Về quy định tại Khoả n1 Điều 145

Một phần của tài liệu Điều kiện về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đối với dược phẩm vắc xin covid 19 tiếp cận từ góc nhìn pháp lý và thực tiễn của việt nam (Trang 38 - 42)

L ỜI MỞ ĐẦU

1.3.3.1.Về quy định tại Khoả n1 Điều 145

Thuật ngữ “căn cứ” được hiểu là các lý do cho việc BBCGQSDSC, bao gồm:

Thứ nhất, Điểm a quy định việc sử dụng sáng chế “nhằm mục đích công cộng,

phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng

cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội.”

Như đã đề cập trước đó, cần đảm bảo cân bằng lợi ích của CSH sáng chế và lợi ích của xã hội, lợi ích của các bên liên quan. Vì vậy, mục tiêu quan trọng là vừa đảm bảo quyền của người nắm độc quyền sáng chế, vừa đảm bảo sự khai thác, sử dụng đối tượng đó của bên nhận chuyển giao sẽ đem lại lợi ích chung cho xã hội. Có thể thấy quy định này thể hiện Việt Nam lựa chọn lý do cấp BBCGQSDSC thông qua liệt kê một loạt lý do, về cơ bản, quy định phù hợp với tinh thần của Điều 31(b) Hiệp định TRIPS trước đó thừa nhận quyền của quốc gia thành viên trong việc BBCGQSDSC là “vì mục đích công cộng, phi thương mại”, “trong những trường hợp khẩn cấp quốc gia hoặc đặc biệt khẩn cấp khác”. Trong lĩnh vực dược phẩm, lý do nhằm mục đích công cộng, phi thương mại được sử dụng đối với các quốc gia đang phát triển đều hướng đến mục đích chung là đáp ứng nhu cầu chữa bệnh, phòng bệnh cho người dân (ví dụ Thái Lan trong phân tích trên). Quy định này cũng phù hợp với Việt Nam bởi nước ta vẫn là quốc gia đang phát triển, có thể sử dụng lý do để cấp quyết định bắt buộc nhằm “đáp ứng nhu cầu sức khoẻ cho người dân”.

Tuy nhiên, cũng giống Hiệp định TRIPS, luật vẫn chưa nêu rõ khái niệm “mục đích công cộng, phi thương mại” hay khái niệm “nhu cầu cấp thiết của xã hội”,… được hiểu cụ thể trong hoàn cảnh nào dù chúng ta hiểu về bản chất, mục đích trên là vì cộng đồng, sẽ không có lợi ích cho chủ thể tư nhân nào và không vì mục tiêu lợi nhuận. Đồng thời, Luật SHTT hiện tại chưa đề cập đến lý do sử dụng BBCGQSDSC vì mục tiêu cải thiện sức khoẻ cộng đồng, nhằm nội luật hoá quy định về phạm vi

38Trên cơ sởđó, Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân (Luật số 21-LCT/HĐNN8) được ban hành vào ngày 30/6/1989 nhằm khẳng định tầm quan trọng của sức khoẻ và việc bảo vệ sức khoẻ: “Sức khoẻ là vốn quý nhất của con

người, là một trong những điều cơ bản đểcon người sống hạnh phúc, là mục tiêu và là nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và bảo vệ Tổ quốc.”

giới hạn lĩnh vực dược phẩm tại Điều 31bis của Nghị định thư Sửa đổi TRIPS. Việc quy định lý do chung sẽ dẫn đến thực tế, khó xác định tình huống “mục đích công cộng phục vụ phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân” là như thế nào. Tác giả sẽ phân tích thực tiễn tại Chương 2.

Thứ hai, Điểm b yêu cầu “người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thực

hiện nghĩa vụ sử dụng sáng chế quy định pháp luật sau khi kết thúc 04 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế và kết thúc 03 năm kể từ ngày cấp Bằng độc quyền sáng chế”. Quy định trên cho thấy sự kế thừa quy định tại Điểm (4) Điều 5(A) trong Công ước Paris trước đó nhằm khẳng định BBCGQSDSC trong trường hợp này với lý do ngăn chặn sự độc quyền của CSH sáng chế trên thị trường. Việc sử dụng sáng chế vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của chủ sở sở hữu sáng chế, bởi thông qua hành vi cụ thể đó, sáng chế mới được khai thác về mặt thương mại và đem lại lợi ích kinh tế cho chính chủ thể nắm độc quyền sáng chế. Không chỉ vậy, nó còn đem lại những lợi thế về thị trường kinh tế nhằm hướng đến mục đích phát triển ngành công nghiệp của quốc gia đó, phát triển nền khoa học - công nghệ cũng như phục vụ cho lợi ích xã hội, lợi ích của Nhà nước. Đây phải là hành vi sử dụng thực tế chứng minh khả năng

áp dụng trong công nghiệpcủa sáng chế đó. Lý do này được áp dụng nếu:

(i) Người nắm giữ độc quyền sáng chế không thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng chế tại Khoản 1 Điều 136 và Khoản 5 Điều 142 Luật SHTT. Không phải tất cả các trường hợp sáng chế không được sử dụng đều là lý do cho việc BBCGQSDSC. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 136, CSH sáng chế hoặc bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa vụ sản xuất sản phẩm được bảo hộ và áp dụng quy trình được bảo hộ để đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh, phòng

bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội. Khi có các nhu cầu trên mà CSH sáng chế không thực hiện nghĩa vụ thì cơ quan

nhà nước có thẩm quyền mới có thể cấp quyết định BBCGQSDSC. Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam chỉ ra nghĩa vụ sử dụng sáng chế bao gồm nghĩa vụ sản xuất sản phẩm được bảo hộ hoặc áp dụng quy trình được bảo hộ theo Điều luật đã trích dẫn. Đồng thời, theo Khoản 2 Điều 23 Nghị định 103/2006/NĐ-CP,39 nghĩa vụ sử dụng sáng chế còn bao gồm vấn đề nhập khẩu sản phẩm vào Việt Nam. Như vậy, trong lĩnh vực dược phẩm, cụ thể theo nghiên cứu về vắc-xin COVID-19, đây là một sản

39 Nghịđịnh 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật SHTT về sở hữu công nghiệp

phẩm đặc biệt phục vụ cho nhu cầu phòng, chữa bệnh của người dân, nên một CSH không sử dụng sáng chế đã được bảo hộ của mình nhằm tạo thế độc quyền sẽ có thể là căn cứ cho việc yêu cầu cấp một quyết định bắt buộc chuyển giao.

(ii) Chỉ có thể yêu cầu cấp quyết định nếu sáng chế không được sử dụng

sau khi kết thúc 04 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế và kết thúc 03 năm kể từ ngày cấp Bằng độc quyền sáng chế. Quy định về khoảng thời gian này được cho là khoảng thời gian hợp lý để CSH sáng chế suy nghĩ, đưa ra quyết định có nên khai thác thương mại sáng chế hay không, CSH có thể triển khai các điều kiện cần thiết về kỹ thuật công nghệ tài chính cho việc sử dụng sáng chế trên thực tế hay không. Nhận xét thấy quy định này kế thừa từ Điểm (4) Điều 5(A) Công ước Paris, nhưng lại không có quy định“tuỳ theo thời hạn nào kết thúc muộn hơn”. Điều này cho thấy

mốc thời hạn này thực tế vẫn chưa rõ ràng để xác định thời điểm được cho là CSH không sử dụng sáng chế của mình gây khó khăn trong việc xác định thời điểm có thể yêu cầu cấp quyết định bắt buộc. Tuy nhiên, trong lĩnh vực dược phẩm, như đã phân tích, sáng chế được bảo hộ có chứa dược chất mang tính năng tạo ra thuốc phục vụ nhu cầu sức khoẻ của con người và để một loại thuốc mới được sản xuất, nhà nghiên cứu sẽ mất rất nhiều thời gian cho quá trình thử nghiệm thực tiễn để chắc chắn hiệu quả của thuốc. Vì vậy, sẽ rất khó xác định lý do người nắm độc quyền sáng chế dược phẩm không sử dụng sáng chế của họ vì lý do chủ quan họ muốn độc quyền sáng chế nhằm tăng chi phí sản phẩm hay vì lý do khách quan rằng họ không đủ điều kiện tiếp tục tiến hành quá trình nghiên cứu. Bởi giả sử trường hợp không xuất hiện nhu cầu về bảo vệ sức khoẻ thì việc chủ sáng chế không sử dụng sáng chế đó có còn được quan tâm hay không? Xét thấy, tính độc quyền của sáng chế sẽ ngăn cản các chủ thể tiềm năng khác tham gia vào quá trình nghiên cứu và phát triển dược phẩm, thế nên, hành vi không sử dụng sáng chế của CSH dù trong trường hợp nào, cũng cần được xem xét về khả năng áp dụng của sáng chế đó trong công nghệ.

Thứ ba, Điểm c quy định “người có nhu cầu sử dụng sáng chế không đạt được thỏa thuận với người nắm độc quyền sử dụng sáng chế về việc ký kết hợp đồng

sử dụng sáng chế mặc dù trong một thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thỏa đáng.”Quy định trên lại một lần nữa cho thấy sự kế thừa từ Hiệp định TRIPS, cụ thể là quy định tại Điều 31(b). Điều này hiểu rằng, trước khi được cấp BBCGQSDSC, người có nhu cầu (được hiểu là bất cứ ai) đã cố gắng thương lượng với mức giá và điều kiện thương mại thoả đáng để xác lập một hợp đồng với người nắm độc quyền nhưng không thành công. Như vậy, quan

điểm lập pháp của Việt Nam “xác định kết quảthương lượng không thành đó là một căn cứ để BBCGQSDSC.”Tuy nhiên, Hiệp định TRIPS có loại trừ về điều kiện “mức giá” và “điều kiện thương mại thoả đáng” khi tiến hành thoả thuận trong 03 trường hợp “tình trạng khẩn cấp quốc gia” hoặc các “trường hợp đặc biệt cấp bách khác” hoặc trong các trường hợp sử dụng vì “mục đích công cộng, phi thương mại”. Việc quy định căn cứ trong điều khoản này của pháp luật Việt Nam được hiểu như một căn cứ độc lập so với căn cứ tại Điểm a đã nêu và không bao gồm những tình huống loại trừ theo Hiệp định TRIPS, điều này đồng nghĩa rằng, để BBCGQSDSC theo căn cứ này tại Việt Nam, Chính phủ cần trải qua một quá trình thương lượng lâu dài.

Tương tự với Hiệp định TRIPS, Luật SHTT Việt Nam cũng không đưa ra quy định cụ thể để xác định “mức giá” và các “điều kiện thương mại thỏa đáng” trong quá trình thương lượng này là gì, hoặc tiêu chí để xác định vấn đề này. Điều này dẫn đến khả năng phát sinh những khó khăn trong quá trình áp dụng BBCGQSDSC trong thực tế vì có thể hiểu, nếu như người nắm độc quyền sáng chế đưa ra một mức giá cao hơn so với mong muốn thoả thuận từ người có nhu cầu với lý do mức chi phí thuận tiện cho việc sản xuất, thì việc BBCGQSDSC có tạo ra sức ép cho người bị bắt buộc chuyển quyền hay không? Nói cách khác, mục đích thương lượng là để đạt kết quả mong muốn của các bên nhằm đạt được thoả thuận chung và đảm bảo quyền lợi của các bên, nhưng lúc này, chủ thể nắm độc quyền lại không có quyền tự quyết với mức giá mà họ cho là phù hợp. Ngoài ra, quy định này có thể hiểu rằng việc thương lượng không thành công này xuất phát từ lý do thoả thuận về điều kiện thương mại không hợp lý, dù thực tế, có nhiều lý do khác nhau dẫn đến thương lượng không thành như CSH từ chối chuyển giao công nghệ vì mục đích tạo thế độc quyền, hay bên có nhu cầu đưa ra điều kiện bất hợp lý,…

Thứ tư, Điểm d đưa ra cơ sở BBCGQSDSC với lý do người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh. Quy định này thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật cạnh tranh và Luật SHTT trong quá trình bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời, đây là sự nội luật hoá Điều 31(k) Hiệp định TRIPS quy định cho phép sử dụng BBCGQSDSC như một chế tài đối với hành vi chống cạnh tranh. Tuy nhiên, đi kèm lý do này, Hiệp định TRIPS cho phép bên có nhu cầu được cấp quyết định bắt buộc không cần tiến hành giai đoạn thương lượng. Như vậy, về mặt lập pháp, Luật SHTT Việt Nam tách biệt điều kiện thương lượng (quy định tại Điểm c) trước khi sử dụng BBCGQSDSC

trong trường hợp này, nhưng sau cùng hệ quả đều là không có một quá trình thương lượng nào diễn ra với lý do cấp BBCGQSDSC nhằm chống cạnh tranh trong nước.

Nhận xét, việc cấp cho CSH bằng độc quyền sáng chế đồng nghĩa với việc nhà nước đã công nhận các độc quyền đối với sáng chế cho CSH này. Tuy nhiên, áp dụng luật cạnh tranh tức là nhà nước đang sử dụng công cụ đặc thù để kiểm soát, hạn chế tính độc quyền của CSH. Như vậy, mối liên hệ này trong pháp luật Việt Nam vẫn chưa thực sự rõ ràng, cụ thể trong lĩnh vực dược phẩm, sau bao giai đoạn bỏ chi phí cho nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và cho ra thuốc, CSH (ví dụ là một doanh nghiệp phân phối thuốc) sẽ dùng tính độc quyền sáng chế của mình để bán sản phẩm với giá cả cạnh tranh nhằm thu hồi vốn ban đầu. vậy, quy định này cần được hướng dẫn cụ thể hơn để có cơ sở áp dụng thực tiễn.

Nhìn chung, Khoản 1 Điều 145 Luật SHTT không trái với pháp luật và thông lệ quốc tế quy định về những căn cứ BBCGQSDSC. Những lý do cho việc BBCGQSDSC đối với dược phẩm cũng có thể lấy từ một trong các trường hợp nêu trên để yêu cầu cấp quyết định bắt buộc. Tuy nhiên, liên quan đến lĩnh vực dược phẩm, tác giả kiến nghị cần xem xét về một số quy định sau:

(i) Vận dụng chế định trong Điều 31bis Hiệp định TRIPS, cần xem xét bổ sung chế định “tình trạng khẩn cấp quốc gia”, “tình trạng cấp bách khác” hoặc “mục tiêu công cộng, phi thương mại” là một trong những lý do cấp quyết định bắt buộc đối với sáng chế dược phẩm.

(ii) Bổ sung cơ sở xác định “mức giá hợp lý” và lý giải “điều kiện thương mại hợp lý” trong tiến trình “thương lượng” để có thể cấp BBCGQSDSC khi các bên thương lượng không thành.

(iii) Có sự hướng dẫn chi tiết về mối quan hệ giữa luật SHTT với pháp luật cạnh tranh được quy định thế nào khi cấp BBCGQSDSC. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Điều kiện về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đối với dược phẩm vắc xin covid 19 tiếp cận từ góc nhìn pháp lý và thực tiễn của việt nam (Trang 38 - 42)