Đối với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ nội vụ (Trang 102 - 103)

7. Bố cục của luận văn: gồm 3 chương

3.4.1.Đối với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Một số nội dung cần có văn bản hướng dẫn chi tiết như: Quy định về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động DVVL; Quy định về số lượng cán bộ và yêu cầu trình độ, chuyên môn nghiệp vụ với các vị trí tương ứng; Quy chế làm việc; Quy chế phối hợp; Quy định thống nhất mức thu, minh bạch các khoản thu cho các loại dịch vụ; Quy chế giải quyết khiếu nại, tố cáo, thắc mắc của NLĐ và người tuyển dụng; Quy định về thanh tra, kiểm tra hoạt động của các TTDVVL.

Bộ LĐTBXH cần tiếp tục nghiên cứu, ban hành các văn bản hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động DVVL theo hướng tăng quyền tự chủ cho các trung tâm, gắn quyền lợi của các trung tâm với hiệu quả hoạt động DVVL, tôn trọng các công ước, thông lệ cũng như các quy định của quốc tế về hoạt động DVVL.

Hoàn thiện chính sách về tuyển dụng và tiền lương cho cán bộ hoạt động DVVL nhằm thu hút người có năng lực và tâm huyết vào làm việc tại các TTDVVL.

Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa cung cấp DVVL thông qua việc huy động, đa dạng hóa các nguồn lực cho hoạt động của hệ thống các TTDVVL, đồng thời khuyến khích phát triển các doanh nghiệp hoạt động DVVL.

3.4.2. Đối với UBND thành phố Hà Nội và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội

Tăng cường các biện pháp xử lý phù hợp, kể cả xử lý hình sự đối với các cơ sở có dấu hiệu lừa đảo NLĐ, cụ thể một số nội dung sau: Tăng cường hơn nữa việc kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở DVVL; Tiếp tục có các biện pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thực hiện dự án phát triển TTLĐ và việc làm, góp phần thực hiện các mục tiêu đã đặt ra và tầm nhìn 2025; Bố trí kinh phí, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng khung chương trình và tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ làm công tác QLNN đối với các TTDVVL; Nâng cao năng lực, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện dự án; Tăng cường tuyên truyền quảng bá hoạt động của các TTDVVL và sàn giao dịch việc làm qua các kênh thông tin đại chúng, các hội thảo, xây dựng chuyên mục Lao động – Việc làm nhằm mục đích nâng cao nhận thức của NLĐ, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về vai trò của TTDVVL đối với công tác GQVL, phát triển TTLĐ.

Sở LĐTBXH phối hợp với các sở, ngành có liên quan (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố) quản lý, sử dụng và điều hành nguồn vốn vay quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm có hiệu quả.

Khuyến nghị UBND thành phố Hà Nội phê duyệt việc “Tổ chức hoạt động Hệ thống sàn giao dịch việc làm thành phố Hà Nội” trở thành nhiệm vụ thường xuyên hàng năm của Trung DVVL Hà Nội.

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ nội vụ (Trang 102 - 103)