KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu 2499_013043 (Trang 83)

5.1. KẾT LUẬN

Đề tài tập trung nghiên cứu về các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2020. Thơng qua phân tích định tính kết hợp với phân tích định lượng nhằm đánh giá hiệu qủa hoạt động và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu qủa hoạt động của các NHTM, qua đó nghiên cứu có thể đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM trong tình hình bối cảnh kinh tế hiện nay.

Bên cạnh đó, dựa trên cơ sở lược khảo các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu lựa chọn một số biến tiềm năng đã được sử dụng để xem xét tác động của các biến đó đến hiệu

quả hoạt động của ngân hàng được đo lường bằng các biến phụ thuộc ROA, ROE và NIM.

Dữ liệu nghiên cứu mang tính đại diện và đủ số lượng quan sát được thu thập từ 25 NHTM

Việt Nam hoạt động liên tục trong thời gian 11 năm từ 2010 đến 2020. Tác giả sử dụng các

mô hình hồi quy dữ liệu bảng bao gồm mơ hình hồi quy ước lượng bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS), mơ hình tác động cố định (FEM), mơ hình tác động ngẫu nhiên (REM); thực hiện các kiểm định để lựa chọn mơ hình phù hợp nhất và kiểm định các khuyết tật của

mơ hình. Cuối cùng, nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả

thi (GLS) để khắc phục các khuyết tật, đảm bảo độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu. Với mơ hình ROA:

Kết quả hồi quy cho thấy quy mô ngân hàng, quy mô vốn chủ sở hữu, tỷ lệ cho vay có mối quan hệ đồng biến với hiệu qủa hoạt động của các NHTM tại Việt Nam với mức ý nghĩa lần lượt là 1%, 1% và 5%. Bên cạnh đó, các biến tỷ lệ tiền gửi khách hàng, tỷ lệ nợ xấu tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của các NHTM với mức ý nghĩa 1% và 10%. Ngồi ra, nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ thanh khoản và hiệu quả hoạt động của các NHTM nhưng khơng tìm thấy mức ý nghĩa thống kê. Đối với các biến vĩ mô, tỷ lệ lạm phát tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của các NHTM với mức ý nghĩa 10%, nhưng khơng tìm thấy ý nghĩa thống kê của biến tốc độ tăng trưởng kinh

Với mơ hình ROE:

Ket quả hồi quy cho thấy quy mô ngân hàng, tỷ lệ cho vay có mối quan hệ đồng biến với hiệu qủa hoạt động của các NHTM tại Việt Nam với mức ý nghĩa 1%, 5%. Bên cạnh đó, tỷ lệ tiền gửi khách hàng tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của các NHTM với mức ý nghĩa 1%. Ngoài ra, nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ cùng chiều của quy mơ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ thanh khoản và nghịch chiều của tỷ lệ nợ xấu với hiệu qủa hoạt động của các NHTM nhưng chưa tìm ra mức ý nghĩa. Đối với các biến vĩ mô, tỷ lệ lạm phát tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của các NHTM với mức ý nghĩa 10%, nhưng khơng tìm thấy ý nghĩa thống kê của biến tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Với mơ hình NIM:

Kết quả hồi quy cho thấy quy mơ ngân hàng, quy mô vốn chủ sở hữu, tỷ lệ cho vay có mối quan hệ đồng biến với hiệu qủa hoạt động của các NHTM tại Việt Nam với mức ý nghĩa lần lượt là 5%, 1% và 1%. Ngoài ra, các biến tỷ lệ tiền gửi khách hàng, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ thanh khoản tác động ngược chiều đến hiệu qủa hoạt động của các NHTM nhưng khơng tìm thấy mức ý nghĩa thống kê. . Đối với các biến vĩ mô, tỷ lệ lạm phát tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của các NHTM với mức ý nghĩa 1%, nhưng khơng tìm thấy ý nghĩa thống kê của biến tốc độ tăng trưởng kinh tế.

5.2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

Dựa vào kết quả nghiên cứu thực nghiệm, tác giả đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp nhằm góp phần ổn định và gia tăng hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Việt Nam như sau:

Mở rộng quy mô ngân hàng

Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng tác động thuận chiều đến hiệu quả hoạt động của các NHTM, nghĩa là các ngân hàng sở hữu quy mô lớn thì lợi nhuận và hiệu

quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó càng tốt. Vì vậy, có thể gia tăng quy mô ngân hàng bằng cách gia tăng nguồn vốn. Ưu điểm của việc này là nhằm nâng cao năng lực tài chính, mở rộng tín dụng, gia tăng năng lực cạnh tranh cho ngân hàng và xây dựng lòng tin với khách hàng. Đồng thời, việc phát triển thêm các chi nhánh, phịng giao dịch ở những vị trí chiến lược, khu dân cư đông đúc, khu công nghiệp để tăng sự phổ biến của ngân hàng

đến với khách hàng. Đối với các ngân hàng lớn có khả năng tài chính mạnh có thể phát triển và mở rộng các chi nhánh, phòng giao dịch tại các nước trong khu vực. Tuy nhiên, khi mở rộng quy mô ngân hàng cần chú ý đến số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực, tránh hiện tượng mở rộng mạng lưới quá nhiều nhưng số lượng và trình độ nguồn nhân

lực khơng đáp ứng u cầu sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh kinh doanh. Khi ngân hàng

tăng vốn sẽ có điều kiện thu hút và phát triển nguồn nhân lực, mở rộng mạng lưới, đầu tư công nghệ, tiếp cận những kinh nghiệm quản trị kinh doanh theo chuẩn quốc tế.

Kiểm soát hoạt động tiền gửi của ngân hàng

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tiền gửi khách có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động của các NHTM. Khi nhu cầu tín dụng thấp nhưng áp lực trả nợ của ngân hàng cao, ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất huy động để hạn chế lượng tiền gửi từ khách hàng vào ngân hàng, việc này giúp ngân hàng kiểm soát được tiền lãi phải trả cho khách hàng nhằm hạn chế chi phí phát sinh và góp phần duy trì, gia tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp sẽ giúp gia tăng doanh thu từ dịch vụ nhằm chi trả cho các khoản tiền lãi huy động. Từ đó hạn chế sự sụt giảm lợi nhuận của ngân hàng do các chi phí lãi gây nên.

Nâng cao quy mơ vốn chủ sở hữu

Theo kết quả nghiên cứu, quy mô vốn chủ sở hữu có tác động tích cực đến hiệu quả

hoạt động của các NHTM. Vì vậy, để tăng vốn chủ sở hữu, các ngân hàng cần phải xây dựng cơ cấu tài chính hợp lý, đáp ứng đúng theo tiêu chuẩn Basel II. Các ngân hàng có thể

gia tăng nguồn vốn thơng qua hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu tuỳ vào điều kiện của mỗi ngân hàng, giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu và tăng cường quản lý rủi ro. Tuy đây là khoản mục tốn chi phí rất lớn trong hoạt động kinh doanh, nhưng nó có thể tiết kiệm được triệt để các chi phí quản lý như khoản chi phí lễ tân và tiếp khách. Ngồi ra, có thể phát hành thêm cổ phần trong nước và nước ngồi, tăng góp vốn từ các cổ đơng chiến lược hoặc

chủ động giữ lại lợi nhuận. Bên cạnh việc tăng quy mô vốn, ngân hàng phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, quản trị vốn tốt và tránh tình trạng dư thừ quá nhiều vốn không sinh lời.

Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ nợ xấu và hiệu quả

hoạt động của các NHTM. Do đó, ngân hàng cần thực hiện các biện pháp xử lý nợ xấu để giảm tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng và ngăn chặn nợ xấu phát sinh. Một trong các yếu tố gia (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tăng chất lượng tín dụng là nâng cao q trình phân tích tín dụng , đảm bảo tính cụ thể, chính xác và thẩm định đúng quy định. Để đạt được điều đó, các NHTM cần nâng cao nghiệp vụ định giá tài sản, thẩm định, tiếp xúc từng đối tượng khách hàng một cách rành mạch và độc lập nhằm tránh những vi phạm đạo đức khơng đáng có, ngăn ngừa tình trạng nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Ngoài ra, cần đánh giá khách hàng trước và sau cho vay, nguyên nhân là bởi hiệu quả khách hàng cũng là hiệu quả của ngân hàng trong quá trình kinh doanh ngân hàng. Khi khách hàng kinh doanh có hiệu qủa thì mới có khả năng chi trả nợ cho ngân hàng đúng hạn (cả gốc lẫn lãi), từ đó sẽ khơng xảy ra nợ xấu.

Thêm vào đó, ngân hàng nên đưa ra những biện pháp nhằm dự phòng những rủi ro khi nợ xấu xảy ra, thúc đẩy tiến độ bán và xử lý các tài sản bảo đảm của những khoản nợ xấu để thu hồi lại vốn. Khi xuất hiện khoản nợ phát sinh, NHTM cần rà soát những khoản vay, trao đổi và làm việc với khách hàng để đánh giá, phân tích thực trạng, từ đó tìm ra ngun nhân và đưa ra những phương án xử lý nợ hợp lý.

Quản lý tỷ lệ cho vay

Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ cho vay tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động

của các NHTM, nghĩa là để hiệu quả hoạt động ngân hàng tốt hon cần phải tăng dư nợ cho vay. Ở hoạt động cho vay cá nhân, việc quảng bá rộng rãi, thiết kế những sản phẩm cho vay đa dạng, phù hợp với từng đối tượng giúp thu hút được lượng khách hàng. Ngồi ra, ngân hàng cần tận dụng chính sách hỗ trợ của NHNN nhằm giúp khách hàng nhận được những ưu đãi góp phần tạo thiện cảm cũng như giữ được mối quan hệ lâu dài và trung thành với khách hàng. Với những khách hàng vay vốn giúp tạo ra khoản thu nhập phi lãi cho ngân hàng trong việc sử dụng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt và những sản phẩm đi kèm. Đối với hoạt động cho vay doanh nghiệp, ngân hàng cần tìm ra một mức cho

vay phù hợp giữa ngân hàng và doanh nghiệp, tư vấn cũng như hỗ trợ những doanh nghiệp

có phưong án, dự án kinh doanh hiệu quả nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong q trình thực hiện. Bên cạnh đó, cần xem xét đánh giá điều kiện nào không thể bỏ qua được

thì bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện, cịn những chỉ tiêu khơng q cấp thiết có thể xem xét điều chỉnh cho phù hợp.

Lạm phát

Kết quả nghiên cứu cho thấy lạm phát có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các NHTM. Từ kết quả này có thể đưa ra một số kiến nghị cho Ngân hàng và Chính phủ.

Đối với các NHTM, đặc biệt là các nhà quản trị cần chú trọng đến việc dự báo lạm phát để có những bức tranh tồn cảnh, từ đó đưa ra những biện pháp điều chỉnh thích hợp nhằm giữ vững và nâng cao hiệu qủa hoạt động ngân hàng. Việc dự báo tốt có thể điều chỉnh tốt lãi suất danh nghĩa cho các hoạt động cho vay và đi vay để đạt được lợi tức tốt hơn.

Đối với Chính phủ, cần đưa ra những chính sách điều hành hiệu quả lãi suất, tỷ giá và thị trường tiện tệ; tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường vốn dễ dàng, nâng cao quản lý ngân sách nhà nước; thực hiện cơ chế giá thị trường đối với các mặt hàng thiết

yếu. Ngồi ra, Chính phủ nên có những chính sách cho vay ngoại tệ từ các NHTM để nhập

khẩu mặt hàng công nghệ cao hay những mặt hàng trong nước chưa thể sản xuất, giám sát kỹ lưỡng việc cho vay ngoại tệ từ các chủ thể trong nền kinh tế; thu hút nguồn tiền gửi từ nước ngoài. Tuy nhiên, việc cho phép nguồn vốn khơng ổn định di chuyển tự do có thể làm tăng độ bất ổn tài chính. Chính vì thế, NHNN và Chính phủ nên thực hiện tốt cơng tác điều hành, dự báo thị trường, rút kinh nghiệm và học hỏi từ những hệ thống tài chính đi trước để một phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển.

5.3. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO5.3.1. Hạn chế 5.3.1. Hạn chế

Tác giả không thể thu thập đầy đủ dữ liệu của hệ thống NHTM Việt Nam. Chỉ chọn

ra 25 NHTM và có 6 ngân hàng bị loại ra khỏi đối tượng nghiên cứu do khơng có đủ số liệu trong giai đoạn nghiên cứu bao gồm Ngân hàng TMCP Nông nghiệp và phát triển nông

thôn (Agribank), Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank), Ngân hàng Đai chúng Viêt Nam (Pvcombank), Ngân hàng TMCP Bảo Việt (Baoviet Bank), Ngân hàng Bắc Á (Bac A

Bank) và Ngân hàng TMCP Đơng Á (EAB). Do đó, tính tồn diện của kết quả nghiên cứu còn hạn chế.

Dữ liệu từ báo cáo tài chính: hạn chế của nghiên cứu là sử dụng dữ liệu thứ cấp được

công bố từ BCTC của các NHTM Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2020 nên chắc chắn khó

có thể tránh được những thiếu sót trong thu thập dữ liệu nghiên cứu và ảnh hưởng đến kết quả.

Ngồi 8 biến vi mơ và vĩ mơ được sử dụng trong bài, cịn nhiều yếu tố tác động đến

hiệu quả hoạt động của NHTM như cấu trúc tài sản, chu kỳ kinh tế, biến động thị trường, các loại hình sở hữu, ... vẫn chưa được tác giả đề cập.

5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo

Cần mở rộng thêm phạm vi nghiên cứu cho tất cả NHTM Việt Nam và một số NHTM trong khu vực lân cận, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Thu thập thêm đầy đủ dữ liệu nhằm phân tích hồn chỉnh thực trạng tín dụng và hiệu quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam.

Sử dụng thêm nhiều biến độc lập vi mô và vĩ mô tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 •

Qua kết quả nghiên cứu ở chương 4, tác giả đã tổng hợp kết luận về các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Việt Nam. Đồng thời, đưa ra một số khuyến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam bao gồm mở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

rộng quy mơ ngân hàng, kiểm sốt hoạt động tiền gửi, nâng cao quy mô vốn chủ sở hữu, giảm tỷ lệ nợ xấu, quản lý tỷ lệ cho vay, kiểm sốt lạm phát. Ngồi ra, tác giả cũng nêu lên

những hạn chế cùng với hướng đi của nghiên cứu trong tương lai giúp đề tài hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của các NHTM Việt Nam từ năm 2010 - 2020.

2. Chính phủ (2009), Nghị định số 59/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại, ban hành vào ngày 16/07/2009, có hiệu lực vào ngày 15/09/2009. 3. Lê Hồng Nam và Nguyễn Đình Khơi (2016), Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả

hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, Khoá luận tốt nghiệp , Đại

học Cần Thơ.

4. Ngô Nguyên Chương và Nguyễn Thanh Phong (2014), Phân tích các yếu tố tác

động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Cổ phần Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Cơng Tâm & Nguyễn Minh Hà (2012), Hiệu quả hoạt động của các Ngân

hàng tại Đông Nam A và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, 11, 17-30.

6. Nguyễn Đoàn Kim Thanh và Nguyễn Văn Thuận (2020), Các nhân tố ảnh hưởng

đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam,

Luận văn Thạc sĩ, Đại học Ngân hàng, TP. Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Việt Hùng (2008), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt

động của các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Luận văn Tiến sỹ Kinh tế,

Trường

Đại học Kinh tế quốc dân.

8. Phạm Tấn Mến và Phan Mỹ Hạnh (2008), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh

của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong xu thế hội nhập, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu 2499_013043 (Trang 83)