7. Bố cục của luận văn: gồm 3 chương
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các trung tâm dịch vụ việc
việc làm của thành phố Hải Phòng
Hải Phòng là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương tại Việt Nam. Hải Phòng là một thành phố lớn với quy mô dân số là 2.028.514 người, thời điểm 1/4/2019 (xếp thứ 7 cả nước sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai, Bình Dương), với mật độ dân số rất cao đạt 1.332 người/km2
(sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Yên), 66,7% dân số trong độ tuổi lao động [50].
GRDP Hải Phòng năm 2020 theo giá hiện hành đạt 276,6 nghìn tỷ Việt Nam đồng, xếp 6/63 tỉnh thành cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố đạt 11,22 % top 2 cả nước, GRDP bình quân đầu người ước đạt 5.863 USD năm 2020 gấp 1,93 lần so với năm 2015, xếp 6/63 tỉnh thành. Thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành sơ bộ năm 2019 là 5,576 triệu đồng/tháng, xếp 7/63 tỉnh thành. Chỉ tiêu tăng trưởng GRDP nhiệm kỳ Đảng bộ khóa 2020 - 2025 tối thiểu 14,5%/năm, chỉ tiêu GRDP/người năm 2025 là 11.800 USD, cao nhất trong số các tỉnh thành cả nước [50].
Hiện thành phố có khoảng 15.225 doanh nghiệp đang hoạt động, với tổng số 506.789 công nhân lao động. Số lao động nhập cư tại Hải Phòng chiếm 24%. Công nhân lao động nhập cư làm việc tại khu kinh tế Hải Phòng chiếm trên 30%. Dự báo đến năm 2025, số lao động tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn Hải Phòng đạt khoảng 800.000 đến 1 triệu người [50].
Sở LĐTBXH thành phố Hải Phòng đã thành lập một phòng chuyên môn để tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Sở về lĩnh vực QLNN đối với các TTDVVL là phòng Việc làm, An toàn Lao động, nội dung bao gồm các nhiệm vụ: Tham mưu triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình, dự án, giải pháp về việc làm, các trung tâm, đơn vị làm dịch vụ và giới thiệu việc làm, công tác thông tin thị trường lao động, tham gia các đợt kiểm tra, giám sát, thẩm định thuộc lĩnh vực việc làm và một số nội dung khác.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, toàn thành phố Hải Phòng ước giải quyết việc làm cho 26.500 lượt lao động, bằng 47,83% kế hoạch năm và bằng 94,31% so với cùng kỳ năm 2019. Số lao động giải quyết việc làm giảm so với cùng kỳ năm 2019 do ảnh hưởng của dịch Covid-19, số lượng xuất khẩu lao động cũng giảm 49,30% so với cùng kỳ [50].
Ngoài ra, thành phố chú trọng công tác triển khai thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ; theo đó, đã tiếp nhận và trình UBND thành phố ra quyết định hỗ trợ cho 3.215 lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm.
Là một trong những tỉnh, thành phố đông dân nhất cả nước, dân số trẻ và năng động, Hải Phòng có nhiều lợi thế để phát triển nguồn nhân lực không chỉ dồi dào về số lượng mà còn mạnh về chất lượng. Để công tác giải quyết việc làm cho người lao động thực sự hiệu quả, lâu dài, Hải Phòng xác định rằng
việc bồi dưỡng năng lực, trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân sự đóng vai trò quan trọng. Nhằm tránh việc đào tạo nửa vời, lãng phí thời gian và công sức của học viên mà vẫn không đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, thành phố chủ trương kết nối cơ sở dạy nghề với các doanh nghiệp để doanh nghiệp trực tiếp tham gia đào tạo người lao động ở những ngành nghề mà chính họ đang cần từ các khâu xây dựng chương trình, giảng dạy, thực hành tại cơ sở sản xuất, đánh giá năng lực học viên. Bên cạnh việc tiếp tục đầu tư cho cơ sở vật chất, môi trường học tập, hỗ trợ học phí cho người học..., sự kết nối trên nhiều phương diện với doanh nghiệp sử dụng lao động được kỳ vọng sẽ tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao để kịp thời bắt kịp xu hướng của thị trường lao động trong thời đại 4.0 và góp phần tạo dựng nền tảng vững chắc cho kinh tế Hải Phòng.
Để công tác giải quyết việc làm cho người lao động thực sự hiệu quả và mang tính bền vững, trong thời gian tới, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hải Phòng cũng như Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hải Phòng sẽ chú trọng đồng thời cả hoạt động kết nối cung – cầu lao động và bồi dưỡng, cải thiện trình độ, kỹ năng cho người lao động với mục tiêu giúp người lao động thích nghi và đáp ứng được những yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường, gia tăng khả năng cạnh tranh và đảm bảo việc làm bền vững trong bối cảnh nhiều thách thức và khó khăn như hiện nay.
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các trung tâm dịch vụ việc làm của thành phố Cần Thơ việc làm của thành phố Cần Thơ
Cần Thơ là một thành phố trực thuộc trung ương, là thành phố hiện đại và phát triển nhất ở đồng bằng sông Cửu Long. Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và thương mại của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Năm 2019, Cần Thơ là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 24 về số dân với 1.282.300 người dân, GRDP đạt 117.500 tỉ đồng, GRDP bình quân
đầu người đạt 94,5 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,50%. Năm 2020 GRDP tăng 1,02%, GRDP bình quân đầu người ước đạt 94,45 triệu đồng/năm, theo kế hoạch là 97,2 triệu đồng/năm [51].
Kết quả tổng điều tra 2019, cũng cho thấy thành phố Cần Thơ là thành phố có mật độ dân số cao (858 người/km²) so với các tỉnh thành khác trong cả nước, đứng thứ 12/63 và cao gấp 3 lần mật độ dân số toàn quốc (290 người/km²) cao gấp 2 lần mật độ dân số ĐBSCL (423 người/km²) [51].
Tính đến tháng 6/2020, Cần Thơ có 8.697 doanh nghiệp đang hoạt động, xếp thứ 15 trên cả nước về số lượng doanh nghiệp đang hoạt động [51].
Cũng như Sở LĐTBXH thành phố Hải Phòng, Sở LĐTBXH thành phố Cần Thơ đã thành lập một phòng chuyên môn để tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Sở về lĩnh vực QLNN đối với các TTDVVL, nội dung bao gồm các nhiệm vụ: Tham mưu triển khai các cuộc rà soát, thống kê thực trạng lao động, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin TTLĐ, điều tra, dự báo xu hướng biến động về nhu cầu của từng lĩnh vực, ngành nghề để kết nối nhu cầu của người cần việc - việc cần người; Giám sát, kiểm tra, thanh tra và hướng dẫn, hỗ trợ các hoạt động về chuyên môn nghiệp vụ cho các TTDVVL; Yêu cầu các đơn vị thực hiện báo cáo định kỳ đúng thời gian quy định để báo cáo các cơ quan chức năng; Kết nối thông tin giữa các TTDVVL với nhau, qua đây tạo môi trường thuận lợi cho việc kết nối thông tin TTLĐ.
Thành phố đã có những hoạt động hỗ trợ TTLĐ như: sàn giao dịch việc làm, ngày hội tuyển dụng, công tác tư vấn hướng nghiệp, dự báo nhu cầu nhân lực; các trường dạy nghề tăng cường hoạt động đào tạo theo nhu cầu xã hội tạo gắn kết nghề nghiệp - việc làm. Hình thức tuyển dụng lao động trực tuyến phát triển mạnh cùng với các chính sách tuyển dụng linh hoạt, thông tin chính sách sử dụng lao động hỗ trợ sinh viên, học sinh, NLĐ tìm việc rõ ràng, công khai.
Đến tháng 8/2020, tổng số người được hỗ trợ học nghề là 851 người, trong đó: 843 người lao động được hỗ trợ học nghề theo chính sách bảo hiểm thất nghiệp, tăng 133 người so với năm 2019. Số người hoàn thành khóa học nghề là 640 và số người tìm được việc làm bằng nghề đã học là 395 người. việc mở rộng các ngành nghề đào tạo nhằm giúp người thất nghiệp nâng cao tay nghề, đáp ứng tốt nhu cầu tuyển dụng nhân lực chất lượng của các doanh nghiệp, sớm quay lại thị trường lao động, ổn định kinh tế - xã hội [51].