Pháp luật quốc tế về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế nhằm tăng

Một phần của tài liệu Điều kiện về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đối với dược phẩm vắc xin covid 19 tiếp cận từ góc nhìn pháp lý và thực tiễn của việt nam (Trang 29)

L ỜI MỞ ĐẦU

1.3.2. Pháp luật quốc tế về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế nhằm tăng

nhằm tăng cường bảo vệ sức khoẻ cộng đồng:

Trước tiên, cần nhắc đến quyền con người đã được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật các quốc gia, các thỏa thuận pháp lý quốc tế từ lâu. Trong đó, quyền được bảo vệ sức khỏe được xem là một trong những quyền cơ bản nhất của con người. Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 của Liên Hiệp Quốc được thông qua ngày 10/02/1948 nhấn mạnh việc bảo vệ quyền con người trong phạm vi quốc tế mà theo đó, Điều 25 có nhắc đến “quyền được hưởng một mức sống khả quan về phương diện sức khỏe và an lạc cho bản thân và gia đình là quyền của mọi người”.

Để giới hạn vấn đề phân tích trong đề tài nghiên cứu này, tác giả tập trung về tác động của việc bảo hộ sáng chế trong BBCGQSDSC sáng chế dược phẩm đối với quyền cơ bản của con người dưới góc tiếp cận liên quan đến vấn đề sức khoẻ con người. Cụ thể, đối tượng nghiên cứu là dược phẩm vắc-xin COVID-19 hiện đang được sử dụng tại Việt Nam, trong giai đoạn này, việc tiếp cận vắc-xin phòng ngừa chủ động càng ngày càng trở nên cấp bách đối với các quốc gia trong suốt hai năm qua. Sáng chế dược phẩm lúc này được xem như một loại hàng hóa công cộng đặc biệt, vì vậy, đảm bảo người dân được quyền tiếp cận với các sản phẩm thiết yếu đối với cuộc sống của con người kèm theo giá cả hợp lý là một nhiệm vụ xã hội quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền con người trong bảo vệ sức khoẻ.

Một phần của tài liệu Điều kiện về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đối với dược phẩm vắc xin covid 19 tiếp cận từ góc nhìn pháp lý và thực tiễn của việt nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)