Cơ sở pháp lý của bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế

Một phần của tài liệu Điều kiện về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đối với dược phẩm vắc xin covid 19 tiếp cận từ góc nhìn pháp lý và thực tiễn của việt nam (Trang 26 - 29)

L ỜI MỞ ĐẦU

1.3.1.Cơ sở pháp lý của bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế

Trước hết, thuật ngữ “giấy phép chuyển giao bắt buộc” – “compulsory license” là gì? Theo nghiên cứu từ tác giả, thuật ngữ này đề cập đến việc cấp phép

cho một doanh nghiệp đang tìm cách sử dụng tài sản trí tuệ của người khác mà không có sự đồng ý của CSH. Việc cấp giấy phép sáng chế bắt buộc thường thể hiện như một “sự trừng phạt” của một tổ chức chính phủ và yêu cầu cần có quy định về “sự bồi thường” cho CSH sáng chế đó. Trong hệ thống bằng sáng chế tại Hoa Kỳ, các quyết định bắt buộc thường liên quan đến lĩnh vực dược phẩm và các sáng chế khác liên quan đến sức khỏe cộng đồng, những sáng chế đó có khả năng áp dụng cho công nghệ thông tin, phương pháp sản xuất và bất kỳ loại phát minh được cấp bằng sáng chế nào khác. Một số ý kiến cho rằng, việc cấp giấy phép sáng chế bắt buộc thể hiện sự phủ nhận các quyền độc quyền mà trước đó đã được trao cho CSH bằng sáng chế. Theo quan điểm của họ, việc thường xuyên cấp các quyết định bắt buộc sẽ làm giảm các động lực thúc đẩy đổi mới. Trái lại, cũng có một số ý kiến khác tin rằng việc cấp quyết định bắt buộc có thể phục vụ cho các lợi ích quốc gia quan trọng như sức khỏe cộng đồng và chuyển giao công nghệ.27 Bên cạnh đó, liên quan đến cấp quyết định bắt buộc tại EU, nhận định một quyết định bắt buộc là một “ủy quyền” bởi một chính phủ cấp cho một bên thứ ba để tạo ra một sản phẩm hoặc quy trình đã được cấp bằng sáng chế mà không cần sự đồng ý của CSH bằng sáng chế. Do đó, giấy phép này cho phép chính phủ ghi nhận “đè quyền” độc quyền của người được cấp bằng sáng chế - đó là được phép ngăn cấm những người khác sử dụng sáng chế của mình.28 Từ những quan điểm trên, cần nhấn mạnh rằng, bản chất của BBCGQSDSC là tồn tại một giấy phép được cấp bởi nhà nước cho phép chính họ hoặc một bên thứ ba được quyền sử dụng bằng sáng chế mà không cần sự cho phép từ CSH nắm độc quyền sáng chế đó. Từ quy định trên, có thể thấy BBCGQSDSC cũng có những đặc điểm riêng so với đặc điểm của chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đã phân tích. Cụ thể:

Thứ nhất, nếu quyền sử dụng sáng chế của bên được chuyển giao giới hạn trong phạm vi các quyền được chuyển giao theo thỏa thuậnhợp đồng giữa các bên thì trong bắt buộc chuyển giao, sẽ không tồn tại thoả thuận tự nguyện bởi các bên đã không thành công trong việc thoả thuận trước đó, dẫn đến bên có nhu cầu sử dụng phải áp dụng biện pháp này. Bên yêu cầu được cấp BBCGQSDSC chỉ đuợc sử dụng

27“CompulsoryLicensing of Patented Inventions”, https://www.everycrsreport.com/reports/R43266.html#fn6, truy cập lần cuối ngày 19/6/2021.

28 Caranina (Nina) Colpaert, “Compulsory Licensing for Pharmaceuticals in the EU: A Reality Check”,

https://blog.petrieflom.law.harvard.edu/2020/10/21/compulsory-licensing-eu-pharma/, truy cập lần cuối ngày 19/6/2021

sáng chế đó trên cơ sở quy định pháp luật cụ thể. Đồng thời, loại hợp đồng này mặc nhiên sẽ là hợp đồng không độc quyền.29

Thứ hai, trong bắt buộc chuyển giao, bên chuyển giao sẽ phải thực hiện việc chuyển quyền sử dụng của mình một cách không tự nguyện, thông qua việc cấp BBCGQSDSC của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thứ ba, bên chuyển giao sẽ nhận một khoản tiền “đền bù” cho hành vi sử dụng sáng chế đó từ bên có yêu cầu tiếp cận sáng chế, khoản tiền này sẽ ấn định trong quy định của pháp luật tại quốc gia áp dụng cấp giấy chuyển giao bắt buộc.

Thứ tư, sáng chế đó được quyền sử dụng bởi bên có yêu cầu bắt buộc chuyển giao trong một thời hạn nhất định và trong một lãnh thổ nhất định tại quốc gia đó trong những trường hợp được quy định trong pháp luật nhằm đảm bảo tuân thủ các

thủ tục, điều kiện chung của pháp luật quốc gia, pháp luật quốc tế.

Như vậy, dưới góc độ pháp lý, BBCGQSDSC bản chất là sự hạn chế các độc quyền đã được pháp luật của quốc gia trao cho CSH sáng chế. Việc áp dụng các quy định pháp lý không chỉ tác động những người nắm độc quyền sử dụng sáng chế mà còn ảnh hưởng đến hệ thống sáng chế, đến lợi ích xã hội, lợi ích của nhà nước. Trên thực tế, đây là vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất, đặc biệt là trong lĩnh vực dược phẩm. Các vấn đề liên quan đến bảo hộ sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ sáng chế dược phẩm nói riêng đã có quá trình lịch sử lâu dài. Trong bảo hộ sáng chế, vấn đề này được đề cập đến trong các ĐƯQT đa phương như Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1883, xác lập quyền sở hữu công nghiệp như Hiệp định hợp tác sáng chế PCT năm 1978, Hiệp định TRIPS về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ năm 1994,… hoặc được đề cập trong cả Điều ước quốc tế song phương như quy định trong Chương II Hiệp định về quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ năm 2000… Bên cạnh đó, trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP vào năm 2019 đồng nghĩa với những ràng buộc về pháp lý liên quan đặc biệt đến lĩnh vực dược phẩm cần được chú trọng. Tại phần tiếp theo, tác giả sẽ phân tích trọng điểm về mặt pháp lý, cụ thể là những quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam hiện hành về điều kiện BBCGQSDSC liên quan vấn đề bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt trong lĩnh vực dược phẩm. Tác giả sẽ phân tích trải dài theo quá trình lịch sử các quy định từ pháp luật quốc tế đến pháp luật Việt Nam, song, các văn bản tập trung đó

là Công ước Paris, Hiệp định TRIPS, Tuyên bố DOHA và Nghị định thư sửa đổi TRIPS cùng Luật SHTT Việt Nam hiện hành.

Một phần của tài liệu Điều kiện về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đối với dược phẩm vắc xin covid 19 tiếp cận từ góc nhìn pháp lý và thực tiễn của việt nam (Trang 26 - 29)