Nhanh chóng xem xét, phê duyệt dự thảo xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một

Một phần của tài liệu Điều kiện về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đối với dược phẩm vắc xin covid 19 tiếp cận từ góc nhìn pháp lý và thực tiễn của việt nam (Trang 65 - 68)

L ỜI MỞ ĐẦU

2.4.1. Nhanh chóng xem xét, phê duyệt dự thảo xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một

70 Lê Thị Nam Giang, tlđd (21), tr. 82

(1) Theo đó, tác giả đồng tình với dự thảo về việc bổ sung71 Điểm đ,

Khoản 1 Điều 145 Luật SHTT về căn cứ chuyển giao bắt buộc theo hướng “Việc sử

dụng sáng chế nhằm đáp ứng nhu cầu vềdược phẩm để phòng, chữa bệnh của quốc

gia khác có đủ điều kiện nhập khẩu theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”

Vì theo những phân tích từ tác giả, xét thấy theo quy định hiện tại, các căn cứ đề cập trong luật chưa có căn cứ trực tiếp cho lĩnh vực dược phẩm. Quy định bổ sung này là căn cứ cho Việt Nam có thể sử dụng cấp quyết định bắt buộc nhằm đáp ứng nhu cầu về dược phẩm, với tư cách là quốc gia nhập khẩu đủ điều kiện theo quy định của Hiệp định TRIPS, theo đó, như đã phân tích tại Phụ lục có quy định rằng Nghị định thư sửa đổi chỉ áp dụng riêng cho lĩnh vực dược phẩm. Như vậy, việc bổ sung quy định này sẽ tạo cơ sở vững chắc cho Chính phủ Việt Nam xem xét cấp quyết định bắt buộc với lý do “vì mục đích sức khoẻ cộng đồng”.

Nhìn chung, bổ sung điều khoản này vừa tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho Việt Nam vận dụng trực tiếp với lĩnh vực dược phẩm, vừa thể hiện sự nội luật hoá kịp thời các quy định của ĐƯQT mà Việt Nam ký kết.

(2) Đối với dự thảo về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 146 (Điều kiện hạn chế quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc), tác giả nhận thấy:

Th nht, ủng hộ sửa đổi Điểm b, bổ sung Điểm đ Khoản 1 theo hướng sửa đổi quy định về hạn chế quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc để bảo đảm cho phép xuất khẩu dược phẩm được sản xuất theo quyền được chuyển giao theo quyết định bắt buộc.

Theo đó, “b) Quyền sử dụng được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời hạnđủđểđáp ứng mc tiêu chuyn giao và ch yếu để cung cp cho th trường trong nước, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 145 của Luật này […]” và bổ sung “đ) Quyền sử dụng được chuyển giao chủ yếu để cung cấp cho thịtrường trong nước, trừtrường hợp quy định tại điểm d và đ khoản 1 Điều 145 của Luật này.”

Nếu áp dụng sửa đổi, bổ sung theo hướng này, chúng ta sẽ hiểu quy định áp dụng sẽ tạo cơ sở chứng minh tư cách của một quốc gia thành viên xuất khẩu dược phẩm khi sử dụng BBCGQSDSC đối với sáng chế dược phẩm.

Theo đó, những quy định trong Điều 31bis không ràng buộc quốc gia thành viên chỉ được lựa chọn tư cách xuất khẩu hay nhập khẩu trong tất cả những lần dự liệu sử dụng cấp quyết định bắt buộc. Việc tách quy định kế thừa tại Điều 31(c) Hiệp định TRIPS về giới hạn phạm vi và thời hạn sử dụng sáng chế đủ đáp ứng cho mục tiêu chuyển giao và quy định tại Điều 31(f) Hiệp định TRIPS về giới hạn cấp phép sử dụng chủ yếu để cung cấp cho thị trường nội địa trên tinh thần ban đầu của Hiệp định TRIPS sẽ tạo sự tách biệt rõ ràng, đối với lĩnh vực dược phẩm.

Việc sửa đổi, bổsung như vậy được hiểu rằng:

(i) Khi cấp quyết định bắt buộc chuyển giao cho các lĩnh vực khác (trừ căn cứ hạn chế cạnh tranh), căn cứ sử dụng có thể thuộc một trong ba quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1 Điều 145 Luật SHTT Việt Nam, đồng thời, giới hạn quyền sử dụng sáng chế cần tuân thủ quy định tại Điều 146, trong đó bao gồm “Quyền sử dụng được chuyển giao chủ yếu để cung cấp cho thịtrường trong nước”.

(ii) Khi cấp quyết định bắt buộc trong lĩnh vực dược phẩm, căn cứ sử dụng để cấp quyết định bắt buộc theo Điểm đ Khoản 1 Điều 145 áp dụng riêng cho lĩnh vực dược phẩm, đồng thời, việc giới hạn quyền sử dụng sáng chế không cần tuân thủ “chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước” vì theo cam kết, Việt Nam tuyên bố giới hạn phạm vi sử dụng cơ chế trong Nghị định thư trong trường hợp khẩn cấp quốc gia hoặc các trường hợp khẩn cấp khác. Như vậy, đồng nghĩađiều này sẽ được bãi bỏ trong lĩnh vực dược phẩm.

Như vậy, Việt Nam sẽ có thêm cơ sở luật quốc gia để thực hiện mục tiêu tư cách xuất khẩu dược phẩm không chỉ nhằm cung cấp cho thị trường trong nước.

Th hai, đối với quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này, tác giả đồng tình với quan điểm giữ nguyên quy định hiện hành. Bởi theo phân tích tại Tiểu mục 2.3.1, quy định liên quan đến nghĩa vụ xác định “mức đền bù thoả đáng” đã được đề cập chi tiết cách xác định theo Nghị định 103/2006/NĐ-CP tại Điều 24 và mức đền bù này không quá chênh lệch so với một số quốc gia khác đưa ra. Bên cạnh đó, trong trường hợp có bất kỳ vướng mắc nào khi nhập khẩu dược phẩm được sản xuất theo cơ chế của Điều 31bis Hiệp định TRIPS thì có áp dụng trực tiếp quy định của Điều này theo nguyên tắc của Luật Điều ước quốc tế năm 2016.

Tóm lại, vấn đề BBCGQSDSC đối với Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ, nên việc tạo khung pháp lý chặt chẽ càng tạo thêm cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng quy định đó trên thực tế. “Với thói quen áp dụng pháp luật tại Việt Nam hiện nay, cơ quan có thẩm quyền thường áp dụng pháp luật khi đã có quy định

rõ ràng và đủ cụ thể chứ không phải là trên cơ sở vận dụng và giải thích những quy định linh hoạt của pháp luật.”72 Vì vậy, những quy định chi tiết sẽ giảm thiểu những tranh chấp không đáng có trên thực tiễn.

2.4.2. Xem xét vn dng quy định v“tình trạng khn cp quốc gia”, “tình trng khn cấp khác” trong bt buc chuyn giao:

Một phần của tài liệu Điều kiện về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đối với dược phẩm vắc xin covid 19 tiếp cận từ góc nhìn pháp lý và thực tiễn của việt nam (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)