Giải pháp về phương diện đào tạo và phát triển

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV hải sản trường sa giai đoạn 2021 2025 và những năm tiếp theo (Trang 84 - 88)

CHƯƠNG 1 : XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4.3.4.Giải pháp về phương diện đào tạo và phát triển

4.3. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty

4.3.4.Giải pháp về phương diện đào tạo và phát triển

Nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển dựa trên năng lực cốt lõi, Công ty TNHH MTV Hải sản Trường Sa cần xây dựng kế hoạch đào tạo, huấn luyện phù hợp nhằm nâng cao năng lực của nhân viên. Để khai thác tốt năng lực của nhân viên cần bố trí công việc phù hợp với năng lực, sở trường công tác của họ. Để nhân viên cống hiến hết mình cần xây dựng các quy định, chính sách trả lương, thưởng phù hợp với hiệu quả mà họ đóng góp.

Giải pháp nâng cao sự hài lòng của nhân viên

Về lao động

Không làm giảm (dư thừa) lao động, mà tập trung rà soát, đánh giá sắp xếp, bố trí lao động phù hợp, theo hướng “tinh gọn, hiệu quả, chuyên sâu, tập trung, thống nhất”. Rà soát, điều chuyển lao động gián tiếp khối cơ quan xuống các đơn vị trực tiếp sản xuất để giảm áp lực về tiền lương.

Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực làm nòng cốt cho sự phát triển của Công ty dựa trên trên 03 trụ cột kinh doanh chính: Sửa chữa tàu thuyền và công trình biển; dịch vụ thăm dò và khai thác dầu khí; Dịch vụ cảng và dịch vụ tổng hợp; có kế hoạch chiến lược đào tạo lâu dài, bền vững và chính sách đãi ngộ tốt thu hút lao động có tay nghề, trình độ.

Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành năng động có kỹ năng quản trị giỏi, công nhân lao động tay nghề cao đáp ứng yêu cầu phát triển của Công ty . Phấn đấu đến năm 2025, 100% cán bộ quản lý điều hành (cấp phòng, xí nghiệp) có trình độ từ đại học trở lên và biết ít nhất một ngoại ngữ, từ 70% - 80% đủ khả năng làm việc trong môi trường kinh doanh. 100% cán bộ quản lý điều hành (cấp ban, đội và tương đương) có trình độ từ Trung cấp, cao đẳng trở lên, có chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng công tác tốt, từ 40% - 50% đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế. Tiếp tục khuyến khích hỗ trợ người lao động tự học tập, tự nghiên cứu nâng cao trình độ, nhận thức; sử dụng nguồn lực lao động hợp lý tránh lãng phí.

Mạnh dạn tuyển dụng nhân lực chất lượng cao từ bên ngoài; có chế độ đãi ngộ xứng đáng với năng lực, thành tích công việc; thuyên chuyển điều động, bãi nhiệm những vị trí làm việc không hiệu quả.

Về huấn luyện, đào tạo nguồn nhân lực

Tiếp tục đổi mới công tác huấn luyện đào tạo chuyên nghiệp, thiết thực, chất lượng cao, hiệu quả. Xúc tiến một số biện pháp trong giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn 2030: Định hướng đúng phát triển nguồn nhân lực, xây dựng kế hoạch huấn luyện đào tạo ngắn hạn và dài hạn, bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của Công ty; thực hiện các phương án đào tạo chuyên sâu các ngành nghề chủ chốt trên cơ sở “3 trụ cột và 3 nền tảng” Sửa chữa tàu thuyền và công trình biển; Bảo vệ thăm dò và khai thác dầu khí; Dịch vụ cảng và dịch vụ tổng hợp.

a) Về lực lượng cán bộ, chuyên môn nghiệp vụ (lực lượng gián tiếp)

Đối với cán bộ quản lý: Xem xét phối hợp với các cơ sở đào tạo có uy tín trong nước để xây dựng kế hoạch/chương trình đào tạo nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ các chuyên ngành quản lý, ngoại ngữ,...đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Cho một số cán bộ nòng cốt tham gia học tập, phát triển các dịch vụ khai thác cảng theo các chương trình trong nước và nước ngoài. Chủ động liên hệ với các cơ quan Tổng Công ty đề xuất cán bộ sang tham quan, học tập ngắn ngày ở một số nước có dịch vụ khai thác cảng phát triển khi có kế hoạch.

Tập trung trang bị kiến thức, kỹ năng về ngoại ngữ tiếng Anh, tin học cho đội ngũ cán bộ, nhân viên kế cận để sẵn sàng khi có các quyết định điều động, bổ nhiệm và phục vụ định hướng phát triển lâu dài. Thường xuyên tạo cơ hội cho CB, NV tham gia các lớp tiếng Anh từ giao tiếp đến chuyên môn và kỹ năng viết, phù hợp với nhu cầu và trình độ, công việc. Tích cực phát động các phong trào học và sử dụng tiếng Anh.

b) Về lực lượng công nhân kỹ thuật (lực lượng trực tiếp sản xuất)

- Đẩy mạnh cả về chất lượng và số lượng đào tạo trong nước, tham gia các khóa học dịch vụ sửa chữa theo chương trình của Phòng Tổ chức - Lao động - Tiền lương và các chương trình do đơn vị tự khai thác. Chú trọng triển khai và tham gia các chương trình đào tạo chuyên sâu ngành sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị làm hàng tại cảng; sửa chữa các tàu quốc tế; sửa chữa các tàu chuyên dụng, tàu hàng, tàu biển có tính năng kỹ thuật phức tạp. Phấn đấu năm 2021, lực lượng công nhân này có thể đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn trong các hạng mục công việc của Tổng Công ty khu

vực phía Nam như: Sửa chữa tàu hàng (nội địa và quốc tế) sửa chữa thiết bị làm hàng tại cảng,…

Đào tạo/đào tạo lại cho lực lượng trực tiếp các chứng chỉ hành nghề bắt buộc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại 02 Xí nghiệp (XNSC, XNDV) như: Chứng chỉ môi trường, phòng cháy, an toàn,…Đồng thời, đào tạo kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cơ bản phục vụ cho các mục tiêu sản xuất kinh doanh phức tạp theo yêu cầu của sự hội nhập kinh tế toàn cầu.

Giải pháp về tiền lương:

Với mục tiêu cải cách tiền lương đảm bảo chi trả tương xứng với hiệu quả đóng góp của tập thể và cá nhân:

Tiếp tục triển khai thực hiện và hoàn thiện hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị và cá nhân (Theo Quy chế phân phối tiền lương Công ty) làm cơ sở để có chính sách động viên, khen thưởng đột xuất, thưởng định kỳ. Đặc biệt, có cơ chế chính sách (bằng vật chất) đối với những cán bộ, nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong tháng. Rà soát việc đề xuất các cán bộ, nhân viên được biểu dương trong tuần, tháng (phải thực sự tiêu biểu, không chạy theo tỷ lệ, nể nang,...).

Hoàn chỉnh hệ thống thang lương, bảng lương; bộ tiêu chuẩn chuẩn chức vụ ngành nghề của nhân viên làm căn cứ trả lương, xếp bậc lương, nhóm lương và ký kết hợp đồng lao động. Hướng tới xây dựng thống nhất tiêu chuẩn chức danh cán bộ trong toàn Công ty.

Xây dựng chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của các Xí nghiệp thành viên làm cơ sở giao khoán trên cơ sở đánh giá tốc độ tăng năng suất lao động theo doanh thu và năng suất lao động theo lợi nhuận.

Nghiên cứu điều chỉnh phương án khoán lương cho khối trực tiếp sản xuất, gắn tiền lương với công việc thực tế, hiệu quả kinh doanh đạt được, tạo động lực thúc đẩy tăng năng suất lao động, người làm việc có năng suất cao sẽ được trả lương cao.

Dần dần tách bạch giữa lương quyết toán ngân sách và lương khối SXKD, tạo cơ chế thúc đẩy hoạt động SXKD.

Giải pháp nâng cấp hệ thống thông tin

hợp.

Lập lộ trình để từng bước áp dụng vào Trung tâm dữ liệu của Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn.

Mục tiêu từ 2021-2025: Áp dụng doanh nghiệp giao dịch trên nền thương mại điện tử, nghiên cứu tích hợp các hệ thống quản lý cảng, kho hàng, logistics thành hệ thống tổng thể. Hải quan, hoạt động cảng vụ….điện tử.

Xây dựng hệ thống kiến trúc công nghệ thông tin trong toàn Công ty, tập trung vào các kiến trúc sau: kiến trúc nghiệp vụ, kiến trúc ứng dụng, kiến trúc dữ liệu, kiến trúc tích hợp, kiến trúc hạ tầng, kiến trúc an toàn thông tin.

Giải pháp về văn hóa và sự gắn kết trong công ty

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, ban hành những quy chuẩn về văn hóa và được cụ thể hóa bằng những hành động nhằm nâng cao hình ảnh thương hiệu Công ty TNHH MTV Hải sản Trường Sa.

Thuê tổ chức bên ngoài có năng lực, uy tín trên thị trường thực hiện đào tạo lớp truyền thông nội bộ cho toàn thể cán bộ nhân viên để họ được tiếp cận nhiều kiến thức đa chiều, đồng thời tiếp tục duy trì các hình thức truyền thông nội bộ đến cán bộ nhân viên về sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu, chiến lược phát triển bền vững để

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV hải sản trường sa giai đoạn 2021 2025 và những năm tiếp theo (Trang 84 - 88)