Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Điều kiện về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đối với dược phẩm vắc xin covid 19 tiếp cận từ góc nhìn pháp lý và thực tiễn của việt nam (Trang 64 - 65)

L ỜI MỞ ĐẦU

2.3.2.Nhận xét chung

Từ những đánh giá thực tiễn tại Tiểu mục 2.3.1. có thể đưa ra kết luận rằng: Lý do khả quan nhất có thể sử dụng để Việt Nam xem xét cấp quyết định bắt buộc đối với sáng chế dược phẩm trong bối cảnh Việt Nam hiện nay đó là “mục đích phục vụ công cộng, phi thương mại” hoặc “đáp ứng nhu cầu sức khoẻ cộng đồng” hoặc “tình trạng khẩn cấp quốc gia”. Những nhận định này đã được phân tích ở trên dựa trên tình hình thực tế của Việt Nam và kinh nghiệm của một số quốc gia khác như Chi-lê, Israel.

Bên cạnh đó, vận dụng linh hoạt quy định của cả pháp luật quốc gia và những quy định từ Hiệp định TRIPS để có thể xem xét lý do trên cùng lúc với kết quả của việc thương lượng không thành công để rút ngắn thời gian, thông qua việc tác giả đã chứng minh trong những tình huống nêu trên, bên có nhu cầu có thể bỏ qua những giai đoạn đàm phán tiếp theo nhằm thoả thuận đưa ra mức giá và điều kiện thương mại hợp lý để đạt được hợp đồng chuyển giao tự nguyện.

69 Báo Sức khoẻvà Đời sống, “Thủtướng đề nghị WHO ủng hộ Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất vắc xin”, https://suckhoedoisong.vn/thu-tuong-de-nghi-who-ung-ho-viet-nam-tro-thanh-mot- trong-nhung-trung-tam-san-xuat-vac-xin--

n195782.html?fbclid=IwAR3uQpIChZ2QfNqqhtNDcj183vJZPVW3_hEwFT96DAMtmACmEorig6oMkW, truy cập lần cuối ngày 24/6/2021

Đồng thời, khi áp dụng BBCGQSDSC, tuân thủ về giới hạn phạm vi quyền được sử dụng và thời gian sử dụng đủ để đáp ứng mục tiêu chuyển giao. Tuy nhiên, riêng với lĩnh vực dược phẩm, có thể bỏ qua điều kiện “chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước” để Việt Nam có thể xuất khẩu dược phẩm theo Điều 31bis.

Ngoài việc tuân thủ điều kiện về mặt pháp lý, khi thực hiện bắt buộc chuyển giao trên thực tế đối với sáng chế dược phẩm vắc-xin COVID-19 trong bối cảnh hiện nay, những điều kiện về công nghệ, nguồn nhân lực hay điều kiện tài chính cũng là một yếu tố giúp cơ chế này diễn ra hiệu quả trên thực tế.

Nếu Việt Nam có thể cấp BBCGQSDSC trong giai đoạn này, điều này sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ, khuyến khích sự phát triển ngành công nghiệp dược phẩm trong nước, vì với điều kiện hiện nay, tác giả nhận thấy Việt Nam đã có thể sản xuất vắc-xin Nanocovax và vắc-xin Covivac, cả hai sản phẩm này đều đang cho kết quả khả quan sau những đợt thử nghiệm lâm sàng. Điều này khẳng định, trong trường hợp tính độc quyền của sáng chế bị dỡ bỏ hoặc Việt Nam áp dụng BBCGQSDSC nhằm sản xuất dược phẩm trong nước thì vẫn đảm bảo tính thực thi trong bối cảnh hiện nay. Từ đó, giá trị dược phẩm cung cấp trong nước sẽ bị tác động và giảm, ngành công nghiệp dược phẩm trong nước tăng, như Canada là một ví dụ. “Một nghiên cứu từ năm 1969 đến năm 1992 tại Canada đã có 1030 đơn yêu cầu BBCGQSDSC liên quan đến nhập khẩu hoặc sản xuất dược phẩm và có 613 trường hợp được cấp quyết định BBCGQSDSC. Chính những điều này đã giúp ngành công nghiệp dược phẩm của Canada phát triển.”70 Như vậy, nếu có thể vận dụng tốt cơ chế này, kết hợp với những mặt thuận lợi Việt Nam đang có trong thực tiễn, ngành công nghiệp dược phẩm Việt Nam sẽ có một bước tiến triển tốt, và có thể xuất khẩu vắc- xin sang các quốc gia khác.

Một phần của tài liệu Điều kiện về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đối với dược phẩm vắc xin covid 19 tiếp cận từ góc nhìn pháp lý và thực tiễn của việt nam (Trang 64 - 65)