Tình hình thực hiện

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV hải sản trường sa giai đoạn 2021 2025 và những năm tiếp theo (Trang 59 - 65)

CHƯƠNG 1 : XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.4.2.Tình hình thực hiện

3.4. Phương diện đào tạo và phát triển

3.4.2.Tình hình thực hiện

Nâng cao sự hài lòng của nhân viên

Hàng năm Công ty TNHH MTV Hải sản Trường Sa thực hiện việc đo lường, đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nguồn nhân lực thông qua phiếu khảo sát tham vấn người lao động về bố trí công việc, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, môi trường làm việc, điều kiện an toàn tại nơi làm việc, chế độ phúc lợi và các chính sách khác đối với người lao động.

Bảng câu hỏi được Công ty xây dựng trên các yếu tố cấu thành sự hài lòng của người lao động và sử dụng thang Likert 5 điểm từ mức độ “rất không đồng ý” đến “rất đồng ý” trong bảng câu hỏi (Phụ lục 3). Dựa vào các phiếu trả lời từ cán bộ nhân viên do Công ty thực hiện khảo sát năm 2021. Tác giả đã thống kê, tổng hợp

và đối chiếu với kết quả khảo sát do Công ty tổng hợp để đánh giá mức độ hài lòng của cán bộ nhân viên đối với Công ty tại bảng 3.16

Bảng 3.16: Kết quả khảo sát sự hài lòng của nhân viên năm 2021

STT Nội dung khảo sát Số lượng khảo

sát Trung bình

1 Bố trí sử dụng lao động 150 4,12

2 Điều kiện làm việc 150 4,09

3 Động viên, khích lệ 150 4,15

4 Bầu không khí trong tập thể 150 4,28

5 Phúc lợi 150 4,22

6 Cơ hội đào tạo và thăng tiến 150 4,08

Nguồn: Phòng nhân sự

Kết quả khảo sát tại bảng 3.16 cho thấy người lao động khá hài lòng về các yếu tố được khảo sát, chỉ còn yếu tố về cơ hội đào tạo và thăng tiến được đánh giá ở mức độ 4,08/5 cho thấy còn có nhiều nhân viên cảm thấy chưa có cơ hội thăng tiến và chưa được đào tạo phát triển trong tương lai.

Để chuẩn bị sẵn nguồn cán bộ thay thế cho các vị trí luân chuyển công tác, nghỉ việc hay về hưu. Công ty TNHH MTV Hải sản Trường Sa thực hiện quy hoạch nhân sự kế nhiệm cho các chức danh theo giai đoạn 5 năm và hàng năm được điều chỉnh lại cho phù hợp.

Nguồn cán bộ được quy hoạch từ các nhân viên có tâm huyết, có trình độ và năng lực. Cán bộ, nhân viên trong diện quy hoạch thấy được cơ hội để luôn nỗ lực phấn đấu, phát huy năng lực bản thân.

Hình 3.2: Tỷ lệ đại học và trên đại học năm 2018-2020

Nguồn: Phòng nhân sự

Tỷ lệ đại học và trên đại học đạt được mục tiêu đề ra, cơ cấu nhân sự tại Công ty TNHH MTV Hải sản Trường Sa chiếm phần lớn là Cao đẳng, Trung cấp và công nhân kỹ thuật với 70,19% trong năm 2020, số Đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ 29,81% được thể hiện ở bảng 3.17 dưới đây.

Bảng 3.17: Cơ cấu lao động năm 2021

Cơ cấu lao động Số người Tỷ lệ

(%)

Phân theo trình độ lao động 540

Đại học và trên đại học 161 29,81

Cao đẳng, Trung cấp và công nhân kỹ thuật 379 70,19

Lao động phổ thông 0 0,00

Phân loại theo giới tính 540

Nam 510 94,44

Nữ 30 5,56

Nguồn: Phòng nhân sự

Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, Công ty TNHH MTV Hải sản Trường Sa luôn khuyến khích người lao động ý thức tự học tập nâng cao trình độ,

20% 23% 25% 21% 24% 30% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 2018 2019 2020 Mục tiêu Thực tế

kiến thức cho bản thân nhằm đáp ứng tốt cho công việc. Luôn tạo điều kiện cũng như khen thưởng cán bộ nhân viên có thành tích học tập suất sắc.

Người lao động đều tự ý thức tự học tập nâng cao trình độ, nhiều nhân viên thực hiện công việc trực sản xuất như nhân viên vận hành hệ thống điện, hệ thống nước có trình độ trung cấp kỹ thuật đã tự hoàn thiện trình độ đại học. Nhiều cán bộ, nhân viên văn phòng, nhân viên giám sát, nhân viên dự án… đã tốt nghiệp đại học vẫn tham gia các khóa học với trình độ cao hơn.

Số giờ đào tạo

Đào tạo và phát triển mang ý nghĩa quan trọng và là gốc rễ trong việc tạo ra giá trị cho Công ty trong dài hạn. Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ nhân viên, cung cấp nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của Công ty TNHH MTV Hải sản Trường Sa. Công tác đào tạo bồi dưỡng luôn được Công ty chú trọng, việc tổ chức đào tạo được tổ chức theo nhiều hình thức.

Các lớp đào nội bộ được tổ chức theo hình thức cử cán bộ có trình độ, nghiệp vụ chuyên môn soạn thảo tài liệu và thực hiện đào tạo hướng dẫn thực hiện công việc theo quy trình, thuê tổ chức bên ngoài đào tạo các lớp đánh giá viên nội bộ, cử nhân viên tham gia khóa đào tạo về giao tiếp, nghiệp vụ đấu thầu, giám sát thi công, an toàn điện, an toàn leo cao, an toàn phòng cháy chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm.... Khi tự tổ chức đào nội bộ hay thuê tổ chức bên ngoài đào tạo thì sau mỗi khóa đào tạo đều có bài kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo và bản đánh giá khóa học nhằm đánh giá chất lượng của mỗi khóa học.

Bảng 3.18: Bảng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đào tạo từ năm 2018-2020

CHỈ TIÊU ĐVT Năm Năm Năm

2018 2019 2020

Số lượt lao động được đào

tạo Lượt 420 460 490

Số lao động thực tế Người 75 100 100

Chi phí đào tạo Đồng

300.000.000

350.000.000

320.000.000 Chi phí đào tạo bình

quân/người Đồng 4.000.000 3.500.000 3.200.000

CHỈ TIÊU ĐVT Năm Năm Năm

2018 2019 2020

Tỷ lệ lao động được áp

dụng sau đào tạo % 79 81 85

Tỷ lệ lao động đào tạo/ số

lao động % 80 80 80

Số giờ đào tạo nội bộ Giờ 32 36 42

Nguồn: Phòng nhân sự

Dựa vào số liệu bảng 3.15 và bảng 3.18 thấy rằng Công ty TNHH MTV Hải sản Trường Sa đã quan tâm đến công tác đào tạo để nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên. Tuy nhiên, còn nhiều khía cạnh Công ty TNHH MTV Hải sản Trường Sa cần quan tâm và đưa vào mục tiêu về tỷ lệ lao động áp dụng hiệu quả công việc sau đào tạo, theo đánh giá hiện nay hiệu suất làm việc của nhân viên Công ty chưa thật sự nâng cao sau khi được đào tạo, cũng như chưa có sự kết hợp nhu cầu đào tạo với mục tiêu chiến lược dài hạn của Công ty TNHH MTV Hải sản Trường Sa. Qua tìm hiểu, nguyên nhân là do một số lớp đào tạo nội bộ còn mang tính hình thức, mệnh lệnh, chưa có chiều sâu, do người chuẩn bị bài giảng sơ sài truyền đạt không thu hút, do tâm lý của nhân viên chủ quan và thờ ơ khi tham gia. Do vậy, công ty cần phải xây dựng chương trình đào tạo phù hợp, bài giảng phải có chiều sâu và đưa ra phương pháp triển khai cho nhân viên hiệu quả nhất nhằm phát huy tối đa khả năng của nhân viên.

Nâng cấp hệ thống thông tin

Để nâng cao năng lực quản trị theo chiến lược. Trong quá trình hoạt động, bên cạnh phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, Công ty TNHH MTV Hải sản Trường Sa đã đầu tư hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo cho các quá trình truyền đạt, trao đổi thông tin giữa các cấp, các phòng ban, bộ phận kịp thời, nhanh chóng và thông suốt. Việc quản lý, trao đổi, chia sẻ thông tin được thực hiện qua hệ thống mạng nội bộ, văn phòng điện tử, điện thoại, email, thư mục dung chung… đồng thời thiết lập hệ thống lưu trữ và bảo mật thông tin.

Công ty TNHH MTV Hải sản Trường Sa bố trí nhân sự có chuyên môn về công nghệ thông tin để quản lý hệ thống mạng, đảm bảo hệ thống mạng luôn vận hành thông suốt.

Công ty TNHH MTV Hải sản Trường Sa đã trang bị đầy đủ máy tính, email, văn phòng điện tử, thiết lập thư mục dùng chung cho 100% cán bộ nhân viên văn phòng, tổ trưởng tổ sản xuất/vận hành để thực hiện công việc chuyên môn và trao đổi thông tin. Trang bị đầy đủ trang thiết bị, phương tiện làm việc, công cụ hỗ trợ cho 100% nhân viên trực tiếp sản xuất/vận hành.

Bên cạnh trang bị hệ thống trao đổi thông tin, Công ty TNHH MTV Hải sản Trường Sa đã trang bị các phần mềm chuyên ngành về lập dự toán xây dựng, phần mềm kế toán, phần mềm nhân sự để phục vụ công việc chuyên môn của các bộ phận, giúp cho quá trình xử lý công việc chính xác, nhanh chóng và hiệu quả.

Văn hóa và sự gắn kết trong công ty

Công ty TNHH MTV Hải sản Trường Sa luôn giữ hình ảnh thương hiệu Sonadezi nói chung và xây dựng hình ảnh thương hiệu TNHH MTV Hải sản Trường Sa nói riêng để hướng các hoạt động đến những giá trị thực hiện mục tiêu Phát triển bền vững.

Công ty TNHH MTV Hải sản Trường Sa chưa lượng hóa mục tiêu cụ thể về văn hóa doanh nghiệp cũng như các mục tiêu tạo sự gắn kết trong công ty, nhưng trong quá trình hoạt động Công ty TNHH MTV Hải sản Trường Sa đã thực hiện truyền thông về mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược phát triển của Công ty đến toàn thể cán bộ nhân viên để họ nhận biết được trách nhiệm của mình trong việc đóng góp vào sự phát triển của Công ty, đồng thời tạo sự gắn kết giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các phòng ban, bộ phận, giữa đồng nghiệp. Việc truyền thông được thực hiện thông qua các buổi đào tạo nội bộ, các cuộc họp, hội nghị người lao động, các buổi sơ kết, tổng kết, dịp giao kế hoạch sản xuất kinh doanh năm, các hoạt động team building, các buổi làm việc nhóm… Bên cạnh các hoạt động, công tác tuyên truyền tạo sự gắn kết còn được lồng ghép trong các dịp tổ chức sinh nhật cán bộ nhân viên, đối thoại người lao động, tham quan du lịch.

3.4.3. Nhận xét

Về nhân sự: Đội ngũ cán bộ, công nhân ngành kỹ thuật, đủ năng lực làm chủ trang thiết bị kỹ thuật hiện đại; vận hành, bảo quản, bảo dưỡng tốt, nhạy bén trong ứng dụng công nghệ hiện tại. Trong thời gian tới, Công ty đã có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, cử đội ngũ cán bộ, công nhân đi học tại các trung tâm đào tạo theo chương trình của Tổng Công ty để đảm bảo có đội ngũ cán bộ, công nhân ngành kỹ

thuật, công nghệ thông tin giỏi, không chỉ đảm nhận hoàn thành nhiệm vụ tại Công ty mà còn mở rộng thực hiện các dịch vụ của các Công ty thành viên trong Tổng công ty (sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị,…)

Thuận lợi

- Đội ngũ người lao động có lập trường bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết với công việc, có chuyên môn và kinh nghiệm, có truyền thống đoàn kết, gắn bó xây dựng Công ty.

- Trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên từng bước được nâng cao. Số lao động có trình độ trên đại học, đại học, cao đẳng tăng dần, trình độ sơ cấp giảm.

- Công ty thường xuyên đầu tư và đẩy mạnh nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua công tác huấn luyện đào tạo với nhiều hình thức; trong đó tập trung ba nội dung: đào tạo lại; đào tạo chuyên sâu và đào tạo nâng cao.

Khó khăn

- Nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ điều hành các lĩnh vực trọng tâm trong SXKD còn thiếu và không ổn định (nhân lực trong lĩnh vực logistics, sửa chữa tàu công nghệ cao, dịch vụ vận tải,...).

- Lực lượng có trình độ chuyên môn (trên đại học, đại học) trong lĩnh vực kinh doanh chiếm tỷ lệ thấp, số cán bộ có trình độ về ngoại ngữ, tin học còn ít và chưa thành thạo như: lĩnh vực sửa chữa tàu công nghệ cao; sửa chữa thiết bị làm hàng tại cảng; nhân lực trong dịch vụ Logistisc còn ít và hạn chế.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV hải sản trường sa giai đoạn 2021 2025 và những năm tiếp theo (Trang 59 - 65)