất (54%) và không có HS nào không thích môn Lịch sử (0%). Đây là một kết quả đáng mong đợi khi dạy học môn Lịch sử, qua đó cho thấy hiệu quả vƣợt trội của các giải pháp mà đề tài đƣa ra theo hƣớng phát triển năng lực.

Để khảo sát lại việc ghi nhớ bài nhanh sau tiết học theo PPDH định hƣớng phát triển năng lực, tôi đặt ra câu hỏi: “Sau khi học tiết Lịch sử ngày hôm nay em cảm thấy khả năng ghi nhớ bài của mình như thế nào?” Kết quả đạt đƣợc:

134

Bảng 4.3 Khả năng ghi nhớ bài của HS khi học Lịch sử theo PPDH phát triển năng lực Nội dung Mức độ Nhớ ngay tại lớp Nhớ sau khi ôn lại bài học

Thời gian khác

SL TL% SL TL% SL TL%

Sau khi học tiết Lịch sử ngày hôm nay em cảm thấy khả năng ghi nhớ bài của mình như thế nào?

30 86% 5 14% 0 0%

Sau khi học xong bài học thực nghiệm, số HS có thể nhớ bài ngay tại lớp là 86%, số HS có thể nhớ bài sau khi ôn lại là 14%. Nhƣ vậy, đa số HS đều có thể ghi nhớ bài ngay tại lớp, điều này chứng tỏ các kiến thức lịch sử qua cách dạy của GV đã thực sự tác động đến hứng thú học tập của các em. Nhờ đó các kiến thức này sẽ bền vững hơn trong quá trình học tập.

Trong dạy học môn Lịch sử, điều khó khăn lớn nhất đối với các thầy cô giáo là làm thế nào để học sinh có thể ghi nhớ các kiến thức sau khi học mà không bị quên. Thông qua các giải pháp mà đề tài đƣa ra thì chứng tỏ rằng dạy học theo hƣớng phát triển năng lực đã giúp học sinh ghi nhớ bài tốt hơn, ghi nhớ tại lớp chiếm đa số. Vì vậy cần phải áp dụng các giải pháp này để tăng khả năng ghi nhớ của các em.

Tiểu kết chƣơng 4:

Ở chƣơng 4, tôi tiến hành thực nghiệm giảng dạy theo PP DH định hƣớng phát triển năng lực trong môn Lịch sử trên một số lớp học để tìm hiểu mức độ khả thi của giải pháp đã đƣa ra. Qua đó, chúng tôi nhận thấy việc vận dụng PP DH định hƣớng phát triển năng lực trong dạy học môn Lịch sử nhằm phát triển năng lực cho HS nhƣ trên có thể đạt hiệu quả và có tính khả thi.

135

PHẦN KẾT LUẬN

Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi nhận thấy rằng:

a) Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài, tôi đã tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận nhƣ: Khái niệm năng lực, một số vấn đề về phát triển năng lực, các năng lực cần hình thành và phát triển thông qua PPDH theo định hƣớng phát triển năng lực, một số vấn đề lí luận về PPDH phát triển năng lực, đặc điểm tâm sinh lí của HS giai đoạn cuối Tiểu học… Bên cạnh đó, tôi tiến hành

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch dạy học phần lịch sử theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 5. (Trang 127 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)