Tính thanh khoản là khả năng chuyển hóa dễ dàng tài sản thành tiền và các loại giấy
tờ có giá liên quan. Nhu cầu thanh khoản bao gồm thanh toán tiền gửi, trả các khoản nợ đến hạn, trang trải chi phí hoạt động và cấp các khoản vay tín dụng (ngắn, trung và dài hạn)
cho khách hàng,.. .Tính thanh khoản càng cao cho thấy ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn tức thời. Đồng thời xây dựng được sự tin tưởng ở phía khách hàng khi họ có thể rút tiền ngay khi có nhu cầu hoặc giải ngân ngay khi người vay phát sinh khoản thanh toán. Đã có nhiều bằng chứng thực nghiệm cho thấy một ngân hàng có thể thất bại nếu không có đủ thanh khoản cần thiết để đáp ứng các nghĩa vụ về tiền mặt. Do đó, để có thể đáp ứng việc thanh toán cho khách hàng, bắt buộc các ngân hàng phải dự trữ các quỹ cũng như các loại chứng khoán có thể dễ dàng bán được trên thị trường. Vì vậy, mọi người sẽ mong đợi một mối quan hệ tích cực giữa khả năng thanh khoản và lợi nhuận ngân hàng. Tuy nhiên, tài sản có tính thanh khoản thường có tỷ suất sinh lời thấp. Graham và Bordelean
(2010) lập luận rằng lợi nhuận ngân hàng được cải thiện do các ngân hàng nắm giữ một số tài sản có tính thanh khoản, tuy nhiên, có một điểm mà tại đó việc nắm giữ tài sản có tính thanh khoản nhiều hơn nữa sẽ làm giảm lợi nhuận ngân hàng (Y ong T an và Christos Floros,
2012).
2.3.2. Yeu tố vĩ mô
2.3.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (Gross Domestic Product, viết tắt GDP) phản ánh tốc độ
tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh
tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kì trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. GDP là một
trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ quốc gia
nào đó trên thế giới. Tỷ lệ tăng trưởng GDP cao sẽ làm tăng chất lượng của các khoản cho vay vì đây là lúc các khách hàng cá nhân có việc làm ổn định, nhu cầu chi tiêu sẽ nhiều hơn, còn các doanh nghiệp đang trong điều kiện kinh doanh thuận lợi, sẽ có nhiều cơ hội thu được lợi nhuận, từ đó khả năng trả nợ gốc và lãi sẽ cao hơn. Ngược lại, nếu tỷ lệ này âm cho thấy rằng nền kinh tế đang bất ổn, không có sự tăng trưởng tốt và hoạt động sản xuất kinh doanh cũng sẽ gặp khó khăn theo. Tăng trưởng kinh tế cao hay thấp đều ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM. Nền kinh tế tăng trưởng một cách ổn định, an toàn và hiệu quả chính là nền tảng để ngân hàng hoạt động hiệu quả.
Mối quan hệ giữa tỷ lệ tăng trưởng GDP và hiệu quả hoạt động của NHTM được đề
cập khá nhiều trong các nghiên cứu trước đây. Trong nghiên cứu của Obamuyi (2003) về các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lời của Ngân hàng trong điều kiện nền kinh tế phát triển, cụ thể là ở Nigera đã đưa ra kết luật rằng khi một quốc gia có sự gia tăng hoạt động kinh tế nghĩa là cơ hội kinh doanh tăng, nhu cầu vay vốn của khách hàng cũng theo đó tăng
lên ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận ngân hàng. Quan điểm này cũng được ủng hộ bởi kết
quả nghiên cứu của Nsambu Kijambu Frederick (2014), Guven Sayilgan và cộng sự (2016).
2.3.2.2. Lạm phát (INF)
Đối với các NHTM, lạm phát là một chỉ số quan trọng vì nó phản ánh mức độ rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh. Tác động của lạm phát đến lợi nhuận của ngân hàng còn phụ thuộc vào dự đoán về lạm phát trong từng kỳ của các nhà quản lý
( Pasiouras
và Kosmidou, 2007). Lạm phát có thể được hiểu là sự gia tăng mức giá chung của hàng hoá và dịch vụ của một nền kinh tế theo thời gian. Sự gia tăng mức giá chung của hàng hoá
này đồng nghĩa với việc sức mua của đồng tiền bị giảm đi. Điều đó có nghĩa là với cùng một lượng tiền nhưng sau một khoảng thời gian người tiêu dùng chỉ có thể mua được ít hàng hóa hơn so với trước đó. Về cơ bản, lạm phát làm giảm lượng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng vào các NHTM, do đó để huy động được vốn NHTM phải nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trường vốn, đây được xem là điều khó thực hiện, vì thời hạn cho vay thường là dài hạn không thể điều chỉnh lãi suất cho vay kịp với mức độ điều chỉnh
lãi suất huy động. Việc lạm phát không được dự đoán trước, ngân hàng sẽ chậm chạp trong
nhanh hơn thu nhập mà họ nhận được dẫn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ kém
hiệu quả (Yong Tan và Christos Floros, 2012).
Tuy nhiên, không phải lúc nào lạm phát cũng gây hại cho nền kinh tế. Nếu tỷ lệ lạm
phát được duy trì ở mức vừa phải sẽ mang lại một số lợi ích và thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế như kéo tỷ lệ thất nghiệp giảm, tiêu dùng tăng và chính phủ có nhiều lựa chọn về công cụ kích thích đầu tư vào đồng nội tệ. Theo Bashir (2003), Bilal và cộng sự (2013) nghiên cứu về các ngân hàng hồi giáo đã đưa ra quan điểm rằng lạm phát có thể tác động tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng nếu tiền lương và các chi phí khác tăng trưởng nhanh
hơn tốc độ lạm phát.
2.4. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÓ LIÊN QUAN2.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới 2.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Kosmidou và các công sự (2005) với mục đích xác định các yếu tố tác động đến lợi
nhuận của các ngân hàng đã nghiên cứu về 32 ngân hàng ở Anh trong khoảng thời gian 1995 - 2002 bằng mô hình cố định FEM và đưa ra các kết luận. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản được xem là yếu tố chính quyết định đến lợi nhuận của các ngân hàng Anh, đồng thời củng cố thêm cho lập luận các ngân hàng có nguồn vốn hoá tốt phải đối mặt với chi phí tài trợ bên ngoài thấp hơn, giúp giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Các yếu tố quy mô ngân hàng và tỷ lệ chi phí trên thu nhập tác động ngược chiều với lợi nhuận của ngân hàng.
Các yếu tố vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát tác động cùng chiều đến hiệu hoạt động của ngân hàng, cũng như sự tập trung trong ngành ngân hàng và sự phát triển của thị trường chứng khoán. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy tác động của tính thanh khoản đến hoạt động của ngân hàng không rõ ràng và thay đổi theo thước đo khả năng sinh lời được sử dụng.
Derger Alper và Adem Anbar (2011) nghiên cứu về các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Turkey từ 2002 - 2010 với hai biến phụ thuộc là ROA và ROE đã đưa ra các kết luận. Một, quy mô ngân hàng, thể hiện qua tổng tài sản của ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều với ROA, ROE. Hai, chất lượng tài sản, thể hiện qua tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ tác động ngược chiều với ROA nhưng không có ý nghĩ với ROE. Ba, cấu trúc thu nhập,
thể hiện qua thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản, có có mối tương quan tích cực với ROA nhưng không có ý nghĩa với ROE. Bốn, biến lãi suất có ảnh hưởng ngược chiều với ROA nhưng không có ý nghĩa với ROE. Năm, các biến an toàn vốn, huy động vốn, tăng trưởng kinh tế, lạm phát không tác động đến ROA và ROE. Nghiên cứu này sử dụng mô hình FE và RE để ước lượng các tham số của mô hình hồi quy. Với nguồn dữ liệu gồm 10 ngân hàng thương mại quan sát trong giai đoạn 2002 - 2010 được thu thập từ các báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại, Uỷ ban Giám sát và Thị trường Chứng khoán Istanbul.
Gul, Irshad và Zaman (2011) đã tiến hành nghiên cứu về các yếu tố tác động đến lợi
nhuận ngân hàng ở Pakistan trong giai đoạn 2005 - 2009. Nguồn dữ liệu sử dụng được lấy từ báo cáo tài chính của ngân hàng nhà nước Pakistan bao gồm 15 ngân hàng trong 5 năm từ 2005 - 2009. Nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, cấu trúc vốn có mối quan hệ ngược chiều với ROA, quy mô ngân hàng, khoản cho vay, tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát có tác động cùng chiều
với ROA. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn thể hiện mối tương quan giữa lợi nhuân trên vốn sử dụng (ROCE) và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên với lợi nhuận ngân hàng tại Pakistan.
Syafi (2012) đưa ra nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi (ROA) của các NHTM tại Indonesia trong giai đoạn 2002 - 2011. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng, với 7 biến độc lập bao gồm: quy mô ngân hàng, dư nợ cho vay, quy mô vốn chủ sỡ hữu, dự phòng rủi ro tín dụng, chi phí hoạt động, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát. Kết qủa cho thấy khả năng sinh lợi ROA của NHTM bị tác động cùng chiều bởi dư nợ cho vay, quy mô vốn chủ sở hữu và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng. Trái lại, quy mô tài sản, chi phí hoạt động và tỷ lệ lạm phát tác động ngược chiều đến khả năng sinh lợi ROA của NHTM. Ngoài ra, tác giả cũng không tìm thấy tác động đáng kể của thu nhập ngoài lãi và tốc độ tăng trưởng GDP đến tỷ suất sinh lợi các các NHTM Indonesia.
Tze San Ong và Boon Heng The (2013) bằng việc nghiên cứu sự tác động của các yếu tố đặc điểm ngân hàng và điều kiện kinh tế vĩ mô đến hoạt động tài chính của các NHTM tại Malaysia trong giai đoạn 2003 - 2009. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy
tuyến tính đa biến với 3 biến phụ thuộc đại diện là ROA, ROE, NIM và 7 biến độc lập. Nguồn dữ liệu bao gồm 140 mẫu quan sát, được thu thập từ báo cáo tài chính của 20 NHTM
trong 7 năm từ năm 2003 đến năm 2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ tài sản lưu động trên tiền gửi và tài trợ ngắn hạn có tác động cùng chiều hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Trong khi đó, tỷ lệ chi phí trên thu nhập và tỷ lệ dự phòng tổn thất cho vay đối với tổng dư nợ có quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Có thể thấy các yếu tố vi mô ảnh hưởng
đáng kể đến lợi nhuận của ngân hàng theo cách dự đoán, trong khi các yếu tố quyết định kinh tế vĩ mô như tăng trưởng GDP và lạm phát dường như không ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận.
Petria và cộng sự (2015) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thuộc 27 nước EU trong giai đoạn từ năm 2004 - 2011. Mô hình nghiên cứu đo lường hiệu quả hoạt động bằng hai biến phụ thuộc là ROA, ROE và các biến
độc lập bao gồm quy mô ngân hàng, quy mô vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, tỷ lệ chi phí trên doanh thu, tỷ lệ cho vay trên huy động, tỷ lệ thu nhập khác trên tổng tài sản, chỉ số tập trung thị trường, tốc độ tăng trưởng (GDP) và lạm phát (INF). Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thu nhập khác trên tổng tài sản, tốc độc tăng trưởng GDP và hiệu quả hoạt động ngân hàng có mối quan hệ tích cực với nhau.Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, tỷ lệ chi phí trên doanh thu, mức độ tập trung thị trường và rủi ro thanh khoản tác động ngược chiều
với hiệu quả ngân hàng Trong khi đó, tác giả không tìm ý nghĩa thống kê của yếu tố quy mô ngân hàng và lạm phát đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Quy mô vốn chủ sở hữu tác
lệ an toàn vốn, rủi ro thanh khoản, lạm phát tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, trong khi đó, rủi ro tín dụng, hiệu quả sử dụng chi phí, lãi suất thực và tốc độ tăng trưởng có tác động ngược chiều.
Muhammad Ali (2016) đã lựa chọn mô hình nghiên cứu với hai biến phụ thuộc là tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA) và tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) để đo lường
khả năng sinh lời của các ngân hàng Pakistan sau cuộc khủng hoảng tài chính. Với dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính của 26 ngân hàng Pakistan bao gồm 17 ngân hàng thông
thường, 5 ngân hàng Hồi giáo và 4 ngân hàng công trong 5 năm từ năm 2009 đến 2013. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng và kiếm định Hausman cho các biến nghiên cứu để xem tác động cố định là tác động thích hợp hay ngẫu nhiên thích hợp. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, xét về mặt tài sản (ROA), quy mô ngân hàng, tiền gửi, cho vay
trên tổng tài sản rủi ro tài chính (tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản), tỷ lệ thanh toán (tỷ lệ nợ cho vay trên vốn chủ sở hữu), quản lý tài sản (tỷ lệ thu nhập hoạt động trên tổng tài sản)
và lạm phát có tác động tích cực, ngược lại, tính thanh khoản (tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng tài sản), hiệu quả hoạt động (tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng tài sản), các khoản nợ xấu trên tổng tài sản và tốc độ tăng trưởng (GDP) có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời. Xét về mặt vốn chủ sở hữu (ROE) thì tiền gửi, hiệu quả hoạt động, tỷ lệ thanh toán, quản lý tài sản, thanh khoản có tác động cùng chiều, trong khi quy mô ngân hàng, chất lượng tài sản, rủi ro tài chính và lạm phát có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng.
mối quan hệ cùng chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng. Trong khi đó, tính thanh khoản có mối quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng.
Serhat Yuksel và cộng sự (2018) với nghiên cứu về các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời trong lĩnh vực ngân hàng tại các quốc gia hậu Xô Viết. Nghiên cứu phân tích bằng mô hình hồi quy cố định (FEM) và mô hình GMM, với nguồn dữ liệu được tác giả thu thập từ báo cáo tài chính của các ngân hàng của 13 quốc gia hậu Xô Viết từ năm 1996 đến năm 2016. Biến phụ thuộc được lựa chọn là tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
để đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng, các biến độc lập bao gồm các yếu tố vi mô như quy mô ngân hàng, tỷ lệ an toàn vốn CAR, tỷ lệ tiền vay so với tiền gửi, tỷ lệ tiền vay so với GDP, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên thu nhập từ lãi, lãi suất tiền gửi và các yếu tố vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP, lạm phát được đo lường bằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Nghiên cứu cho thấy số tiền cho vay, thu nhập ngoài lãi và tăng trưởng kinh tế là những chỉ số quan trọng với khả năng sinh lời của ngân hàng. Cụ thể, các yếu tố như tỷ lệ cho vay so với tiền gửi, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên thu nhập từ lãi, tốc độ tăng trưởng kinh
tế (GDP) và lạm phát (CPI) có tác động cùng chiều với ROE. Ngược lại, tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ cho vay so với GDP, quy mô ngân hàng và lãi suất tiền gửi có mối quan hệ tiêu cực đến lợi nhuận của các ngân hàng tại các quốc gia hậu Xô Viết.
2.4.2. Các nghiên cứu trong nước
Nguyễn Việt Hùng (2008) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn tiền hôị nhập WTO 2001