Tổng quan về chương trình phần Lịch sử môn Lịch sử - Địa lí lớp 5

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch dạy học phần lịch sử theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 5. (Trang 81 - 84)

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG BÀI DẠY MÔN LỊCH SỬ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC KHỐI LỚP 5

3.1. Tổng quan về chương trình phần Lịch sử môn Lịch sử - Địa lí lớp 5

3.1.1. Mục tiêu của việc dạy học môn Lịch sử ở lớp 5:

- Về kiến thức:

Học xong lịch sử lớp 5 HS có một số kiến thức cơ bản về: các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu, tương đối có hệ thống theo dòng thời gian lịch sử Việt Nam nửa thế kỉ XIX cho đến nay.

Đặc điểm môn Lịch sử lớp 5 là cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản thiết thực về sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu, sắp xếp theo thứ tự thời gian, đại diện cho các thời kỳ lịch sử, không chứa đựng huyền thoại, truyền thuyết hay phóng tác, hƣ cấu lịch sử. Về mức độ chỉ giớ hạn ở mức biết lịch sử, còn yêu cầu về hiểu lịch sử chỉ ở mức rất sơ đẳng, chủ yếu xem xét ý nghĩa của các sự kiện, các nhân vật lịch sử đối với xã hội.

- Về kỹ năng:

Bước đầu hình thành và rèn luyện cho HS các kỹ năng:

+ Quan sát các sự vật, hiện tƣợng; thu thập, tìm kiếm tƣ liệu lịch sử từ SGK và cac nguồn tài liệu khác.

+ Nêu thắc mắc đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp.

+Nhận biết các sự kiện, bằng thống kê.

+Trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết.

+Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tiễn.

82 - Về thái độ:

+ Góp phần bồi dƣỡng và phát triển ở HS những thái độ và thói quen:

+Ham học hỏi, tìm hiểu để biết về môi trường xung quanh các em.

+Yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước.

+Tôn trọng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử, văn hóa của quê hương, đất nước.

3.1.2. Cấu trúc, nội dung chương trình môn Lịch sử lớp 5:

Nội dung phần Lịch sử, môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 trình bày những sự kiện, nhân vật tiêu biểu, phản ánh những dấu ấn về sự phát triển của các giai đoạn lịch sử, những thành tựu trong sự nghiệp dựng nước (kinh tế, chính trị, văn hóa,…) và giữ nước (chống ngoại xâm) của dân tộc ta từ nửa sau thế kỉ XIX đến nay.

Đối với lớp 5, số tiết của mỗi tuần là 1 tiết lịch sử. Trong một năm, học sinh sẽ đƣợc học 35 tiết Lịch sử, trong đó có 26 bài dạy kiến thức mới, 03 bài dại ôn tập, 4 bài ôn tập và kiểm tra cuối học kì, 2 tiết dành cho giáo dục Lịch sử địa phương.

Cụ thể, HS tìm hiểu lịch sử dân tộc từ năm 1858 cho đến nay với các nội dung sau:

Thời kì (1858 - 1945): Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (11 bài gồm cả bài ôn tập)

Bài 1: “Bình Tây Đại nguyên soái” Trương Định

Bài 2: Nguyễn Trường Tộ mong muốn cách tân đất nước.

Bài 3: Cuộc phản công ở kinh thành Huế

Bài 4: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX Bài 5: Phan Bội Châu và phong trào Đông Du

83 Bài 6: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước

Bài 7: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời Bài 8: Xô viết Nghệ - Tĩnh

Bài 9: Cách mạng mùa thu

Bài 10: Bác Hồ đọc Tuyên Ngôn Độc lập

Bài 11: Ôn tập: Hơm tám mươi năm thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858 – 1945)

Thời kì (1945 – 1954): Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp

Bài 12: Vƣợt qua tình thế hiểm nghèo

Bài 13: “Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước”

Bài 14: Thu – đông 1947, Việt Bắc “mồ chôn giặc Pháp”

Bài 15: Chiến thắng Biên giới thu – đông 1950

Bài 16: Hậu phương những năm sau chiens dịch Biên giới Bài 17: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Bài 18: Ôn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc (1945- 1954)

Thời kì (1954- 1975): Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước

Bài 19: Nước nhà bị chia cắt Bài 20: Bến Tre đồng khởi

Bài 21: Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta Bài 22: Đường Trường Sơn

Bài 23: Sấm sét đêm giao thƣa

Bài 24: Chiến thắng “Điện Bien Phủ trên không”

Bài 25: Lễ kí Hiệp định Pa-ri Bài 26: Tiến vào Dinh Độc Lập

84 Thời kì 1975 đến nay: Xây dựng xã hội chủ nghĩa trong cả nước

Bài 27: Hoàn thành thống nhất đất nước

Bài 28: Xây dựng Nhà máy Thủy điện Hoà Bình

Bài 29: Ôn tập: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay.

3.1.3. Khái quát đặc điểm chương trình, sgk phần Lịch sử lớp 5:

Chương trình phần Lịch sử, môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 không trình bày một cách toàn diện các đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội, nhân vật lịch sử tiêu biểu.

Sự chọn lọc, cấu trúc với nội dung nhƣ vậy nhằm đảo bảo mục tiêu, phù hợp với thời lƣợng dành cho môn học cũng nhƣ trình độ nhận thức của học sinh.

Qua đó đảm bảo sự chính xác của các sự kiện lịch sử, cập nhật với sự phát triển của khoa học lịch sử.

3.2. Thiết kế kế hoạch dạy học phần Lịch sử theo hướng phát triển năng

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch dạy học phần lịch sử theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 5. (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)