GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu 2499_013043 (Trang 45 - 49)

Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu trước đây

3.1.GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Qua việc lược khảo các nghiên cứu trước và trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM ở chương 2, khoá luận đề xuất giả thuyết nghiên cứu của 8 yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng như sau:

• Giả thuyết 1: Quy mơ ngân hàng có tương quan cùng chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Quy mô ngân hàng là một trong những yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động và được sử dụng làm biến độc lập trong nhiều nghiên cứu trước. Một ngân hàng sở hữu quy mô tài sản lớn sẽ giúp cung cấp nhiều dịch vụ tài chính, đáp ứng nhu cầu cho khách hàng và từ đó huy động được nhiều tiền hơn, tạo được niềm tin của khách hàng. Tuy nhiên, đối với các ngân hàng có quy mơ lớn, do sự kiểm sốt khơng chặt chẽ và khi vượt qua một ngưỡng kích thước nhất định, những bất ổn về quy mơ có thể phát sinh, làm cho quy mơ trở thành một yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của các NHTM (Phạm Thị Quỳnh Hoa, 2021). Vì vậy, mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng và lợi nhuận là không đồng nhất trong kết luận. Ở nghiên cứu của Derger Alper và Adem Anbar (2011), Gul, Irshad và Zaman (2011), Tze San Ong và Boon Heng The (2013), Noman và cộng sự (2015) chỉ ra rằng quy mô tăng mang lại lợi nhuận cho ngân hàng nhưng cũng có nghiên cứu có kết quả trái ngược. Kosmidou và các công sự (2005), Syafi (2012), Serhat Yuksel và cộng sự (2018), Võ Minh Long (2019) đã cho thấy mối tương quan ngược chiều giữa quy mô và hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

• Giả thuyết 2: Quy mơ vốn chủ sở hữu có tương quan cùng chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

trên tổng tài sản của ngân hàng đó. Ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao thì lợi nhuận càng cao, cho thấy việc sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản càng cao sẽ giảm rủi ro về chi phí nợ vay và chi phí tài chính (Athanasoglou et al, 2008). Đã có nhiều nghiên cứu ủng hộ quan điểm này như Syafi (2012), Tze San Ong và Boon Heng The (2013), Noman và cộng sự (2015). Điều này chứng tỏ rằng, quy mô vốn chủ sở hữu của ngân hàng

càng cao cho thấy ngân hàng có khả năng tự chủ tài chính tốt, tăng uy tín ngân hàng, tạo được niềm tin ở khách hàng từ đó thu hút được nguồn vốn huy động lớn để tạo ra lợi nhuận

cho ngân hàng.

• Giả thuyết 3: Tỷ lệ tiền gửi của khách hàng có tưong quan cùng chiều với hiệu quả hoạt động ngân hàng.

Nghiên cứu của Zaman, S. J. J.A. K. (2011) đã cho thấy tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản là một chỉ số thanh khoản khác cũng coi như một trách nhiệm nợ phải trả. Tỷ lệ này dùng để phân tích ảnh hưởng của cấu trúc tài trợ đến hiệu quả hoạt động của các NHTM. Tiền gửi khách hàng luôn được xem là nguồn tài trợ chính của ngân hàng với chi phí thấp đồng thời gia tăng tỷ suất sinh lời cho ngân hàng. Ngân hàng càng có nhiều tiền gửi từ khách hàng thì càng có nhiều co hội trong hoạt động tín dụng do đó biến này tác động cùng chiều

đến lợi nhuận của các ngân hàng. Kết quả này đã được kiểm chứng qua các nghiên cứu của

Gul, Irshad và Zaman (2011), Muhammad Ali (2016), Hirindu Kawshala và cộng sự (2017).

• Giả thuyết 4: Tỷ lệ nợ xấu có tưong quan ngược chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

• Giả thuyết 5: Tỷ lệ cho vay có tương quan cùng chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Tỷ lệ cho vay cho thấy hoạt động tín dụng chiếm bao nhiên phần trăm trong tổng tài sản ngân hàng, đây được xem là tiêu chí quan tâm hàng đầu trong việc điều hành hoạt động

kinh doanh của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao cho thấy mức thu nhập từ lãi của ngân hàng

càng cao từ đó giúp ngân hàng gia tăng lợi nhuận làm tăng tỷ suất sinh lời. Do đó, các nhà nghiên cứu sẽ mong đợi một mối quan hệ thuận giữa tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và lợi nhuận (Bourke, 1989). Mặt khác, nếu ngân hàng cho vay quá nhiều có khả năng tạo ra các khoản nợ xấu gây ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng. Trong các nghiên

cứu trước đây của các tác giả Nguyễn Công Tâm và Nguyễn Minh Hà (2012), Gul, Irshad và Zaman (2011) đã cho thấy mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ cho vay và hiệu quả hoạt động của ngân hàng, cịn nghiên cứu của Lê Hồng Nam (2016), Derger Alper và Adem Anbar (2011) lại cho rằng biến này có tác động tiêu cực.

• Giả thuyết 6: Tính thanh khoản có tương quan ngược chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Tính thanh khoản đánh giá mức độ thanh khoản dựa trên khả năng của ngân hàng trong

việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của mình. Do đó, khơng xác định được chính xác về tác động của thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tài sản có tính thanh khoản cao, dễ chuyển đổi thành tiền nhanh chóng ít tốn chi phí, hoặc những tài sản tài chính có tính thanh khoản cao như trái phiếu chính phủ dễ mua bán trên thị trường. Tuy nhiên, tài sản có tính thanh khoản cao thường lãi suất thấp vì vậy nếu ngân

• Giả thuyết 7: Tốc độ tăng trưởng kinh tế có tương quan cùng chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tăng trưởng GDP là chỉ số xác định một cách tương đối tổng giá trị tăng thêm mà nội bộ một nền kinh tế có thể sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định, đồng thời còn cho phép so sánh quy mô nền kinh tế và mức tăng trưởng giữa các quốc gia với nhau (Trần Thị

Như Hằng, 2019). Nếu tỷ lệ này tăng là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế của quốc gia đó đang

phát triển, khi đó mức thu nhập của người dân sẽ tăng lên, nguồn tiền nhàn rỗi được sinh ra và người dân có xu hướng sẽ gửi tiết kiệm, làm cho nguồn tiền huy động vốn của ngân hàng cũng tăng lên. Bên cạnh đó, tỷ lệ tăng trưởng âm thể hiện nền kinh tế đang gặp bất ổn, khơng có sự tăng trưởng tốt, nhu cầu cho vay cũng có xu hướng giảm nên lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm theo. Có nhiều nghiên cứu ủng hộ quan điểm này như Gul, Irshad và Zaman (2011), Petria và cộng sự (2015), Serhat Yuksel và cộng sự (2018). Vì vậy, nghiên cứu ủng hộ giả thuyết tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.

• Giả thuyết 8: Lạm phát có tương quan cùng chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Trong một nền kinh tế, lạm phát xuất hiện khi yêu cầu của quy luật kinh tế hàng hố khơng được tơn trọng nhất là quy luật lưu thông tiền tệ. Lạm phát là sự mất giá trị thị trường

hay sự giảm sức mua của đồng tiền. Theo nghiên cứu của Samad (2015), lạm phát ảnh hưởng đến hầu hết các biến số kinh tế, đặc biệt là lãi suất. Tỷ lệ lạm phát được dự đoán trước sẽ giúp ngân hàng điều chỉnh lãi suất huy động và cho vay theo tỷ lệ lạm phát phù

Một phần của tài liệu 2499_013043 (Trang 45 - 49)