Xem xét vận dụng quy định về “tình trạng khẩn cấp quốc gia”, “tình trạng khẩn

Một phần của tài liệu Điều kiện về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đối với dược phẩm vắc xin covid 19 tiếp cận từ góc nhìn pháp lý và thực tiễn của việt nam (Trang 68 - 69)

L ỜI MỞ ĐẦU

2.4.2.Xem xét vận dụng quy định về “tình trạng khẩn cấp quốc gia”, “tình trạng khẩn

Theo đó, từ những đánh giá học tập kinh nghiệm từ các nước đã cấp BBCGQSDSC đối với dược phẩm vắc-xin COVID-19 như Pháp, Canada, Israel, Chi- lê với lý do “tình trạng khẩn cấp quốc gia”, tác giả thấy rằng, trong tình hình thực tiễn, chờ đợi dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật SHTT được thông qua, Chính phủ Việt Nam vẫn có thể tiến hành cấp quyết định bắt buộc chuyển giao dựa theo cam kết khi sử dụng cơ chế của Nghị định thư sửa đổi Hiệp định TRIPS về việc thông báo về “tình trạng khẩn cấp quốc gia” hiện tại. Tuy nhiên, quy chế liên quan đến “tình trạng khẩn cấp quốc gia”, “tình trạng khẩn cấp khác” trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện có những bất cập, khiến cho việc giải thích, sử dụng lý do này trong thực tế có phần khó khăn. Do đó, với kiến nghị này, tác giả sẽ đề xuất theo hướng sau: “Sử dụng viện dẫn trực tiếp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 145 Luật SHTT như một giải pháp thay thế cho lý do tình trạng khẩn cấp quốc gia”.Lý giải cho điều này như sau:

 Trong tình hình dịch bệnh vẫn tiếp diễn phức tạp như hiện nay, một số nghiên cứu trong nước cho rằng “cần ban hành Luật về tình trạng khẩn cấp để thay thế cho Pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp năm 2000 và Nghị định số 71/2002/NĐ-CP ngày 23/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp trong trường hợp có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm để tránh mâu thuẫn, chồng chéo trong hệ thống pháp luật.”73

 “Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Việc công bố tình trạng y tế khẩn cấp phải dựa trên các tiêu chí như: Số lượng người mắc, số lượng bệnh nhân tử vong, mức độ lan tràn của dịch bệnh, đã áp dụng các biện pháp nhưng chưa ngăn chặn được dịch bệnh,… Thực tế từ trước đến nay, WHO đã công bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu với 04 loại dịch bệnh, nhưng Việt Nam chưa lần nào công bố tình trạng khẩn cấp.”74

72 Lê Thị Nam Giang (2013), tlđd (21), tr.238

73 Bùi Thu Hằng (2020), “Ban hành văn bản trong tình trạng khẩn cấp nhìn từ dịch bệnh Covid- 19”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 08 (408)/2020

74 Ban biên tập Trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, “Vì sao Việt Nam chưa công bố tình trạng khẩn cấp?”, https://vncdc.gov.vn/vi-sao-viet-nam-chua-cong-bo-tinh-trang-khan-cap-nd15085.html, truy cập lần cuối ngày 02/7/2021.

Như vậy, những thông tin trên cho thấy, trong bối cảnh hiện nay, vẫn chưa có một giải thích cụ thể “tình trạng khẩn cấp quốc gia” và cũng chưa đủ cơ sở dữ liệu để Chính phủ xem xét công bố đại dịch COVID-19 là tình trạng khẩn cấp quốc gia. Xét thấy trong cơ chế BBCGQSDSC đối với dược phẩm vắc-xin COVID-19, để có một công bố liên quan đến căn cứ này tác động rất lớn trong việc rút gọn quá trình cấp BBCGQSDSC theo cơ chế Nghị định thư sửa đổi TRIPS. Tuy nhiên, theo những phân tích của tác giả về quy định các căn cứ cấp quyết định bắt buộc chuyển giao tại Điểm a Khoản 1 Điều 145 Luật SHTT, theo đó, trong tình trạng việc công bố “tình trạng khẩn cấp quốc gia” chưa thể diễn ra, để áp dụng BBCGQSDSC có thể xem xét lý do “đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội” - cụ thể là vì sức khoẻ cộng đồng dựa trên những tình huống thực tiễn cấp bách tác giả đề cập tại Mục 2.3.1 để viện dẫn thay cho “tình trạng khẩn cấp quốc gia”.

2.4.3. Mnh dn áp dng cp quyết định bt buc chuyn giao quyn sdng sáng chế trong lĩnh vực dược phm:

Một phần của tài liệu Điều kiện về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đối với dược phẩm vắc xin covid 19 tiếp cận từ góc nhìn pháp lý và thực tiễn của việt nam (Trang 68 - 69)