Dịch vụ huy động vốn bán lẻ

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp (Trang 37 - 43)

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của PGD Cửa Đông từ 2016-2019 (Đơn vị: Tỷ đồng)

2.2.3Dịch vụ huy động vốn bán lẻ

Bảng 2.6 : Kết quả dịch vụ huy động vốn bán lẻ 2016-2019

Tiêu chí Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1. Tổng vốn huy động

632,41 959,23 1331,04 1600

2. Phân

theo loại tiền Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Bằng VNĐ 536,3 84,8% 824 85,9% 1162 87,3% 1424 89%

Bằng ngoại tệ 96,11 15,2% 135,23 14,1% 169,04 12,7% 176 11%

3. Phân theo đối tượng

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Huy động vốn KHCN 505,3 79,9% 774,1 80,7% 1092,1 82% 1274,6 79,66% Huy động vốn KHDNVVN 127,11 20,1% 185,13 19,3% 238,94 18% 325,4 20,34% 4. Phân theo hình thức Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tiền gửi ngắn hạn 299,13 47,3% 430,69 44,9% 650,88 48,9% 810,25 50,6%

Tiền gửi trung,

dài hạn 278,89 44,1% 455,63 47,5% 586,99 44,1% 686,14 42,9%

Tiền gửi không

kỳ hạn 54,39 8,6% 72,91 7,6% 93,17 7% 103,61 6,5%

Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động cơ bản của NHTM nói chung và của ngân hàng Quốc tế VIB PGD Cửa Đông nói riêng. Chi nhánh luôn cố gắng cách tối ưu trong việc cân đối các khoản vốn huy động để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng khi mà NHNN đề cao sự chặt chẽ trong việc quản lý các tỷ lệ thanh khoản. Đồng thời đóng góp đáng kể vào tiến độ hoàn thành kế hoạch huy động vốn của VIB qua các năm.

Từ bảng số liệu về hoạt động huy động vốn có thể thấy trong giai đoạn 2016- 2019, tổng số vốn mà PGD huy động được có xu hướng tăng. Năm 2016, số vốn mà chi nhánh huy động được là 632,41 tỷ đồng; năm 2017 tăng thêm 326,82 tỷ đồng lên mức 959,23 tỷ đồng; sang năm 2018 số vốn huy động đạt 1331,04 tỷ đồng với mức độ tăng trưởng là 38,76% và hết năm 2019 đã tăng thêm 20,2% đạt mức 1600 tỷ đồng. Sự tăng trưởng trong hoạt động huy động vốn có thể được giải thích từ sự phát triển kinh tế của đất nước cũng như khả năng hoạt động tốt của Ngân hàng. VIB Cửa Đông nằm ở vị trí trung tâm, cùng với việc không ngừng gia tăng chất lượng trong sản phẩm dịch vụ và cải thiện chăm sóc khách hàng, ngân hàng đã thu hút đủ lượng

vốn cần thiết không những giúp củng cố nguồn vốn của ngân hàng mà còn đáp ứng nhu cầu cho vay trong năm.

Huy động vốn theo loại tiền

Biểu đồ 2.4 : Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền

Có thể thấy sự không đồng đều trong cơ cấu huy động vốn theo loại tiền của Chi nhánh. Huy động bằng VNĐ là chủ yếu, chiếm bình quân từ 84,8% đến 89% trong tỷ trọng huy động vốn chia theo loại tiền. Trong khi đó, huy động bằng ngoại tệ tăng qua các năm, năm 2016, chi nhánh huy động được 96,11 tỷ từ ngoại tệ; con số này trong các năm tiếp theo lần lượt là 135,23 tỷ vào năm 2017; 169,04 tỷ năm 2018 và 176 tỷ năm 2019. Tuy nhiên, lượng tăng này là không đáng kể và thực tế cho thấy rằng tỷ trọng huy động vốn theo ngoại tệ so với tổng nguồn vốn huy động lại có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2016, huy động vốn bằng ngoại tệ chiếm 15,2% tổng số vốn huy động thì con số này giảm còn 11% vào năm 2019.

Sỡ dĩ dòng vốn có xu hướng chuyển dịch từ ngoại tệ sang là do sự ổn định của thị trường ngoại hối trong giai đoạn này. Nhìn chung, tỷ giá biến động trong biên độ khá hẹp, cụ thể, tỷ giá trung tâm các năm từ 2016-2019 biến động ở mức lần lượt tăng 1,23%; 1,2%; 1,78%; 1,45%. Đây là kết quả của những chính sách của NHNN, NHNN điều hành tỷ giá rất linh hoạt, bám sát diễn biến thị trường nên thị trường ngoại hối đã không xảy ra cú sốc về tỷ giá, thực hiện công bố tỷ giá trung tâm hàng ngày sau khi thị trường trong và ngoài nước. Khi thị trường thuận lợi, NHNN thực hiện mua ngoại tệ từ các TCTD, bổ sung dự trữ ngoại hối và ngược lại, trong một số giai đoạn như cuối 2016, nửa cuối 2018, khi tỷ giá tăng, cầu ngoại tệ có dấu hiệu căng thẳng, NHNN đã thực hiện bán ngoại tệ nhằm cân đối cung-cầu ngoại tệ và ổn định thị trường ngoại tệ.

Về phía VIB, lãi suất huy động VND luôn ở mức khá cao, VIB cung cấp mức lãi suất 0,8 - 0,9%/năm cho các khoản tiền gửi kì hạn ngắn dưới 1 tháng. Tiền gửi kì hạn 1 - 2 tháng có lãi suất là 5,4%/năm, áp dụng từ 10 triệu đến dưới 1 tỉ đồng và 5,5%/năm cho khoản tiền trên 1 tỉ đồng. Đây cũng là mức lãi suất áp dụng cho kì hạn 3, 4 và 5 tháng không qui định số tiền gửi. Khi gửi từ 100 triệu trở lên trong 7

hoặc 8 tháng, khách hàng sẽ hưởng lãi suất 7,4%/năm, trong 9 - 11 tháng lãi suất là 7,5%/năm. Đối với số tiền gửi nhỏ hơn 500 tỉ và lớn hơn 100 triệu đồng, mức lãi suất cao nhất được cung cấp là 7,9%/năm với kì hạn 18, 24 và 36 tháng. Trong khi đó, lãi suất huy động USD từ lâu đã tụt xuống 0% trong khi lãi suất huy động EUR giao động trong khoảng 0,2% đến 0,7%/ năm. Điều này đồng nghĩa với việc chênh lệch lãi suất lớn nhất giữa nội tệ và ngoại tệ có thể lên tới 7,9% - một mức chênh lệch rất lớn. Rõ ràng với mức chênh lệch lãi suất đồng-đô lớn như vậy thì việc khách hàng chọn gửi bằng VNĐ với lãi suất cao hơn là một tâm lý hoàn toàn hợp lý. Tuy vậy, vẫn còn những khách hàng gửi tiết kiệm tại Chi nhánh bằng ngoại tệ, nhằm mục đích kinh doanh xuất nhập khẩu hay là có người thân đi du học, định cư bên nước ngoài. Thêm vào đó, cũng cần phải duy trì một lượng ngoại hối cụ thể để dự phòng cho những biến động về tỷ giá và tỷ lệ nắm giữ ngoại tệ bắt buộc của các ngân hàng.

Huy động vốn theo đối tượng

Biểu đồ 2.5 : Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng

Từ số liệu trên có thể thấy rằng trong suốt giai đoạn 4 năm từ 2016 đến hết năm 2019, cơ cấu các nhóm không có sự thay đổi quá đáng kể khi mà vốn huy động từ khách hàng cá nhân đều chiếm khoảng trên dưới 80% tổng số vốn huy động. Năm 2016, số vốn huy động từ KHCN là 505,3 tỷ đồng chiếm 79,9% tổng lượng vốn huy động của PGD, trong năm 2017 và 2018, con số này tăng lên và đạt ngưỡng lần lượt

là 774,1 tỷ đồng và 1092,1 tỷ đồng chiếm 80,7% và 82,2% tổng nguồn vốn huy động. Tỷ trọng huy động vốn từ dân cư năm 2019 có giảm nhẹ xuống mức 79,66% tuy nhiên tổng thể thì số vốn mà ngân hàng huy động được từ KHCN lại tiếp tục tăng và đạt mốc 1274,6 tỷ đồng. Ngoài ra, một nguồn vốn quan trọng khác của các ngân hàng chính là nguồn vốn huy động đến từ các doanh nghiệp. Nguồn vốn huy động này chiếm khoảng 20% tổng số vốn huy động của VIB Cửa Đông. Số vốn huy động từ KHDN qua 4 năm lần lượt là 127,11 tỷ đồng; 185,13 tỷ đồng; 238,94 tỷ đồng; 325,4 tỷ đồng với tỷ trọng trên tổng số vốn huy động của cả chi nhánh lần lượt là 20,1%; 19,3%; 18%; 20,34%.

Nhóm tiền gửi dân cư chính là thành phần chiếm tỷ trọng cao nhất trên số vốn mà chi nhánh huy động được. Điều này đến từ một lượng lớn khách hàng cá nhân sẵn có của ngân hàng. Thêm nữa, VIB Cửa Đông nằm ở một vị trí thuận tiện, đông dân cư, gắn liền với nhiều trung tâm thương mại và khu vực giải trí, văn hóa, du lịch,… điều này giúp thu hút một lượng lớn khách hàng, đồng thời PGD không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động ra các khu vực xung quanh, thực hiện liên tục các chương trình Marketing, cùng với đó, ngân hàng còn hợp tác với một số đối tác như tổng công ty vận tải Hà Nội, trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội,… trong việc mở tài khoản và tài khoản trả lương cho nhân viên Điều này giúp nền khách hàng của ngân hàng tăng lên tạo tiền đề cho sự tăng trưởng về các sản phẩm dịch vụ nói chung và sản phẩm huy động dân cư nói riêng.

Ngược lại, số vốn huy động từ KHDN của chi nhánh không quá cao, điều này là dễ hiểu vì chi phí thuê mặt bằng cũng như vận hành của các doanh nghiệp trên khu vực này thường khá tốn kém, cụ thể, theo tạp chí Cafebiz (2019) “giá thuê mặt bằng ở phố cổ để kinh doanh cũng ở mức cao. Khảo sát thực tế và các trang web về bất động sản cho thuê, giá cho thuê mặt bằng kinh doanh ở các khu phố trung tâm quận Hoàn Kiếm giao động từ 40-50 đến 200 trăm triệu đồng/tháng.” Điều này thực sự là một thách thức, cản trở lớn đối với ngân hàng trong việc huy động vốn từ KHDN. Đồng thời, các doanh nghiệp luôn cần vốn cho quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh,… do đó, việc huy động vốn KHDN chiếm lượng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động là điều dễ hiểu.

Huy động vốn theo kỳ hạn

Cơ cấu vốn theo kỳ hạn tiền gửi tại Chi nhánh cho thấy rõ sự không đồng đều khi mà tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm một lượng nhỏ dưới 10% tổng nguồn vốn huy động. Mặc dù tiền gửi không kỳ hạn là một phần quan trọng trong hoạt động huy động vốn của VIB nhưng nguồn vốn này đang có xu hướng giảm . Điều này là do lãi suất tiền gửi không kỳ hạn khá thấp chỉ ở mức 0,1%-0,5%/ năm và không đủ sức để hấp dẫn khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh đó, tiền gửi có kỳ hạn được chia thành tiền gửi ngắn hạn (<12 tháng) và tiền gửi trung, dài hạn (>12 tháng). Vốn huy động từ 2 loại tiền gửi có kỳ hạn này có tỷ trọng khá tương đồng. Tuy nhiên số liệu cho thấy trong những năm trở lại đây, nguồn vốn huy động trung và dài hạn có xu hướng giảm trong khi nguồn vốn huy động ngắn hạn lại đang tăng dần. Cụ thể, trong 3 năm 2017, 2018, 2019 thì tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng là 44,9%; 48,9% và 50,6% trong khi con số tương ứng với nguồn vốn trung, dài hạn lần lượt là 47,5%; 44,1% và 42,9%. Sự thay đổi này một phần đến từ cơ chế điều hành lãi suất của NHNN, ngoài ra tâm lý của khách hàng cũng góp phần tạo nên sự dịch chuyển. Trong xã hội ngày nay, khi thị trường tài chính có nhiều những cơ hội đầu tư tạo ra lợi nhuận cao, các nhà đầu tư thường có xu hướng gửi khoản tiền nhàn rỗi của mình trong ngắn hạn để có thể nhanh chóng, dễ dàng rút ra đầu tư mà quyền lợi không bị ảnh hưởng.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp (Trang 37 - 43)