Quan điểm của Liên minh Châu Âu EU

Một phần của tài liệu Điều kiện về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đối với dược phẩm vắc xin covid 19 tiếp cận từ góc nhìn pháp lý và thực tiễn của việt nam (Trang 50 - 51)

L ỜI MỞ ĐẦU

2.1.2.1.Quan điểm của Liên minh Châu Âu EU

Vào tháng 4/2020, WHO đã có sáng kiến về quỹ COVAX (Quỹ Tiếp cận Toàn cầu Covid-19 về Vắc xin), với mục tiêu là hợp tác với các nhà sản xuất vắc-xin để các quốc gia trên toàn thế giới được tiếp cận công bằng với vắc xin. Tuy nhiên số lượng vắc-xin do chương trình này cung cấp cho các quốc gia hiện thiếu hụt và chỉ bảo vệ được 2% - 3% dân số của họ. Trước viễn cảnh này, đầu tháng 10/2020, chính quyền Nam Phi và Ấn Độ đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cấp bằng sáng chế vắc-xin Covid-19. Yêu cầu này sau đó đã được gần 400 tổ chức quốc tế khác tham gia. Vào tháng 3/2021, một ý kiến cho rằng các quốc gia có năng lực sản xuất vắc-xin “bắt đầu từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ”, như được quy định trong các điều khoản khẩn cấp đặc biệt của WTO.52 Qua đó, một trong những tranh luận hiện tại liên quan đến “từ bỏ độc quyền” sáng chế đặt ra đối với các hãng dược phẩm sản xuất, điều này đồng nghĩa thay vì sử dụng BBCGQSDSC, các chuyên gia cho rằng việc “từ bỏ độc quyền” sẽ là một trong những giải pháp giúp các quốc gia tiếp cận vắc-xin tốt nhất. Tác giả sẽ phân tích ý kiến của Liên minh Châu Âu EU và Hoa Kỳ về giải pháp này. Đại dịch COVID-19 kéo theo sự quan tâm đến việc BBCGQSDSC của chính phủ, khiến EU nhấn mạnh họ sẵn sàng hỗ trợ tốt hơn việc sử dụng các quyết định bắt buộc ở Châu Âu và các nước khác. Theo đó, để sử dụng hiệu quả việc cấp phép bắt

COVID-19. Theo: “Bộ Y tế Nga loại bỏ 2 nhãn thuốc khỏi phác đồđiều trị COVID-19”, Thời báo Tài chính Việt Nam online, http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/xa-hoi/2020-09-04/bo-y-te-nga-loai-bo-2-nhan- thuoc-khoi-phac-do-dieu-tri-covid-19-91896.aspx, truy cập lần cuối ngày 25/6/2021

51 Tham khảo: Ngô Nguyễn Thảo Vy, Nguyễn Quốc Hùng, “Quyền tiếp cận dược phẩm trong bối cảnh đại dịch COVID-19 – Góc nhìn từ khung pháp lý WTO và Hiệp định CPTPP”, Hội thảo Hiệp định Thương mại tự

do thế hệ mới và các vấn đềphi thương mại, Trường Đại học Luật TP.HCM, 2020, tr.209

buộc, EU cho rằng cần đảm bảo 02 yêu cầu sau: (i) Phải đảm bảo rằngcác hệ thống cấp quyết định bắt buộc được áp dụng như một phương án cuối cùng với một mạng lưới an toàn, (ii) Cần có các thủ tục nhanh chóng để cấp quyết định bắt buộc trong các tình huống khẩn cấp.53 Qua đó, có thể thấy họ không ủng hộ việc “từ bỏ độc quyền” đối với sáng chế dược phẩm của mình để các quốc gia thành viên trong EU và các quốc gia khác có thể dễ dàng tiếp cận với dược phẩm. Bàn luận về quan điểm này của EU, Cộng đồng Châu Âu (EC) cho rằng “việc bảo vệ dữ liệu và tính độc quyền của thị trường trong các quy định của EU về sản phẩm thuốc có thể cản trở những nỗ lực sử dụng hiệu quả khi bắt buộc chuyển giao. Việc hiểu rằng cấp phép bắt buộc nên được sử dụng như một “phương án cuối cùng” là hiểu sai theo Hiệp định TRIPS. Họ viện dẫn rằng quyết định bắt buộc có thể được ban hành bất cứ khi nào

một quốc gia quyết định cần thiết trong các trường hợp khẩn cấp, các tình huống khẩn cấp khác, vì mục đích công cộng phi thương mại và khắc phục hành vi chống cạnh tranh. Do đó, không thể sử dụng quyết định bắt buộc như một phương án cuối cùng.54 Như vậy, có thể thấy lý do phổ biến mà các quốc gia nhận định là cơ sở cấp BBCGQSDSC dược phẩm đều xuất phát từ việc vận dụng “tình trạng khẩn cấp” của quốc gia.

Theo đó, một số khuyến nghị liên quan đến việc “từ bỏ độc quyền” đối với vắc-xin mà nghiên cứu này chỉ ra đó là EU nên ủng hộ việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ tạm thời đối với COVID-19. Như vậy, vẫn có quan điểm cho rằng để tận dụng hiệu quả nhất cơ chế cấp phép bắt buộc nhằm đáp ứng mối quan tâm về sức khỏe cộng đồng, “từ bỏ độc quyền” cũng là một giải pháp.

Một phần của tài liệu Điều kiện về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đối với dược phẩm vắc xin covid 19 tiếp cận từ góc nhìn pháp lý và thực tiễn của việt nam (Trang 50 - 51)