7. Bố cục của luận văn: gồm 3 chương
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Về vị trí địa lý: Nằm chếch về phía Tây Bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km² [49].
- Về địa hình, thủy văn: Hà Nội được hình thành từ châu thổ sông Hồng. Hiện nay, có 7 sông chảy qua Hà Nội: sông Hồng, sông Đuống, sông Đà, sông Nhuệ, sông Cầu, sông Đáy, sông Cà Lồ. Trong đó, đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài tới 163km (chiếm 1/3 chiều dài của con sông này chảy qua lãnh thổ Việt Nam) [49].
- Về khí hậu, thời tiết: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Hà Nội có đặc trưng nổi bật là gió mùa ẩm, nóng và mưa nhiều về mùa hè, lạnh và ít mưa về mùa đông; được chia thành bốn mùa rõ rệt trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông, nhiệt độ trung bình năm 24,9°C, độ ẩm trung bình 80 - 82%. Lượng mưa trung bình trên 1700mm/năm (khoảng 114 ngày mưa/năm) [49].
- Về đất đai: Hà Nội có tổng diện tích đất tự nhiên 92.097 ha, trong đó, diện tích đất nông nghiệp chiếm 47,4%, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 8,6%, đất ở chiếm 19,26%. Xuất phát từ yêu cầu sử dụng đất của Thủ đô Hà Nội, có 2 nhóm đất có ý nghĩa lớn nhất đối với phát triển kinh tế - xã hội, đó là đất nông lâm nghiệp và đất xây dựng [49].
- Về giao thông: Từ Thủ đô Hà Nội, có thể đi khắp mọi miền đất nước bằng các loại phương tiện giao thông. Đường không có sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay Gia Lâm. Đường bộ có xe ô tô khách liên tỉnh xuất phát từ các bến xe phía Nam, Gia Lâm, Nước Ngầm tỏa đi khắp mọi miền trên toàn quốc. Hà Nội là đầu mối giao thông của 5 tuyến đường sắt trong nước và đường sắt liên vận sang Bắc Kinh, đi nhiều nước châu Âu. Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng với nhiều tỉnh thành lân cận [49].