Kết nối các thước đo trong thẻ điểm cân bằng với chiến lược

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV hải sản trường sa giai đoạn 2021 2025 và những năm tiếp theo (Trang 65 - 72)

CHƯƠNG 1 : XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.5.Kết nối các thước đo trong thẻ điểm cân bằng với chiến lược

Sau khi phân tích các phương diện của BSC, ta có thể kết hợp các khía cạnh của BSC với chiến lược của Công ty TNHH MTV Hải sản Trường Sa theo hình 3.3 dưới đây:

Doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn Tài chính

Khách hàng

Quy trình kinh doanh

nội bộ

Thu hút khách hàng mới Sự hài lòng của khách hàng

Phát triển sản phẩm mới

Nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ

Kiểm soát môi trường và an toàn lao động

Hình 3.3: Mối liên hệ giữa các yếu tố thẻ điểm cân bằng Công ty TNHH MTV Hải sản Trường Sa

Nguồn: Tác giả đề xuất

Hướng tới thực hiện được tầm nhìn trong tương lai, thực hiện mục tiêu dài hạn. Để tăng được doanh thu, lợi nhuận, tăng hiệu quả sử dụng vốn, Công ty TNHH MTV Hải sản Trường Sa phải đạt được 2 mục tiêu trong khía cạnh khách hàng, đó là và thu hút khách hàng mới và gia tăng sự hài lòng của khách hàng. Để đạt được mục tiêu khách hàng, Công ty TNHH MTV Hải sản Trường Sa phải nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, gia tăng sản phẩm mới là quỹ đất sạch, nhà xưởng xây mới, kiểm soát tốt môi trường và an toàn lao động đó là 3 mục tiêu trong khía cạnh kinh doanh nội bộ cần phải thực hiện. Muốn thực hiện các mục tiêu của khía cạnh tài chính, khách hàng, kinh doanh nội bộ, đòi hỏi đầu tiên phải đạt mục tiêu nâng cao sự hài lòng và năng lực nhân viên cũng như cải tiến, nâng cấp hệ thống thông tin trong khía cạnh đào tạo và phát triển.

Dựa vào hình 3.3 ta có thể tổng hợp những mục tiêu, kết quả mà Công ty TNHH MTV Hải sản Trường Sa đã đạt được trong năm 2020 thông qua bảng sau:

Bảng 3.19: Kết quả thẻ điểm cân bằng của Trường Sa năm 2020

Mục tiêu Thước đo vị tính Đơn

Chỉ tiêu năm 2020 Kết quả đánh giá KH T/Hiện Chênh lệch thực hiện so với KH Phương diện tài chính

Tăng doanh thu Doanh thu Đồng 277.100.000.000 334.634.146.792 57.534.146.792 Đạt Tăng lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế Đồng 16.301.600.000 19.397.089.506 3.095.489.506 Đạt Tăng hiệu quả sử

dụng vốn

ROE % 5,37 6,38 1,02 Đạt

ROA % 2,87 3,41 0,54 Đạt

Phương diện khách hàng

Thu hút khách

hàng mới Doanh thu khách hàng mới Đồng 2.000.000.000 25.650.000.000 23.650.000.000 Đạt Nâng cao sự hài

lòng của khách hàng

Mức độ hài lòng của khách hàng Mức độ >4 >4 Đạt

Tỷ lệ phàn nàn khiếu nại được

giải quyết % 100 100 Đạt

Phương diện Quy trình kinh doanh nội bộ

Mục tiêu Thước đo vị tính Đơn Chỉ tiêu năm 2020 Kết quả đánh giá KH T/Hiện Chênh lệch thực hiện so với KH sản phẩm mới Nâng cao chất lượng dịch vụ

Số lượng sáng kiến cải tiến áp

dụng Cái 18 10 (8) Chưa đạt

Tỷ lệ xử lý công văn đúng hạn % 97 97,51 0,51 Đạt

Kiểm soát môi trường và an toàn lao động

Sự cố môi trường xảy ra Sự cố 0 0 0 Đạt

Sự cố an toàn lao động xảy ra Sự cố 0 0 0 Đạt

Phương diện Đào tạo và phát triển

Nâng cao sự hài lòng của nhân viên

Mức độ hài lòng của nhân viên Mức độ >4 >4 Đạt

Nâng cao năng lực nhân viên

Số giờ đào tạo nội bộ giờ 50 42 (8) Chưa đạt

Tỷ lệ đại học, trên đại học % 25,00 29,81 4,81 Đạt

Nâng cấp hệ thống thông tin

Tỷ lệ nhân viên văn phòng, tổ trưởng sản xuất được trang bị máy tính, email, văn phòng điện tử

Theo kết quả tổng hợp thực hiện các chỉ tiêu tại bảng 3.19, tác giả nhận xét về hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV Hải sản Trường Sa trong năm 2020 như sau:

Phương diện tài chính: Đa số các mục tiêu ngắn hạn về phương diện tài chính của Công ty TNHH MTV Hải sản Trường Sa đều đạt được kế hoạch đề ra, duy chỉ có mục tiêu về doanh thu năm 2020 là không đạt. Công ty đạt mục tiêu tăng trưởng. Do đó, Công ty TNHH MTV Hải sản Trường Sa cần duy trì và nỗ lực trong tương lai để thực hiện được tầm nhìn và chiến lược phát triển bền vững.

Phương diện khách hàng: Đây là một trong những phương diện quan trọng trong việc thúc đẩy phương diện tài chính, Công ty TNHH MTV Hải sản Trường Sa luôn cố gắng giải quyết các phản ánh, khiếu nại của khách hàng một cách nhanh chóng và cố gắng nỗ lực nâng cao sự hài lòng của khách hàng, do đó hai mục tiêu này đạt. Riêng mục tiêu tăng doanh thu mới đạt được kế hoạch đề ra nên cần duy trì và phát huy về sản phẩm/dịch vụ mới.

Phương diện quy trình kinh doanh nội bộ: Công ty TNHH MTV Hải sản Trường Sa đã xây dựng được các quy trình, qui định, hướng dẫn để triển khai và kiểm soát tốt các quá trình hoạt động và thực hiện tốt mục tiêu, luôn nỗ lực cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, thực hiện kiểm soát tốt môi trường và an toàn lao động. Tuy nhiên số lượng sáng kiến kinh nghiệp chưa đạt kế hoạch cần phát huy nhiều hơn.

Phương diện đào tạo và phát triển: Các mục tiêu đều hoàn thành tốt, tuy nhiên Công ty TNHH MTV Hải sản Trường Sa chưa thực sự khai thác hết năng nhân lực của nhân viên, chưa có kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy, cần xây dựng kế hoạch đào tạo kỹ năng, đào tạo phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng làm việc của nhân viên, hướng tới hoàn thành mục tiêu và chiến lược đã đề ra.

Ngoài bốn phương diện của BSC có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV Hải sản Trường Sa, còn có những yếu tố cũng ảnh hưởng đến như: Chính sách pháp luật về khai thác, nuội trồng và sửa chữa, dịch vụ dầu khí và còn nhiều bất cập, các quy định chồng chéo lẫn nhau làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Kết luận: Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV Hải sản Trường Sa theo phương pháp thẻ điểm cân bằng gắn với mục tiêu, chiến lược cho thấy hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV Hải sản Trường Sa hiện nay đang ở mức độ chấp nhận được. Tuy rằng, về phương diện tài chính Công ty TNHH MTV Hải sản Trường Sa Bình đã đạt được so với mục tiêu mong đợi do ảnh hưởng của các yếu tố đã được trình bày tại mục 3.3.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3, tác giả đã phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV Hải sản Trường Sa về các phương diện tài chính, khách hàng, quy trình kinh doanh bộ và đào tạo phát triển. Từ đó, tác giả đã rút ra được những điểm cơ bản về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Hải sản Trường Sa và tiến hành xây dựng, lựa chọn giải pháp phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty TNHH MTV Hải sản Trường Sa ở chương 4.

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CHO CÔNG TY TNHH MTV HẢI

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV hải sản trường sa giai đoạn 2021 2025 và những năm tiếp theo (Trang 65 - 72)