Quan điểm của Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Điều kiện về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đối với dược phẩm vắc xin covid 19 tiếp cận từ góc nhìn pháp lý và thực tiễn của việt nam (Trang 51 - 52)

L ỜI MỞ ĐẦU

2.1.2.2.Quan điểm của Hoa Kỳ

Ngày 06/5/2021, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ tuyên bố công khai ủng hộ việc từ bỏ bảo hộ quyền SHTT đối với vắc-xin COVID-19 như sau: “Mỹ ủng hộ việc

từ bỏ các biện pháp bảo hộ quyền SHTT đối với vắc-xin Covid-19. Chúng tôi sẽ tích cực tham gia vào các cuộc đàm phán với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để biến điều đó thành hiện thực”.55

53 “The European Union’s position on compulsory licensing and the TRIPS waiver in the COVID-19

pandemic”, https://msfaccess.org/sites/default/files/2021-05/COVID_TechBrief_MSF-AC_EU_CL_briefing- doc_ENG_May2021.pdf, tr.2

54Tlđd (53)

55Khánh Linh, “Bản quyền vaccine COVID-19 có dễ“cho không, biếu không”?”, Báo điện tửĐảng Cộng sản Việt Nam, https://dangcongsan.vn/thoi-su/ban-quyen-vaccine-covid-19-co-de-cho-khong-bieu-khong- 580473.html, truy cập lần cuối ngày 25/6/2021

Từ đó, có thể thấy, Hoa Kỳ ủng hộ quan điểm liên quan đến “từ bỏ tạm thời độc quyền” các biện pháp bảo hộ đối với vắc-xin COVID-19 với hy vọng giúp các nước có thêm vắc-xin, điều có ý nghĩa lớn với một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, bởi điều này sẽ giải quyết được 02 vấn đề sau: (i) Quy định về tuân thủ trong BBCGQSDSC gồm 09 điều kiện để cấp quyết định bắt buộc không còn là vấn đề đáng lo ngại ở nhiều quốc gia, đồng thời, Điều 31bis quy định về một số thủ tục đối với việc chứng minh tư cách thành viên nhập khẩu, xuất khẩu, xét thấy trong tình hình cấp bách hiện nay, điều quan tâm của các Chính phủ là làm thế nào để đảm bảo vấn đề sức khoẻ của người dân, thay vì chứng minh các chế định, thủ tục của TRIPS và Nghị định thư sửa đổi; (ii) Các quốc gia sẽ không còn khúc mắc liên quan đến “mức đền bù hợp lý” khi sử dụng bắt buộc chuyển giao. Vậy, nếu bảo hộ độc quyền vắc-xin được dỡ bỏ, Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận sáng chế để sản xuất vắc-xin trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại về phòng, chữa bệnh COVID thay vì xem xét quyết định cấp BBCGQSDSC và lo ngại về nguồn cung hiện nay.

Chốt lại, theo tình hình hiện nay, một lý do phổ biến mà chính EC và một số quốc gia như Chi-lê, Israel sử dụng để cấp BBCGQSDSC là “trong các trường hợp khẩn cấp”, “vì mục đích sức khoẻ cộng đồng”, “vì mục đích công cộng phi thương mại”. Tuy nhiên, việc tồn tại những tranh luận đưa ra quan điểm về từ bỏ tạm thời việc độc quyền sáng chế tại các cuộc đàm phán hiện nay tại WTO đem lại hy vọng cho các quốc gia có thể chủ động tiếp cận sáng chế để sản xuất vắc-xin trong nước đảm bảo nguồn cung trong tình huống cấp bách hiện tại của đại dịch COVID-19.

Một phần của tài liệu Điều kiện về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đối với dược phẩm vắc xin covid 19 tiếp cận từ góc nhìn pháp lý và thực tiễn của việt nam (Trang 51 - 52)