Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp (Trang 63 - 64)

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của PGD Cửa Đông từ 2016-2019 (Đơn vị: Tỷ đồng)

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ

Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất và có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý và điều hành đối với mọi cá thể trong nền kinh tế. Sự quan tâm đến từ Chính phủ ảnh hưởng trực tiếp đối với mọi cấp ngành vì Chính phủ có thể mang lại sự hỗ trợ về thuế, văn bản quy phạm pháp luật, chính sách kinh tế xã hội,…

Xây dựng hành lang pháp lý chặt chẽ cho các hoạt động ngân hàng:

Hiện nay, hoạt động kinh doanh phải tuân thủ theo khá nhiều văn bản pháp luật như luật các tổ chức tín dụng; luật dân sự; pháp lệnh ngoại hối;… Tuy nhiên mỗi một bộ luật lại mang những quy định riêng khác biệt dẫn tới một số bất cập, thiếu tính thống nhất. Do đó, Chính phủ cần nhanh chóng hoàn thiện môi trường pháp lý, đồng bộ về các loại hình dịch vụ theo hướng giản đơn, dễ hiểu, dễ sử dụng và phù hợp với những tiêu chuẩn của quốc tế, làm tiền đề tạo nên sự thuận lợi trong hoạt động kinh doanh nói chung và dịch vụ NHBL nói riêng của các NHTM.

Nhà nước cần chú trọng thêm vào việc hoàn thiện các quy định liên quan tới nghiệp vụ và sản phẩm dịch vụ NHBL. Ví dụ như trong thời đại hội nhập toàn cầu như hiện nay, dịch vụ thẻ trở thành xu thế và dần trở nên phổ biến. Tuy nhiên sản phẩm bán lẻ này cũng rất hay gặp phải những vấn đề như giả mạo danh tính, trộm thông tin, gian lận trong giao dịch,… gây ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân khách hàng và ngân hàng. Vì thế, Chính phủ cần ban hành những quy định cụ thể về vấn đề bảo mật cũng như những hình thức xử phạt thích đáng với những cá nhân vi phạm, tránh những rủi ro có thể gặp phải.

Tập trung cải thiện môi trường kinh tế:

Điều kiện về kinh tế và thu nhập chính là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thị hiếu và thói quen tiêu dùng của khách hàng. Chính phủ cần phải đẩy mạnh các giải pháp kinh tế, tập trung hỗ trợ những địa phương, gia đình nghèo, qua đó mang lại cơ hội việc làm cũng như cải thiện thu nhập của nhóm đối tượng này. Việc người dân có một cuộc sống được cải thiện và dần tiếp xúc với nền kinh tế phát triển, có điều kiện tiếp xúc các dịch vụ ngân hàng hiện đại sẽ giúp nâng cao nhận thức, cải thiện năng suất lao động, khuyến khích tiêu dùng và làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế trong đó có DVNHBL.

Thêm nữa, Chính phủ cũng cần ban hành những chính sách về việc thanh toán không sử dùng tiền mặt. Mặc dù hoạt động này đang có những bước phát triển tuy nhiên việc sử dụng tiền mặt vẫn còn phổ biến trong các giao dịch thanh toán của khách hàng, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa. Do đó, chính phủ cần khẩn trương hoàn thành việc rà soát, kiểm tra, hoàn thiện nội dung cho những đề án liên quan đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt; sử dụng thanh toán điện tử; đáp ứng yêu cầu phát triển các mô hình thanh toán mới. Điều này có thể tác động tới thói quen tiêu dùng và thanh toán của một bộ phận đối tượng khách hàng lớn và mang lại kết quả tích cực cho các hoạt động liên quan đến dịch vụ thanh toán của NHTM cũng như sự phát triển của cả nền kinh tế .

Cải thiện chất lượng môi trường kỹ thuật, công nghệ:

Hiện nay, rõ ràng so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới, khả năng tiếp nhận công nghệ mới của Việt Nam còn tương đối hạn chế. Do đó, việc chú trọng vào nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng kỹ thuật là một trong những ưu tiên chính phủ cần tập trung. Việc làm cầu nối giữa các doanh nghiệp, ngân hàng trong nước với đối tác nước ngoài có thể sẽ giúp tăng cường chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến, làm nền tảng cho mối quan hệ chặt chẽ giữa các bên và sự phát triển của các hoạt động kinh doanh. Đối với ngành Ngân hàng, Nhà nước cần tăng cường trong việc đào tạo các chuyên viên có năng lực trong lĩnh vực công nghệ để đáp ứng nhu cầu của quá trình phát triển, đặc biệt là ở khía cạnh mảng ngân hàng bán lẻ, một trong những ngành áp dụng nhiều công nghệ hiện đại bậc nhất trên thế giới.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp (Trang 63 - 64)