Đối với các NHTM, lạm phát là một chỉ số quan trọng vì nó phản ánh mức độ rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh. Tác động của lạm phát đến lợi nhuận của ngân hàng còn phụ thuộc vào dự đoán về lạm phát trong từng kỳ của các nhà quản lý
( Pasiouras
và Kosmidou, 2007). Lạm phát có thể được hiểu là sự gia tăng mức giá chung của hàng hoá và dịch vụ của một nền kinh tế theo thời gian. Sự gia tăng mức giá chung của hàng hoá
này đồng nghĩa với việc sức mua của đồng tiền bị giảm đi. Điều đó có nghĩa là với cùng một lượng tiền nhưng sau một khoảng thời gian người tiêu dùng chỉ có thể mua được ít hàng hóa hơn so với trước đó. Về cơ bản, lạm phát làm giảm lượng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng vào các NHTM, do đó để huy động được vốn NHTM phải nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trường vốn, đây được xem là điều khó thực hiện, vì thời hạn cho vay thường là dài hạn không thể điều chỉnh lãi suất cho vay kịp với mức độ điều chỉnh
lãi suất huy động. Việc lạm phát không được dự đoán trước, ngân hàng sẽ chậm chạp trong
nhanh hơn thu nhập mà họ nhận được dẫn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ kém
hiệu quả (Yong Tan và Christos Floros, 2012).
Tuy nhiên, không phải lúc nào lạm phát cũng gây hại cho nền kinh tế. Nếu tỷ lệ lạm
phát được duy trì ở mức vừa phải sẽ mang lại một số lợi ích và thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế như kéo tỷ lệ thất nghiệp giảm, tiêu dùng tăng và chính phủ có nhiều lựa chọn về công cụ kích thích đầu tư vào đồng nội tệ. Theo Bashir (2003), Bilal và cộng sự (2013) nghiên cứu về các ngân hàng hồi giáo đã đưa ra quan điểm rằng lạm phát có thể tác động tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng nếu tiền lương và các chi phí khác tăng trưởng nhanh
hơn tốc độ lạm phát.
2.4. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÓ LIÊN QUAN2.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới