Kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ nội vụ (Trang 66)

7. Bố cục của luận văn: gồm 3 chương

2.3.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức

chức quản lý nhà nước đối với trung tâm dịch vụ việc làm

2.3.3.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy

Với vai trò là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hà Nội, Sở LĐTBXH Hà Nội thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND Thành phố QLNN về lao động, việc làm, dạy nghề và một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố. Sở LĐTBXH Hà Nội đã được cải cách, sắp xếp theo hướng gọn

nhẹ, tinh giản biên chế và thu gọn các phòng ban, đầu mối (Từ 13 phòng bao gồm: Phòng Hành chính, tổng hợp; Phòng Tổ chức; Phòng Kế toán; Phòng Người có công; Phòng Bảo trợ xã hội; Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới; Phòng Dạy nghề; Phòng Tiền lương; Phòng Bảo hiểm xã hội; Phòng Thanh tra; Phòng Kế hoạch, tài chính; Phòng Chính sách Việc làm; Phòng An toàn lao động xuống còn 9 phòng – theo Sơ đồ 2.1).

Giám đốc Sở là người đứng đầu, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở và các công việc được UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố phân công hoặc ủy quyền.

Sơ đồ tổ chức của Sở LĐTBXH Hà Nội:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội

Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội

1. Văn Phòng Sở 2. Phòng Ngƣời có công 3. Phòng Bảo trợ xã hội 4. Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới 5. Phòng Dạy nghề GIÁM ĐỐC SỞ Phó Giám đốc Sở Phó Giám đốc Sở Phó Giám đốc Sở Phó Giám đốc Sở 6. Phòng Tiền lƣơng – BHXH 7. Phòng Thanh tra. 8. Phòng Kế hoạch – Tài chính 9. Phòng Việc làm – An toàn lao động

10. Chi cục Phòng, chống TNXH

Theo phân cấp quản lý, Sở LĐTBXH là cơ quan tham mưu giúp UBND Thành phố trong lĩnh vực LĐTBXH, còn Phòng việc làm, An toàn lao động có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng QLNN về lĩnh vực việc làm, TTLĐ, BHTN; bảo hộ, an toàn lao động, vệ sinh lao động trên địa bàn Thành phố theo quy định của pháp luật.

2.3.3.2. Phát triển đội ngũ cán bộ

Tính đến hết quý III năm 2020, Sở LĐTBXH có 134 cán bộ, trong đó Phòng Việc làm, An toàn Lao động có 15 cán bộ. TTDVVL Hà Nội có tổng số: 195 cán bộ, nhân viên trong đó có 186 người đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học và trên đại học [43]. Tính đến nay, toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ của Sở LĐTBXH Hà Nội và TTDVVL Hà Nội đều đã được cấp chứng chỉ tin học do Trung tâm Đào tạo Công nghệ thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp.

Đối với các DNDVVL có tổng số 1.765 cán bộ, nhân viên, trong đó có 1.136 người đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học và trên đại học [42].

Sở LĐTBXH Hà Nội đã phối hợp cùng các tổ chức, đơn vị như Trường đào tạo cán bộ lao động xã hội, Trung tâm nâng cao năng lực cộng đồng, Tổ chức Lao động quốc tế,… tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn dưới hình thức tập trung và trực tuyến về công nghệ thông tin; kỹ năng lãnh đạo, quản lý; nghệ thuật quản lý nhân viên; quản lý tư vấn; quản lý dự án; quản lý mâu thuẫn; phân tích nhu cầu các dự án phát triển; xây dựng chiến lược phát triển tổ chức; phân tích nhu cầu và xây dựng chương trình đào tạo và các khóa tập huấn kỹ năng mềm khác.

Sở LĐTBXH Hà Nội cùng các TTDVVL đã cử cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên giáo dục nâng cao tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, viên chức và NLĐ. Chủ yếu công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chứng, NLĐ được Sở LĐTBXH và TTDVVL Hà Nội chú trọng, còn đối với các DNDVVL, việc tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các lớp nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ vẫn chưa được quan tâm.

Số lượt cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ tham gia các lớp đào tạo được thống kê tại bảng sau:

Bảng 2.2. Số lượt cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ tham gia các lớp đào tạo từ năm 2016 đến hết quý III/2020

STT

Hình thức học

Số liệu qua các năm

2016 2017 2018 2019 Quý III/2020 Số lớp Học viên (lượt) Số lớp Học viên (lượt) Số lớp Học viên (lượt) Số lớp Học viên (lượt) Số lớp Học viên (lượt) 1 Tập trung 56 2.040 54 2.455 33 1.061 35 1.132 8 25 2 Trực tuyến 0 0 0 0 0 0 0 0 25 190 Tổng số 56 2.040 54 2.455 33 1.061 35 1.132 33 215

Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội

Số lượt cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ tham gia các lớp tập huấn với các nội dung khác nhau qua các năm có nhiều biến động.

Trước năm 2018, số lượng các DNDVVL còn tương đối lớn nên số lớp được tổ chức và số lượt học viên tham gia hàng năm là tương đối lớn, 100% là đạo tạo tập trung, cụ thể: Năm 2017 số lớp tuy giảm 2 lớp so với năm 2016 nhưng số lượt học viên tăng 415 lượt (tăng 20,3%). Đến năm 2018, sau khi phát hiện và thanh lọc 677 DNDVVL trên địa bàn thành phố không đủ điều kiện hoạt động, số lượt học viên tham gia các lớp tập huấn cũng giảm đáng kể, giảm 1.394 lượt (56,8%). Năm 2019, số lượt học viên tăng 71 lượt (6,69%). Tuy nhiên, đến năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các lớp đào tạo chuyển đổi từ tập trung chủ yếu sang hình thức đào tạo trực tuyến với tổng số lớp là 33 và tổng số lượt học viên tham dự là 215 lượt.

Đội ngũ nhân lực làm việc tại các Điểm, Sàn GDVL vệ tinh và công tác phân tích – dự báo từng bước được đào tạo bài bản, nâng cao tính chuyên nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.

2.3.4. Hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất đối với trung tâm dịch vụ việc làm trung tâm dịch vụ việc làm

Việc hỗ trợ về tài chính cho các TTDVVL để đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất và trang thiết bị còn rất hạn chế, chủ yếu là đầu tư nâng cấp các hạng mục đã xuống cấp nên chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của TTLĐ. Điều đó dẫn đến một số TTDVVL cơ sở vật chất còn nghèo nàn, trang thiết bị sơ sài, lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ đặt ra. Cụ thể tại trụ sở chính và hai cơ sở làm việc của TTDVVL Hà Nội cơ sở vật chất vẫn còn hạn chế: toàn bộ hệ thống phòng làm việc được đưa vào sử dụng trong các hoạt động của Sàn giao dịch việc làm, phòng dành cho hoạt động của phiên giao dịch chưa được nâng cấp, sửa chữa và mang tính chuyên nghiệp, các hoạt động của khu vực thông tin và tư vấn của phiên diễn ra ngoài trời, thậm chí có phiên giao dịch trung tâm phải bố trí bàn tuyển dụng lao động tại khu vực nhà để xe của Trung tâm, hoạt động điều hành, giám sát phiên giao dịch việc làm hiện nay còn phải làm thủ công, trực tiếp, chưa có máy móc, thiết bị công nghệ hỗ trợ.

2.3.5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật đối với trung tâm dịch vụ việc làm dịch vụ việc làm

Hàng năm, Sở LĐTBXH đã xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra các đơn vị đang hoạt động; thực hiện kiểm tra định kỳ, thực hiện thu thập và tổng hợp số liệu báo cáo định kỳ (theo mẫu quy định) của các TTDVVL để báo cáo các cơ quan chức năng như Bộ LĐTBXH, UBND Thành phố và Tổng cục Thống kê. Phòng Việc làm, An toàn Lao động được Sở LĐTBXH giao nhiệm vụ đề xuất kế hoạch kiểm tra, trong đó nêu phương án kiểm tra, nội dung kiểm tra, thời gian kiểm tra cụ thể.

Định kỳ, cơ quan giám sát của UBND Thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị, hội thảo sơ kết và tổng kết để giám sát việc quản lý. Qua những hội nghị, hội thảo đó, các cơ quan chức năng đã chỉ ra được những ưu điểm, nhược điểm, tồn tại, nguyên nhân cũng như đề ra những biện pháp, giải pháp để các cơ quan quản lý ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý. Việc giám sát hoạt động của các TTDVVL bao gồm các nội dung sau: Việc tuyển dụng, sử dụng lao động, bổ nhiệm và sa thải NLĐ; cử cán bộ tham dự các phiên giao dịch việc làm để giám sát và thông tin một cách kịp thời, nhanh chóng; việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cấp chứng chỉ nghề nghiệp cho cán bộ.

Sau mỗi đợt thanh tra, Sở LĐTBXH đều có báo cáo, hàng năm có tổ chức tổng kết để đánh giá những việc đã làm được, chưa làm được cần rút kinh nghiệm, mức độ hoàn thành mục tiêu; Chỉ ra những tồn tại, hạn chế và đưa ra các giải pháp để khắc phục. Tính đến năm 2018, nhờ làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên, liên tục, thành phố Hà Nội đã phát hiện và thanh lọc 677 doanh nghiệp hoạt động DVVL trên địa bàn thành phố không đủ điều kiện hoạt động với các lý do cụ thể như: Không có giấy phép hoạt động, giấy phép hoạt động đã hết hạn nhưng vẫn cố tình hoạt động chui, không có trụ sở làm việc, có trụ sở làm việc nhưng không đảm bảo các tiêu chuẩn tối thiểu về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp, v.v…

2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với các trung tâm dịch vụ việc làm của thành phố Hà Nội

2.4.1. Kết quả

QLNN đối với các TTDVVL của thành phố Hà Nội luôn đặt mục tiêu GQVL cho NLĐ là mục tiêu hàng đầu, mục tiêu xuyên suốt trong mọi hoạt động của các TTDVVL. Với sự cố gắng của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, thành phố Hà Nội đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận sau:

Thứ nhất, trong tổ chức quản lý, bộ máy quản lý đã được tổ chức lại theo hướng tinh gọn, kiện toàn từng bước, hoạt động ngày càng hiệu quả. Việc phân cấp, phân quyền rõ ràng, rành mạch hơn, kèm theo đó, các quy trình quản lý đã gắn được trách nhiệm của cán bộ quản lý trong từng bộ phận của bộ máy quản lý.

Thứ hai, về chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức tham gia QLNN đối với các TTDVVL:

Công tác tuyển chọn cán bộ, công chức được chú trọng, việc tổ chức các kỳ tuyển dụng công chức, viên chức được thực hiện nghiêm túc, minh bạch, đúng quy định. Thành phố cũng có cơ chế thu hút, đãi ngộ đối với nhân lực chất lượng cao. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được quan tâm, tổ chức thực hiện thường xuyên. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được chú trọng, không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng; tổ chức có hiệu quả các lớp đào tạo cán bộ nguồn, các lớp đào tạo ngoại ngữ, công nghệ thông tin, chuyên môn sâu ở nước ngoài. Các lớp đào tạo cán bộ có nhiều đổi mới trong nội dung, phương thức tổ chức giảng dạy, học tập, quản lý. Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 2315/QĐ-UBND, ngày 17/4/2017 về “Phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020”. Việc bảo đảm kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện đúng theo quy định.

Công tác đánh giá, phân loại cán bộ, công chức của thành phố có nhiều đổi mới theo hướng đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, chú trọng kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao trong đánh giá cán bộ, công chức; đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Thành ủy Hà Nội đã ban hành Quyết định số 3814-QĐ/TU ngày 16/5/2018, về “Ban hành Quy định khung tiêu chí đánh giá hằng tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong

hệ thống chính trị thành phố Hà Nội”, theo đó, thành phố là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành quy định về khung tiêu chí và quy trình đánh giá cán bộ trong hệ thống chính trị. Trên cơ sở những quy định này, việc đánh giá, xếp loại hàng tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức ở các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã đã được thực hiện một cách nghiêm túc và từng bước đi vào nề nếp, là cơ sở để bố trí, sử dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thành phố nói chung cũng như trong hoạt động QLNN đối với các TTDVVL nói riêng bước đầu được nâng lên, việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân và doanh nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực, làm gia tăng mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp.

Thứ ba, hoạt động QLNN đối với các TTDVVL của thành phố Hà Nội đã được lập kế hoạch, xây dựng phương án, đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể. Phát huy được vai trò, hiệu quả hoạt động của các TTDVVL trong việc kết nối cung - cầu lao động, công khai minh bạch các mức phí dịch vụ, nâng cao nhận thức pháp luật về lao động - việc làm đối với các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là NLĐ, NSDLĐ thông qua kênh tuyên truyền của TTDVVL.

Thứ tư, việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong công tác quản lý đã rút ngắn được thời gian xử lý công việc, giảm thiểu nhân lực, cung cấp và phản ánh kịp thời thông tin quản lý. Việc công khai, minh bạch, rõ ràng, đầy đủ, chính xác các quy định, thủ tục hành chính trong lĩnh vực lao động, việc làm là một trong những giải pháp nhằm tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận, tìm hiểu, thực hiện đúng quy định, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và đồng thời thực hiện quyền giám sát đối với cán bộ, công chức trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính. Nhờ vậy, hiệu quả công tác quản lý ngày càng được nâng cao.

So với mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra của đề án “Tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động Sàn giao dịch việc làm thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 - 2015 và định hướng đến năm 2020” thì hoạt động của hệ thống sàn GDVL thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 – 2018 đã đạt được những thành công như sau: Hoàn thành sớm việc hình thành hệ thống Sàn GDVL thành phố Hà Nội. Các hoạt động giao dịch việc làm được tổ chức đồng bộ từ Sàn trung tâm cho đến các điểm, sàn GDVL vệ tinh. Việc tham gia trên toàn bộ hệ thống Sàn là hoàn toàn giống nhau không còn phân biệt giúp cho hoạt động điều tiết, ổn định TTLĐ Thành phố. Nâng cao được chất lượng phiên GDVL qua việc kết hợp nhiều hình thức từ đó nâng cao hiệu quả kết nối cung – cầu lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn. Tần suất tổ chức phiên GDVL được duy trì ổn định 2 lần/tuần, với hình thức đa dạng (định kỳ, chuyên đề, lưu động, lồng ghép, online) đáp ứng tối đa nhu cầu việc làm cho từng đối tượng lao động, chứng tỏ sự đúng đắn của định hướng mở các điểm và sàn GDVL vệ tinh tại các quận, huyện. NLĐ dễ dàng tham gia vào phiên giao dịch việc làm,

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ nội vụ (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)