PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG

Một phần của tài liệu 2499_013043 (Trang 55 - 60)

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu

là hồi quy dữ liệu bảng (panel data) để xác định chiều hướng và mức độ tác động của từng biến đến mô hình.

Đầu tiên, tác giả sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy bình phương nhỏ nhất Pooled OLS. Phương pháp này là việc sử dụng dữ liệu bảng để phân tích bằng hình thức sử dụng tất cả dữ liệu theo cách xếp chồng và không có sự khác biệt giữa các hệ số chặn và hệ số gốc giữa các ngân hàng, hay nói cách khác, mô hình này bỏ qua sự không đồng nhất, sự khác biệt giữa các ngân hàng cũng như tính cá thể giữa các đối tượng nghiên cứu. Mô hình Pooled OLS được mô tả như sau:

Tuy nhiên, điểm yếu của phương pháp này là nhận diện sai thể hiện ở Durbin - Watson (DW) và ràng buộc quá chặt về các đơn vị chéo, vì vậy dễ gây ra hiện tượng tương

quan trong mô hình. Do đó, để khắc phục nhược điểm trên, tác giả cần sử dụng một mô hình tốt hơn.

Thứ hai, tác giả sử dụng phương pháp ước lượng mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model - FEM), cho thấy tác động đặc trưng của mỗi đơn vị chéo đến biến phụ thuộc

nhằm cho tung độ gốc thay đổi đối với mỗi đơn vị nhưng hệ số độ dốc vẫn giữ nguyên, nghĩa là tung độ gốc thay đổi theo không gian nhưng không thay đổi theo thời gian. Mô hình FEM đưa ra giả định mỗi đơn vị đều có những đặc điểm riêng biệt có thể ảnh hưởng đến các biến giải thích. Mô hình FEM có dạng như sau:

Tít = Ci + βxit + +u it

Trong đó yit là biến phụ thuộc của quan sát i trong thời gian t, Xit là biến độc lập của quan sát i trong thời gian t, Ci là hệ số chặn cho từng đơn vị nghiên cứu, βlà hệ số góc đối với nhân tố x và Uit là phần dư.

Thứ ba, tác giả sử dụng phương pháp ước lượng mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model - REM). ). Mô hình REM tương tự như mô hình FEM, tuy nhiên trong mô hình REM các hệ số chặn của từng đơn vị chéo được phát sinh từ một hệ số chặn

chung không đổi theo thời gian và một biến ngẫu nhiên là một thành phần của sai số thay đổi theo không gian nhưng không thay đổi theo thời gian. Mô hình REM với tung độ gốc ngẫu nhiên. Mô hình REM có dạng như sau:

yit Ci + βxit + +u it

Trong đó εit là sai số thành phần của các đối tượng khác nhau (đặc điểm khác nhau của từng doanh nghiệp) và Uit là sai số thành phần kết hợp khác của cả đặc điểm riêng theo

từng đối tượng và theo thời gian.

Thứ tư, tác giả kiểm định lựa chọn mô hình:

Để lựa chọn mô hình Pooled OLS hay mô hình FEM, tác giả sử dụng kiểm định F Test dựa trên giả thuyết sau với H0 mô hình ảnh hưởng cố định bằng 0 (Fixed effects bằng 0):

+ Nếu P-Value > 5%, thì chấp nhận H0: mô hình OLS phù hợp. + Nếu P-Value < 5%, thì bác bỏ H0: mô hình FEM phù hợp.

Sau đó, tác giả sử dụng kiểm định Breusch-Pagan để lựa chọn mô hình Pooled OLS

hay REM, dựa trên giả thuyết như sau:

+ Nếu P-Value > 5%, thì chấp nhận H0: mô hình OLS phù hợp. + Nếu P-Value < 5%, thì bác bỏ H0: mô hình REM phù hợp.

Tiếp theo, tác giả sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình FEM hay mô hình REM, dựa trên giả thuyết như sau:

+ Nếu P-Value > 5%, thì chấp nhận H0: mô hình REM phù hợp. + Nếu P-Value < 5%, thì bác bỏ H0: mô hình FEM phù hợp. Thứ năm, tác giả kiểm định các khuyết tật của mô hình:

Tác giả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến giữa một biến độc lập so với các biến độc lập còn lại thông qua sử dụng hệ số thừa phóng đại phương sai VIF. Nếu giá trị VIF lớn hơn 10 thì mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến. Ngược lại, nếu giá trị VIF nhỏ hơn 10 thì có thể kết luận giữa các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến.

+ H0: mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi. + H1: mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

Kiểm định Wooldridge để kiểm tra hiện tượng tự tương quan trong mô hình với các

giả thuyết sau:

+ H0: mô hình không có hiện tượng tự tương quan. + H1: mô hình có hiện tượng tự tương quan.

Thứ sáu, sau khi kiểm định khuyết tật mô hình, tác giả sẽ chạy mô hình GLS để khắc phục toàn bộ khuyết tật mô hình như hiện tượng đa cộng tuyến, tự tương quan, phương

sai sai số thay đổi. Mô hình ước lượng OLS cho mỗi quan sát các trọng số hay tầm quan trọng như nhau. Phép biến đổi các biến gốc để các biến đã biến đổi thoả mãn các gỉa thiết của mô hình cổ điển , sau đó áp dụng phương pháp OLS đối với chúng được gọi là phương

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan ở chương 2, tác giả đã thiết

lập các giả thuyết nghiên cứu giữa các yếu tố vi mô và yếu tố vĩ mô để làm rõ mối quan hệ

giữa các yếu tố đó đến hiệu quả hoạt động của NHTM. Đồng thời, ở chương này, tác giả cũng trình bày cách lấy dữ liệu nghiên cứu, công thức ý nghĩa và kì vọng dấu của các biến trong mô hình để từ đó làm cơ sở cho việc thực hiện mô hình và kết luận đề tài cho

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM VIỆT NAM TRONGGIAI ĐOẠN 2010 - 2020

Một phần của tài liệu 2499_013043 (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w