7. Bố cục của luận văn: gồm 3 chương
3.3.1. Cụ thể hóa các quy định pháp luật đối với các trung tâm dịch vụ
Trong thời đại toàn cầu hóa - tự do hóa, cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang diễn ra mạnh mẽ, đem lại những cơ hội việc làm có năng suất cao hơn kèm theo những thách thức về nguy cơ mất việc làm, nhất là trong những ngành lao động phổ thông; hội nhập kinh tế và vấn đề di chuyển lao động, phân công lao động quốc tế. Trong khi thành phố Hà Nội cũng như cả nước vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong GQVL cho NLĐ như: chất lượng việc làm chưa cao; tính ổn định, bền vững trong việc làm còn thấp; GQVL cho sinh viên tốt nghiệp ra trường, nhất là sinh viên người dân tộc thiểu số; chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực nông thôn theo hướng phi nông nghiệp; cung ứng lao động đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, thị trường lao động; chính sách bảo hiểm thất nghiệp chưa thực sự trở thành một công cụ quản trị thị TTLĐ hiệu quả; hệ thống thông tin TTLĐ chưa hoàn thiện đặt ra nhiều vấn đề đối với thành phố Hà Nội trong thực hiện chức năng QLNN về việc làm, hoạt động DVVL nói chung cũng như đối với các TTDVVL nói riêng. Do đó, để tăng cường công tác QLNN đối với các TTDVVL trong giai đoạn tới, thành phố Hà Nội cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:
3.3.1. Cụ thể hóa các quy định pháp luật đối với các trung tâm dịch vụ việc làm việc làm
Trách nhiệm tạo và GQVL của các cơ quan Nhà nước của thành phố Hà Nội được cụ thể hóa trong các chính sách ưu đãi, khuyến khích tạo việc làm ở trong và ngoài nước; các chương trình, đề án của Nhà nước về việc làm và
một số chính sách riêng về việc làm cho các đối tượng đặc thù như lao động nữ, lao động là người khuyết tật, góp phần tạo môi trường thuận lợi cho mọi NLĐ bình đẳng tham gia TTLĐ, tạo cơ hội cho họ tìm việc làm và tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, bảo đảm việc làm bền vững.
DVVL là hoạt động có tính nhạy cảm cao. Do vậy, nếu QLNN chỉ là hình thức và buông lỏng thì hoạt động DVVL sẽ phát triển tự do, dẫn đến thu phí vô tổ chức, cạnh tranh không lành mạnh, gây thiệt hại về quyền lợi cho NLĐ và doanh nghiệp tuyển dụng lao động, thậm chí cho cả nền kinh tế của Thủ đô, dẫn đến những rối loạn trong hoạt đ ộng của nền kinh tế - xã hội. Vì vậy, các quy định pháp luật đối với các TTDVVL cần được cụ thể hóa một cách kịp thời.
Bên cạnh các Nghị định và Thông tư hướng dẫn của Chính phủ, Bộ LĐTBXH, để các hoạt động DVVL được tiến hành một cách triệt để, công khai, minh bạch và phát triển đúng hướng, phù hợp với xu thế của quốc tế thì cần thiết phải xây dựng các văn bản chi tiết hơn nữa để hướng dẫn đối với các TTDVVL, cụ thể như sau: Xây dựng một số văn bản chi tiết về điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với các TTDVVL, khiếu nại của NLĐ, của NSDLĐ, các quy định về khen thưởng và kỷ luật, xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoạt động DVVL, cụ thể hóa các chính sách về tuyển dụng và tiền lương cho cán bộ hoạt động DVVL nhằm thu hút người có năng lực vào làm việc tại các TTDVVL, cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá và các quy định về xếp loại, xếp hạng đối với các TTDVVL. Đồng thời, Thành phố chỉ đạo, hướng dẫn các quận, huyện, thị xã tổ chức thu thập, cập nhật cơ sở dữ liệu về cung – cầu lao động trên địa bàn thành phố cũng như trên toàn quốc, phục vụ cho công tác QLNN về DVVL và hoạch định các chính sách lao động, việc làm khả thi, hiệu quả và phù hợp với tình hình kinh tế của địa phương, tổ chức điều tra nhu cầu sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp hàng
năm, xuất bản các ấn phẩm, báo cáo, bản tin cập nhật về thông tin TTLĐ hàng quý, dự báo TTLĐ trong ngắn hạn và dài hạn, báo cáo đánh giá tình hình lao động, việc làm trước những thay đổi, tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do, tình hình việc làm của các nhóm đối tượng yếu thế, đặc thù.