Dịch vụ tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp (Trang 31 - 37)

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của PGD Cửa Đông từ 2016-2019 (Đơn vị: Tỷ đồng)

2.2.2 Dịch vụ tín dụng bán lẻ

Tín dụng hay còn được biết tới là hoạt động cho vay, là một trong những sản phẩm chủ yếu của các ngân hàng thương mại. Dư nợ cho vay thường chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng tài sản có của ngân hàng trong khi thu nhập từ cho vay cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng thu nhập. Dưới đây là tình hình hoạt động cho vay của ngân hàng VIB chi nhánh Cửa Đông 4 năm qua:

Bảng 2.3 : Kết quả dịch vụ tín dụng bán lẻ 2016-2019

Đơn vị: tỷ đồng

Tiêu chí Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1. Dư nợ cuối kỳ 112,32 135,91 159,11 185,6 2. Phân theo đối tượng Số

tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

 Dư nợ

KHCN

84,24 75% 99,6

2 73,3% 118,06 74,2% 137,5 74,08%

KHDN 9 % % %

3. Theo

nhóm Số tiền Tỷ trọng Số tiền trọngTỷ Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

 Dư nợ nhóm 1 107,5 2 96% 128 94,8% 151,05 95% 178 96,22%  Dư nợ nhóm 2 2,18 1,95 % 4,3 3,2% 4,93 3,1% 3,58 1,93%  Dư nợ nhóm 3 1,5 1,34 % 2,16 1,6% 2,12 1,33% 2,57 1,39%  Dư nợ nhóm 4 0,8 0,71 % _ _ 0,6 0,38% 0,85 0,46%  Dư nợ nhóm 5 _ _ 0,54 0,4% 0,3 0,19 % _ _

Từ bảng trên có thế nhận thấy sự tăng trưởng khá đồng đều về dư nợ cuối kỳ của PGD. Năm 2016, số tiền cho vay của ngân hàng là 112,32 tỷ đồng, năm 2017 con số này tăng thêm 21% đạt 135,91 tỷ đồng, năm 2018 mức tăng tổng dư nợ cuối kỳ giảm nhẹ so với năm 2017, dư nợ tặng thêm 23,2 tỷ tương đương 17,07% và tới hết năm 2019, dư nợ cuối kỳ của chi nhánh đạt 185,6 tỷ với tốc độ tăng trưởng 16,65% so với năm 2018.

Trong giai đoạn 2016-2019, tình hình kinh tế ngày càng phát triển ổn định. Điều này thể hiện qua những con số khi tốc độ tăng GDP bình quân trong giai đoạn này là 6,73% (cao hơn so với con số 5,91%/năm của giai đoạn 2011-2015); quy mô nền kinh tế tiếp tục được mở rộng, đạt khoảng 266,5 tỷ USD, năm 2019, bình quân đầu người đạt 2.786 USD (năm 2018 là 2590 USD). Không những đạt mức tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế còn chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa rất phù hợp với đặc thù khu vực của PGD Cửa Đông. Tỉ trọng GDP nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 17% năm 2015 xuống còn 13,96% năm 2019; tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng từ 39,73% năm 2015 lên 41,64% năm 2019 trong khi khu vực công nghiệp, xây dựng duy trì ở mức 33%-34,5%. Ngoài ra, lạm phát luôn được kiểm soát chặt chẽ trong giai đoạn này, giảm từ 7,7% bình quân giai đoạn 2011-2015 xuống còn 3,54% năm 2018 và 2,59% năm 2019. Kết quả khả quan này đến từ việc thực hiện tốt, đồng bộ các giải pháp về tiền tệ, tín dụng và tài khóa cũng như cơ chế phối hợp linh hoạt giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

Vời một nền tảng kinh tế phát triển ổn định và đạt nhiều kết quả ấn tượng đã giúp cho các cá nhân cũng như doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư sinh lời và nhu cầu về vốn của họ dần tăng lên như một điều tất yếu. Cửa Đông là một phường thuộc quận Hoàn Kiếm, tiếp giáp với khá nhiều phố phường nhộn nhịp như Phùng Hưng, Lý Nam Đế, Trần Phú, Hai Bà Trưng,… nơi có hàng trăm dự án đã, đang khởi công thực hiện và đi vào hoạt động, thu hút một lượng lớn doanh nghiệp và người lao động. Thêm vào đó, việc có vị trí đắc địa ngay trung tâm phố cổ Hà Nội giúp cho Cửa Đông cực kỳ thuận lợi trong đầu tư phát triển vào ngành du lịch. Những điều kiện thuận tiện này mang lại cho các ngân hàng trên địa bàn nói chung và Ngân hàng Quốc tế VIB Cửa Đông nói riêng cơ hội tiếp cận với một lượng khách hàng lớn có nhu cầu cao về vốn cho hoạt động đầu tư.

Cho vay theo đối tượng khách hàng

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng

Từ biểu đồ trên có thể thấy dư nợ khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của chi nhánh. Năm 2017 cho vay KHCN là 99,62 tỷ đồng, tăng 15,38 tỷ tương đương với 18,26% so với năm 2016. Con số này tiếp tục tăng lên 118,06 tỷ và 137,5 tỷ đồng vào 2 năm sau đó. Tuy cho vay KHCN tăng liên tục qua các năm nhưng tỷ trọng khoản tín dụng này so với tổng dư nợ của ngân hàng không có quá nhiều biến động, cụ thể thì dư nợ cá nhân luôn chiếm khoảng 75% tổng dư nợ. Dư nợ khách hàng doanh nghiệp cũng tăng đều qua các năm, và tỷ trọng trên tổng dư nợ cũng không có quá nhiều thay đổi với khoảng 25%.

Như đã đề cập ở trên, Cửa Đông là vùng trung tâm của phố cổ Hà Nội, nơi luôn thu hút khách du lịch, nhiều gia đình dân cư ở khu vực này có công việc thường ngày gắn liền với các hoạt động liên quan đến du lịch như làm, kinh doanh đồ lưu niệm; cho thuê khách sạn, mở văn phòng bán tour du lịch,… Vậy nên nhu cầu vay vốn của dân cư vẫn chiếm ưu thế so với các doanh nghiệp. Ngoài ra, việc khách hàng doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận nguồn vốn của VIB còn đến từ một thực tại chung không những của ngân hàng Quốc tế mà còn của các NHTM khác. Đấy là do năng lực tài chính của những doanh nghiệp này còn hạn chế, thiếu minh bạch trong thông tin tài chính cũng như chưa đảm bảo những yêu

cầu về tài sản đảm bảo, điều này ảnh hưởng tới các tiêu chí tài chính chấm điểm và xếp hạng tín dụng của ngân hàng khi phê duyệt quyết định cho vay.

Tuy nhiên, với tư cách là một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, VIB nói chung và chi nhánh Cửa Đông nói riêng không ngừng rà soát, cải tiến quy trình cho vay, thủ tục vay vốn cũng như nâng cao khả năng thẩm định để tối thiểu hóa thời gian phê duyệt quyết định cho vay, ngân hàng đồng thời yêu cầu thông tin thực tế từ doanh nghiệp, qua đó đưa ra những tư vấn phù hợp và hướng dẫn chi tiết, tạo điều kiện tối đa giúp các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận vốn của ngân hàng nhưng vẫn có thể đảm bảo các yêu cầu an toàn về vay vốn. Cùng với đó, tại VIB, công nghệ về “Big Data” cũng đã được áp dụng giúp cho ngân hàng nắm bắt rõ hơn thông tin về hoạt động kinh doanh, xu hướng sử dụng dịch vụ cũng như đánh giá uy tín trong quan hệ tín dụng của khách hàng doanh nghiệp tốt hơn.

Điều này được thể hiện thông qua sự tăng trưởng liên tục trong dư nợ KHDN của PGD, từ 28,08 tỷ đồng năm 2016 lên 48,1 tỷ đồng năm 2019 với tốc độ tăng trưởng 71,3%.

Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ

Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọn g (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)  Dư nợ nhóm 1 107,84 96 128,86 94,8 151,16 95 178,6 96,23  Dư nợ nhóm 2 2,18 1,95 4,35 3,2 4,93 3,1 3,58 1,93  Dư nợ nhóm 3 1,5 1,34 2,16 1,6 2,12 1,33 2,57 1,38  Dư nợ nhóm 4 0,8 0,71 _ _ 0,6 0,38 0,85 0,46  Dư nợ nhóm 5 _ _ 0,54 0,4 0,3 0,19 _ _  Tổng nợ 2,3 2,05 2,7 2 3,02 1,9 3,42 1,84

xấu

Qua bảng trên có thể thấy chất lượng tín dụng bán lẻ của VIB Cửa Đông khá tốt khi mà tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng luôn duy trì ở mức thấp dưới 3%. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của chi nhánh giảm dần qua từng năm thể hiện sự cố gắng của ngân hàng trong việc kiểm soát chặt chẽ nợ xấu. VIB không ngừng chú trọng cải thiện khả năng quản lý thông tin, tạo sự đồng bộ trong môi trường pháp lý đồng thời liên tục trau dồi nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên, giúp nâng cao khả năng chuyên môn, có trách nhiệm và quan tâm chặt chẽ tới các khoản vay. Song song với việc thắt chặt tỷ lệ nợ xấu thì tín dụng của chi nhánh cũng được đẩy mạnh. Cụ thể, dư nợ nhóm 1 luôn có một tỷ trọng tương đối cao, năm 2016, dư nợ nhóm 1 là 107,84 tỷ đồng, sau 1 năm con số này tăng thêm 19,5% và đạt 128,86 tỷ đồng. Năm 2018 nhóm nợ đủ tiêu chuẩn chiếm 95% tổng dư nợ với 151,16 tỷ và tăng lên thành 96,23% tương ứng 178,6 tỷ đồng vào năm 2019.

Cơ cấu dư nợ theo mục đích vay vốn

Bảng 2.5 : Cơ cấu dư nợ theo mục đích vay vốn

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm Sản phẩm

2016 2017 2018 2019

Số

tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Cho vay mua nhà 30,6 27,24

% 46 33,8% 54,07 33,98% 64,96 35%

Cho vay mua ô tô 21,3

4 19% 48,6

35,8

% 58,2

36,58

% 70,53 38%

Cho vay sản xuất

kinh doanh 22,96 20,44% 12,6 9,3% 19,09 12% 23,94 12,9%

Cho vay tiêu dùng không TSĐB 15,2 4 13,57 % 13,5 9,9% 13,43 8,44% 11,14 6% Cho vay khác 22,1 8 19,75% 15,21 11,2% 14,32 9% 15,03 8,1% Tổng dư nợ 112,32 135,91 159,11 185,6

Từ bảng số liệu có thể nhận thấy cơ cấu dư nợ theo mục đích vay vốn của Ngân hàng Quốc tế VIB có sự thay đổi rõ rệt sau năm 2016. Năm 2016 đánh dấu sự đồng bộ, không quá chênh lệch trong mục đích vay vốn của khách hàng tại VIB Cửa Đông, cụ thể cho vay mua nhà chiếm tỷ trọng cao nhất với 27,24% tương đương 30,6 tỷ đồng trong khi khoản chiếm tỷ trọng thấp nhất là cho vay tín dụng không có tài sản đảm bảo (13,57%). Còn lại các sản phẩm cho vay của ngân hàng như cho vay

mua ô tô, cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh hay cho vay khác đều khá tương đồng với mức tỷ trọng tầm 22% trên tổng dư nợ của PGD.

Năm 2017 chứng kiến một sự kiện quan trọng của VIB, Ngân hàng Quốc tế đã thực hiện mua lại chi nhánh của một trong những ngân hàng hàng đầu tạo Úc là CBA (chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh). Cần phải nói rõ rằng CBA là một trong những ngân hàng hàng đầu về lĩnh vực bán lẻ, việc sát nhập này đã giúp cho quy mô cũng như tỷ trọng tín dụng bán lẻ của VIB liên tục có những bước tiến mạnh mẽ. VIB coi hoạt động bán lẻ là ưu tiên chính trong các hoạt động của ngân hàng. Sau khi sát nhập, cơ cấu dư nợ theo mục đích vay vốn có sự thay đổi rõ rệt. Theo đó, VIB trở thành một trong số những NHTMCP thuần về bán lẻ với thị phần top đầu về sản phẩm cho vay mua nhà và mua ô tô.

Cho vay mua nhà: là một trong những trọng tâm kinh doanh của VIB nói

chung và của PGD Cửa Đông nói riêng. Dư nợ tín dụng của sản phẩm này luôn tăng qua các năm, năm 2017 là 46 tỷ đồng, năm 2018 là 54,07 tỷ đồng và năm 2019 là 64,96 tỷ đồng. Xét về tỷ trọng thì khoản tín dụng này luôn duy trì một tỷ trọng tương đối cao trên tổng dư nợ với khoảng 34% đến 35%. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu khi đây là khu vực tập chung đông dân cư đồng thời thu nhập của cư dân cũng tương đối cao so với khu vực khác, người dân các tỉnh lẻ đổ về tương đối đông sẽ làm tăng nhu cầu về nhà ở của khách hàng. VIB liên kết chặt chẽ với các sàn giao dịch để mang sản phẩm tới trực tiếp người mua cuối, không bảo lãnh hay thực hiện liên kết với các chủ đầu tư dự án. Ngoài ra, thủ tục cho vay trở nên đơn giản cũng là một lợi thế khi mà VIB đã tối thiểu hóa hồ sơ cho vay khi mà khách hàng chỉ cần chứng minh thu nhập bằng vị trí công tác của mình hay doanh thu nếu là hộ kinh doanh thay vì một loạt giấy tờ phức tạp như trước kia. Điều này giúp cho khả năng tiếp cận tới khoản vay của khách hàng đơn giản hơn nhiều.

Cho vay mua ô tô: Ngân hàng Quốc tế VIB với thị phần 24% trở thành ngân

hàng đứng đầu trong hệ thống các NHTM tại Việt Nam về mảng tín dụng cho vay mua ô tô. Và với chi nhánh Cửa Đông, sản phẩm cho vay mua ô tô góp phần vào sự phát triển chung về tín dụng của ngân hàng. Dư nợ cho vay mua ô tô và tỷ trọng dư nợ của sản phẩm này tăng đều qua các năm. Năm 2017, khoản tín dụng này là 48,6 tỷ đồng tương đương với 35,8% tổng dư nợ; năm 2018 dư nợ cho vay mua ô tô tăng thêm 19,75% so với cùng kỳ năm trước và đạt 58,2 tỷ đồng; năm

2019 cũng chứng kiến sự bùng nổ trong sản phẩm này khi tỷ trọng dư nợ cho vay mua ô tô là cao nhất trên cơ cấu dư nợ theo mục đích vốn với 38%.

Cho vay tiêu dùng sản xuất kinh doanh: Khoản vay này có tỷ trọng khá

khiêm tốn trong cơ cấu tổng dư nợ của chi nhánh. Dư nợ năm 2017 là 12,6 tỷ đồng tương đương 9,3% tổng dư nợ. Mặc dù năm 2018, dư nợ khoản này tăng 51% đạt 19,09 tỷ đồng dung tỷ lệ trên tổng dư nợ vẫn khá thấp với chỉ 12%. Sang năm 2019, tỷ trọng này tăng thêm một chút và đạt 12,9%. Lãi suất của khoản vay này tương đối cạnh tranh với mức cho vay tối đa có thể tới 100% phương án vay kinh doanh/giá trị TSĐB, nhưng thủ tục cho vay lại khá phức tạp do khách hàng tập trung vào hộ kinh doanh cá nhân có đăng ký kinh doanh, mục đích và phương án vay vốn cụ thể.

Cho vay tiêu dùng không có TSĐB: So với các sản phẩm khác thì đây là sản

phẩm có thủ tục cho vay khá đơn giản tuy nhiên vì không có TSĐB nên rủi ro khi xử lý thu hồi nợ là những vẫn đề đáng lưu ý của ngân hàng. Chính vì thế, tại VIB PGD Cửa Đông, đối tượng khách hàng chính của sản phẩm này chính là cán bộ nhân viên của ngân hàng vì điều này giúp cho chi nhánh tối thiểu hóa rủi ro tín dụng. So với cơ cấu tổng dư nợ thì sản phẩm này cũng chiếm tỷ trọng khá thấp trong các năm, cụ thể qua 3 năm 2017;2018;2019 thì dư nợ cho vay tiêu dùng không có TSĐB của Chi nhánh lần lượt là 13,5 tỷ; 13,43 tỷ; 11,14 tỷ đồng tương ứng tỷ trọng 9,9%; 8,44% và 6%.

Sản phẩm tín dụng khác: Ngoài những sản phẩm trên thì VIB còn có các sản

phẩm tín dụng khác như : cho vay chi phí du học, cho vay cầm cố kinh doanh chứng khoán, cho vay cầm cố GTCG do VIB phát hành,… Dù rằng đây không phải là nhóm sản phẩm chủ lực nhưng chi nhánh vẫn luôn cố gắng cải thiện những sản phẩm dịch vụ này để có thể đa dạng hóa danh mục sản phẩm tín dụng nhằm phụ vụ nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

Biểu đồ 2.3 : Cơ cấu dư nợ theo mục đích vay vốn

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w