7. Bố cục của luận văn: gồm 3 chương
3.1.1. Dự báo thị trường lao động Hà Nội đến năm 2030
Dịch bệnh Covid-19 đã khiến TTLĐ lao đao và tỷ lệ mất việc làm gia tăng đáng kể. Báo cáo của Tổng cục Thống kê nêu rõ, dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam từ tháng 1/2020 đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lao động, việc làm trong các ngành và tại tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, ảnh hưởng rõ rệt nhất vào quý II năm 2020 khi tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng xuất hiện và đặc biệt là việc áp dụng các quy định về giãn cách xã hội được thực hiện triệt để trong tháng 4/2020.
Cụ thể, tính đến tháng 6/2020, cả nước có 30,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 bao gồm những người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập. Ảnh hưởng do giảm thu nhập chiếm tỷ trọng cao nhất với 57,3% tổng số người bị ảnh hưởng (tương ứng 17,6 triệu người). Trong tổng số 30,8 triệu người bị ảnh hưởng, có 28,7 triệu người có việc làm; 897,5 nghìn người thất nghiệp và 1,2 triệu người nằm ngoài lực lượng lao động (không tham gia hoạt động kinh tế). Đáng chú ý, lực lượng lao động giảm sâu kỷ lục, lao động nữ là nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề hơn so với lao động nam trong bối cảnh dịch Covid-19 [49].
Không những thế, khảo sát điều tra và tổng hợp cũng đánh giá lao động có việc làm giảm mạnh nhất trong vòng 10 năm qua, cụ thể: lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý II năm 2020 là 51,8 triệu người, giảm 2,4 triệu người so với quý trước và giảm gần 2,6 triệu người so với cùng kỳ năm 2019, đây là mức giảm nhiều nhất trong vòng 10 năm qua [49].
Lao động có việc làm trong quý II/2020 giảm tương ứng so với mức giảm của lực lượng lao động. Điều này cho thấy, dịch Covid-19 đã làm cho đa số NLĐ mất việc phải tạm thời rời khỏi TTLĐ trong thời gian dịch bệnh lây lan, đặc biệt là trong tháng 4/2020 khi các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng nghiêm túc và triệt để. Hơn nữa, thiếu việc làm trong độ tuổi quý II năm 2020 là 1,4 triệu người, tăng 292 nghìn người so với quý trước và tăng 648,4 nghìn người so với cùng kỳ 2019 [49].
Thêm vào đó, thu nhập bình quân tháng của lao động giảm, là năm đầu tiên ghi nhận mức giảm thu nhập trong vòng 5 năm qua, trong đó, thu nhập bình quân tháng của lao động quý II/2020 đạt 5,2 triệu đồng, giảm 525 nghìn đồng so với quý trước và giảm 279 nghìn đồng so với cùng kỳ 2019. Đây là năm đầu tiên thu nhập của lao động trong quý II giảm so với cùng kỳ năm trước trong 5 năm qua (giảm 5,1%) [49].
Hơn nữa, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong vòng 10 năm qua; tỷ lệ NLĐ không có việc làm và không tham gia học tập hoặc đào tạo tăng lên, gồm có: số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II năm 2020 là gần 1,3 triệu người, tăng 192,8 nghìn người so với quý I và tăng 221 nghìn người so với cùng kỳ 2019 [49].
Tính chung 6 tháng qua, lực lượng lao động giảm, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ vẫn ở mức thấp; Lao động có việc làm giảm mạnh so với 6 tháng đầu năm 2019; Thu nhập của NLĐ giảm và thất nghiệp tăng lên biểu hiện ở con số, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động 6 tháng đầu
năm 2020 là gần 1,2 triệu người, tăng 123,9 nghìn người so với cùng kỳ 2019. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động 6 tháng đầu năm 2020 là 2,47%, cao gấp 1,14 lần so với cùng kỳ 2019 [49].
Trong khi đó, thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam nêu rõ, chỉ tính riêng tại Hà Nội kể từ Tết Nguyên đán cho đến nay đã có 10.000 trường hợp khai báo hưởng BHTN, tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái.
Rõ ràng, dịch Covid-19 đang tác động trực tiếp đến nhiều ngành nghề, trong đó các lao động phổ thông và lao động làm việc trực tiếp bị ảnh hưởng không nhỏ. Thách thức này đòi hỏi ngành đào tạo nhân lực phải làm sao đào tạo ra những lao động đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Dự báo đến năm 2030, TTLĐ có nhiều biến động, nhiều việc làm mới được tạo ra, đồng thời cũng có nhiều việc làm mất đi. Đặc biệt khi Việt Nam đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu. Sự đổi mới mô hình tăng trưởng này tác động đến TTLĐ, theo đó, các ngành nghề thâm dụng lao động sẽ dần nhường chỗ cho các ngành, nghề mới với nhu cầu lao động có trình độ cao.
Xu hướng chuyển dịch lao động ngày càng tăng, đặc biệt từ khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức, từ nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
Lao động khu vực chính thức tăng (hiện nay, đang chiếm khoảng 40%, phấn đấu đến năm 2030 tăng lên 60-70%) đồng nghĩa với số lượng NLĐ tham gia bảo hiểm xã hội, BHTN tăng. Do đó, trọng trách của các TTDVVL cũng ngày một gia tăng để hỗ trợ NLĐ thất nghiệp nhanh chóng quay trở lại TTLĐ. Những xu hướng thay đổi chung của thế giới ngày một rõ nét, đặc biệt là thay đổi về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu, toàn cầu hóa, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã tác động trực tiếp, toàn diện đến TTLĐ, trong đó có TTLĐ
của Việt Nam. Theo nghiên cứu của Tổ chức Lao động quốc tế ILO, các quốc gia thuộc ASEAN, như Campuchia, Indonesia, Phillipines, Thái Lan và Việt Nam là các quốc gia có tới 56% lao động, tương đương với 137 triệu người sẽ có nguy cơ chịu ảnh hưởng cao bởi lực lượng lao động là robot. Riêng dệt may, da giầy hiện đang là các ngành thâm dụng lao động nhiều nhất tại các quốc gia như Indonesia, Việt Nam và Campuchia, trong đó 86% công nhân ngành dệt may của Việt Nam, 64% của Indonesia và 88% công nhân của Campuchia sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm của xu hướng tự động hóa.
Những biến động nêu trên của TTLĐ đòi hỏi phải tăng cường đầu tư cung cấp DVVL. Để xã hội hóa cung cấp DVVL thì không chỉ khuyến khích phát triển DVVL tư nhân mà còn cần phải có các giải pháp đồng bộ nâng cao năng lực cung cấp DVVL của các tổ chức DVVL, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và những biến động nêu trên của TTLĐ.