Khái niệm tổng quát về thẻ điểm cân bằng

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV hải sản trường sa giai đoạn 2021 2025 và những năm tiếp theo (Trang 26 - 27)

CHƯƠNG 1 : XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2. Đánh giá hiệu quả kinh doanh bằng mô hình thẻ điểm cân bằng

2.2.1. Khái niệm tổng quát về thẻ điểm cân bằng

Năm 1990 tại học viện Nolan Norton một nhóm nghiên cứu do David P.Norton điều hành và các cộng sự cùng cố vấn Robert S.Kaplan thực hiên nghiên cứu đề tài “Đo lường hiệu suất hoạt động của tổ chức trong tương lai” với mục đích là thúc đẩy và đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của các đơn vị. Kết quả nghiên cứu được công bố tóm lược đăng trên tờ báo Harvard Business Review năm 1992 có tên “Thẻ điểm cân bằng - Những thước đo thúc đẩy hiệu quả hoạt động”.

Mỗi BSC bao gồm bốn phương diện là: Tài chính, khách hàng, kinh doanh nội bộ, học hỏi và phát triển. Mỗi phương diện gắn với nhiều mục tiêu với những thước đo hiệu suất, chúng vừa là công cụ để đánh giá truyền đạt kết quả vừa là công cụ để dẫn dắt, thu hút nỗ lực từ các cấp, để từ đó thực thi thành công các chiến lược.

Bốn phương diện chủ yếu diễn giải và trả lời cho các câu hỏi sau:

-Phương diện tài chính: Để thành công về mặt tài chính, cần thể hiện trước cổ đông như thế nào?

-Phương diện khách hàng: Để đạt được tầm nhìn, cần thể hiện trước khách hàng như thế nào?

thực hiện tốt kinh doanh nội bộ nào?

-Phương diện học hỏi và phát triển: Để đạt được tầm nhìn, cần duy trì khả năng thay đổi và cải tiến như thế nào?

Hình 2.1: Mô hình thẻ điểm cân bằng biến chiến lược thành hành động

(Nguồn: Kaplan and Norton, 2003)

Theo hình 2.1 trên cho thấy bốn phương diện của thẻ điểm cân bằng đều xuất phát từ sứ mệnh và chiến lược, bốn phương diện này có mối quan hệ tương tác thúc đẩy lẫn nhau theo quan hệ nhân quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV hải sản trường sa giai đoạn 2021 2025 và những năm tiếp theo (Trang 26 - 27)