Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Một phần của tài liệu 2499_013043 (Trang 25 - 26)

ROE là chỉ số tỷ suất sinh lời phản ánh một đồng vốn đầu tư vào ngân hàng đem lại

cho chủ sở hữu bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Chỉ số này cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của NHTM tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Nếu tỷ số này mang giá trị dương,

ngân hàng kinh doanh hoạt động có lãi. Nếu mang giá trị âm là ngân hàng kinh doanh thua

lỗ. Công thức đo lường ROE được cụ thể như sau:

được xác định như sau:

Thu nh p lãi thu nậ NIM=

Tài s nả sinh lãi

Tỷ lệ ROE được lựa chọn làm biến phụ thuộc để đo lường các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng qua các nghiên cứu của Gul, Irchad và Zaman (2011),

Yong Tan và Christos Floros (2012) và nhiều nghiên cứu khác. Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ ROE cũng chịu tác động của các yếu tố như tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, chi phí hoạt

động, lạm phát, tăng trưởng kinh tế,... Tuy nhiên, khả năng giải thích của biến phụ thuộc ROE là không cao như biến phụ thuộc ROA. Điều này phù hợp với lý thuyết và tình hình hoạt động thực tế của các ngân hàng thương mại. Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng

thương mại chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vốn huy động để tài trợ cho các hoạt động sử dụng vốn và tạo ra lợi nhuận. Tỷ lệ ROE càng cao điều này chứng tỏ ngân hàng đó đã cân đối được giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để có thể khai thác điểm mạnh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô, tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Nhưng về mặt rủi ro, các ngân hàng thương mại phải chấp nhận mức rủi ro cao hơn, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh về sau (Ngô Nguyên Chương và Nguyễn Thanh Phong, 2014).

Một phần của tài liệu 2499_013043 (Trang 25 - 26)