Hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm của thành phố Hà

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ nội vụ (Trang 56)

7. Bố cục của luận văn: gồm 3 chương

2.2.2. Hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm của thành phố Hà

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm

từ 2016 đến hết quý III năm 2020

Nội dung Đơn vị tính Năm 2016 2017 2018 2019 9 tháng đầu năm 2020 Số lượt NLĐ được tư vấn Lượt người 148.766 250.020 336.984 1.032.000 1.763.524 Số lượt NSDLĐ được tư vấn Lượt người 12.006 13.450 15.450 30.450 18.766 Số lượt người được GTVL Lượt người 58.956 135.784 136.562 166.778 61.376 Số người được tuyển dụng Người 27.580 59.700 50.338 49.910 16.026 Số người được đào tạo, nâng cao kỹ năng

Người 2.778 3.536 3.722 6.538 5.552

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của Sở LĐTBXH Hà Nội và Trung tâm DVVL Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020

Từ bảng trên ta thấy trong giai đoạn từ năm 2016 đến hết quý III năm 2020, số lượt NLĐ tìm đến các TTDVVL và được tư vấn qua các năm đều tăng, cụ thể được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1: Số lượt người lao động được tư vấn qua các năm từ năm 2016 đến hết quý III năm 2020

Năm 2017, số lượt NLĐ tìm đến các TTDVVL để được tư vấn tăng 101.245 lượt so với năm 2016 (tăng 68%), năm 2018 tăng 86.964 lượt (34,8%) so với năm 2017, năm 2019 tăng 695.016 lượt (206,2%) và đến hết quý III năm 2020 tăng 731.524 lượt (70,9%) so với năm 2019.

Các nội dung NLĐ được các TTDVVL tư vấn như: học nghề để có thể lựa chọn nghề, công việc, trình độ đào tạo, nơi học phù hợp với khả năng và nguyện vọng của bản thân, tư vấn về kỹ năng thi tuyển, về tự tạo việc làm, tìm việc làm trong và ngoài nước, tư vấn về chính sách, pháp luật lao động của NLĐ.

Có được kết quả như vậy nhờ vào việc các TTDVVL đã đa dạng hóa các nội dung tư vấn trực tiếp đối với các đối tượng. Ngoài ra, các TTDVVL còn tích cực áp dụng công nghệ hiện đại trong công tác tư vấn như trực tuyến qua

website, tổng đài 1900, SMS. Đặc biệt trong tình hình nền kinh tế của Việt Nam nói chung và nền kinh tế Thủ đô nói riêng đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 nên tỷ lệ mất việc làm gia tăng đáng kể, do vậy số NLĐ tìm đến các TTDVVL để được tư vấn ngày càng gia tăng.

Biểu đồ 2.2: Số lượt người sử dụng lao động được tư vấn qua các năm từ năm 2016 đến hết quý III năm 2020

Ngược lại, cũng do ảnh hưởng bởi nền kinh tế khủng hoảng bởi đại dịch Covid-19, số lượng các doanh nghiệp phá sản, giải thể gia tăng đáng kể. Do vậy, số NSDLĐ tìm đến các TTDVVL để được tư vấn có biến động qua các năm, tuy nhiên giảm mạnh vào năm 2020, cụ thể như sau:

Năm 2017, số lượt NSDLĐ tìm đến các TTDVVL để được tư vấn tăng 1.444 lượt (tương đương 12,03%) so với năm 2016, năm 2018 tăng 2.000 lượt (14,9%) so với năm 2017, năm 2019 tăng 15.000 lượt (97,1%) so với năm 2018 và tính đến hết quý III năm 2020 giảm 11.684 lượt (giảm 38,4%) so với năm 2019.

Các nội dung tư vấn đối với NSDLĐ cụ thể như: Tư vấn cho NSDLĐ về tuyển dụng lao động, về quản trị và phát triển nguồn nhân lực, về sử dụng lao động và phát triển việc làm, tư vấn về chính sách, pháp luật lao động cho NLĐ, NSDLĐ.

Biểu đồ 2.3: Số lượt người được giới thiệu việc làm qua các năm từ năm 2016 đến hết quý III năm 2020

Cũng từ nguyên nhân trên, do ảnh hưởng bởi nền kinh tế khủng hoảng bởi đại dịch Covid-19, số lượt NLĐ được các TTDVVL GTVL mặc dù có tăng qua các năm từ năm 2016 đến năm 2019, tuy nhiên lại giảm mạnh vào năm 2020, cụ thể:

Năm 2017, số lượt NLĐ được GTVL tăng 76.828 lượt (tương ứng 130,3%) so với năm 2016, năm 2018 tăng 778 lượt (0,58%) so với năm 2017, năm 2019 tăng 30.216 lượt (22,1%) so với năm 2018, và tính đến hết quý III năm 2020 giảm 105.402 lượt (giảm 63,2%) so với năm 2019.

Biểu đồ 2.4: Số người được tuyển dụng qua các năm từ năm 2016 đến hết quý III năm 2020

Số NLĐ được các TTDVVL GTVL thành công và được NSDLĐ tuyển dụng vào làm việc qua các năm có nhiều biến động, cụ thể:

Năm 2017, số người được tuyển dụng tăng 32.120 người (116,5%) so với năm 2016, năm 2018 giảm 9.362 người (15,7%) so với năm 2017, năm 2019 giảm 428 người (0,85%) so với năm 2018, hết quý III năm 2020 giảm 33.884 người (giảm 67,9%) so với năm 2019.

Biểu đồ 05: Số người được tuyển dụng so với số người được GTVL qua các năm từ năm 2016 đến hết quý III năm 2020

Số người được tuyển dụng so với số người được giới thiệu việc làm cụ thể qua các năm như sau:

Năm 2016, tổng số người được tuyển dụng, GTVL thành công qua các TTDVVL so với số lượt NLĐ được tư vấn chiếm 46,8%, năm 2017 chiếm 43,97%, năm 2018 36,86%, năm 2019 29,93%, và tính đến hết quý III năm 2020 chiếm 26,11%.

Mặc dù vậy, không thể phủ nhận vai trò của các TTDVVL – một công cụ giải quyết việc làm đặc biệt và hữu hiệu cùng những lợi ích mà các TTDVVL đã đem lại cho sự phát triển kinh tế – xã hội Thủ đô.

2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với trung tâm dịch vụ việc làm của thành phố Hà Nội

2.3.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đối với trung tâm dịch vụ việc làm đối với trung tâm dịch vụ việc làm

Nhận thức ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác QLNN, song song với các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các cấp, ngành, chính quyền các cấp, xác định GQVL cho NLĐ là nhiệm vụ trọng tâm gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, trong những năm qua, UBND thành phố Hà Nội và Sở LĐTBXH Hà Nội đã ban hành các văn bản để cụ thể hóa các nhiệm vụ quan trọng đối với công tác GQVL, đây cũng là nhiệm vụ chính trị giải quyết các vấn đề bức xúc của thành phố.

Với vai trò là cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố Hà Nội thực hiện chức năng tham mưu. Hàng năm, Sở LĐTBXH tham mưu UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch GQVL cho NLĐ trên địa bàn thành phố. Để tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các chính sách, văn bản, pháp luật, Sở LĐTBXH thành phố thường xuyên có các văn bản hướng dẫn thực hiện và triển khai công tác GQVL cho NLĐ trên địa bàn thành phố qua các năm.

Để phấn đấu hoàn thành mục tiêu GQVL hàng năm, giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị, góp phần ổn định cuộc sống cho NLĐ trên địa bàn thành phố, Sở LĐTBXH Hà Nội đã đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp tại các kế hoạch đã đề ra từ đầu năm.

Sở LĐTBXH đã căn cứ vào các Nghị định của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn về thành lập và hoạt động đối với các TTDVVL, căn cứ vào các mục tiêu QLNN đối với các TTDVVL, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và đưa vào quy hoạch các mục tiêu cụ thể sau: Đảm bảo quy hoạch các TTDVVL theo định hướng và chỉ đạo của Chính phủ; Nâng cao hiệu lực,

hiệu quả công tác QLNN đối với TTDVVL, đảm bảo các TTDVVL hoạt động trong khuôn khổ pháp luật; Tăng cường kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động của TTDVVL; Nâng cao hiểu biết pháp luật, chính sách lao động việc làm cho NLĐ, NSDLĐ thông qua kênh tuyên truyền của TTDVVL; Đảm bảo hoạt động thu thập, phân tích, dự báo và cung ứng thông tin TTLĐ nhanh chóng, kịp thời và chính xác; Quản lý chặt chẽ BHTN, đảm bảo quyền lợi của NLĐ; phòng, chống gian lận và trục lợi BHTN; Đảm bảo các hoạt động thu phí theo quy định của pháp luật.

Từ những mục tiêu trên, Sở LĐTBXH xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn phục vụ các mục tiêu đã nêu.

Quy hoạch TTDVVL bao gồm phương án chi tiết về quy định số điểm, chọn địa điểm phù hợp, phương án giải phóng mặt bằng, thiết kế trụ sở và xây dựng cơ bản, bộ máy nhân sự gồm số lượng, cơ cấu và tiêu chuẩn các chức vụ, chức danh.

Căn cứ Quyết định số 1833/QĐ-TTg ngày 28/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt mạng lưới các TTDVVL giai đoạn 2016 – 2025, theo đó tại thành phố Hà Nội hiện chỉ có TTDVVL Hà Nội do Sở LĐTBXH quản lý.

Triển khai Đề án “Tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động Sàn Giao dịch việc làm thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 - 2015 và định hướng đến năm 2020” của UBND thành phố Hà Nội, đến năm 2018, Sở LĐTBXH Hà Nội đã phối hợp với UBND các quận, huyện đã tổ chức khai trương và đưa vào hoạt động 8 Điểm GDVL vệ tinh và 5 sàn GDVL vệ tinh [Phụ lục].

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và các quy định của pháp luật, Sở LĐTBXH cũng đặt ra những kế hoạch về thanh tra, kiểm tra và hậu kiểm hoạt động quản lý của cơ quan quản lý cũng như hoạt động của các TTDVVL nhằm đảm bảo các cơ quan quản lý thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quy trình, các TTDVVL hoạt động đúng quy định; kế hoạch về hoạt động thu thập

thông tin, phân tích, dự báo về TTLĐ cũng như tổ chức sàn giao dịch việc làm nhằm rút ngắn giai đoạn kết nối cung - cầu và cung ứng lao động lao động; tham mưu để UBND Thành phố ra quy định thống nhất về mức phí, lệ phí cho các dịch vụ, quy trình thụ lý hồ sơ và giải quyết các chính sách về lao động – việc làm, đặc biệt là chính sách về BHTN cho NLĐ.

Nhờ làm tốt công tác lập kế hoạch, các đầu mục nhiệm vụ về quản lý đã, công tác quản lý đã được các cơ quan, bộ phận chức năng thực hiện tốt, cơ bản đáp ứng các mục tiêu đã đề ra.

Ngoài ra, Sở LĐTBXH thành phố ban hành các văn bản về việc tăng cường quản lý hoạt động DVVL trên địa Thành phố. Theo đó, nhằm tăng cường công tác QLNN đối với các doanh nghiệp hoạt động DVVL trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở LĐTBXH Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo Phòng LĐTBXH phối hợp với các phòng, ban liên quan tổ chức thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật lao động để NLĐ nắm bắt được thông tin TTLĐ, tìm kiếm được việc làm phù hợp với khả năng, không bị tình trạng cò mồi lừa đảo. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động DVVL của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp hoạt động DVVL trên địa bàn, kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật.

2.3.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách đối với trung tâm dịch vụ việc làm vụ việc làm

Trong năm vừa qua, thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều chính sách đối với TTDVVL để hỗ trợ đào tạo nghề, GQVL cho NLĐ, từng bước mang lại hiệu quả tích cực, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố.

Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề để đáp ứng yêu cầu của TTLĐ, thời gian qua, Sở LĐ-TB&XH Thành phố đã phối hợp với các ban, ngành

chức năng tăng cường quản lý hoạt động dạy nghề, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về dạy nghề, quy chế chuyên môn, quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ học nghề; xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị tại các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn thành phố; đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn theo quy định của Bộ LĐ-TB&XH; gắn đào tạo nghề với GQVL thông qua việc ký kết các hợp đồng cung ứng lao động với các doanh nghiệp trong và ngoài Thành phố.

Ngoài ra UBND Thành phố ban hành các chính sách việc làm đối với đối tượng đặc thù (người khuyết tật, người chưa thành niên, người cao tuổi và các đối tượng khác), lao động làm việc tại nhà, lao động dịch chuyển và một số đối tượng khác theo quy định của pháp luật như ban hành Quy chế phối hợp trong việc tư vấn, hướng nghiệp học nghề, GTVL cho học viên cai nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy tại các Cơ sở Cai nghiện ma túy thuộc Sở LĐTBXH, Kế hoạch triển khai và quy chế phối hợp giữa Bộ Tư lệnh Thủ đô và Sở LĐTBXH Hà Nội trong việc tư vấn, hướng nghiệp học nghề, GTVL cho các đối tượng là bộ đội xuất ngũ trên địa bàn thành phố Hà Nội và quân nhân sắp hoàn thành nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ trong quân đội của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Quyết định của UBND thành phố Hà Nội về việc hỗ trợ đào tạo nghề và GQVL cho NLĐ bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội, Quyết định về việc phê duyệt “Đề án tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động Sàn giao dịch việc làm thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 - 2015 và định hướng đến năm 2020”.

Chính sách việc làm của thành phố phát huy được các nguồn lực của xã hội vào việc tạo việc làm và đảm bảo việc làm. Tăng cường huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp và các tổ chức cho đào tạo nâng cao trình độ NLĐ. Thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi (gồm những giải pháp ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ về đất đai và ưu đãi tín dụng, hỗ trợ về

đào tạo nhân lực chất lượng cao thuộc ngành nghề mũi nhọn) để khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đầu tư cho đào tạo với các hình thức khác nhau như đặt hàng với các cơ sở đào tạo, tự tổ chức đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp và thành lập các cơ sở đào tạo trong doanh nghiệp để đào tạo nhân lực cho bản thân doanh nghiệp và cho xã hội. Huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo, tổ chức các loại quỹ khuyến học, khuyến tài.

Để phát triển mạnh khu vực dân doanh, trước hết thành phố Hà Nội có chính sách phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ để nhanh chóng tạo ra việc làm và khả năng thu hút lao động vào sản suất. Phát triển kinh tế trang trại, coi trọng phát triển kinh tế dịch vụ, công nghiệp chế biến nông sản, khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ sản xuất sản phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu để tận dụng lao động dư thừa và lao động có ngành nghề truyền thống của Hà Nội. Trên cơ sở đó tạo điều kiện thúc đẩy TTLĐ trong nông nghiệp và thị trường xuất khẩu lao động ngày càng phát triển cao hơn nữa.

Công tác thông tin, tuyên truyền được triển khai rộng rãi bằng nhiều hình thức phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, giúp NLĐ, NSDLĐ và người dân hiểu biết được các chính sách về việc làm, về đào tạo nghề, về cung - cầu lao động.

2.3.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước đối với trung tâm dịch vụ việc làm chức quản lý nhà nước đối với trung tâm dịch vụ việc làm

2.3.3.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy

Với vai trò là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hà Nội, Sở LĐTBXH Hà Nội thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND Thành phố QLNN về lao động, việc làm, dạy nghề và một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố. Sở LĐTBXH Hà Nội đã được cải cách, sắp xếp theo hướng gọn

nhẹ, tinh giản biên chế và thu gọn các phòng ban, đầu mối (Từ 13 phòng bao gồm: Phòng Hành chính, tổng hợp; Phòng Tổ chức; Phòng Kế toán; Phòng Người có công; Phòng Bảo trợ xã hội; Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới; Phòng Dạy nghề; Phòng Tiền lương; Phòng Bảo hiểm xã hội;

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ nội vụ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)