Khái niệm địa danh

Một phần của tài liệu (Trang 25 - 27)

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG

1.3.1.Khái niệm địa danh

1.3. Khái niệm về địa danh, sản vật, nghề nghệp

1.3.1.Khái niệm địa danh

Xung quanh khái niệm về địa danh cũng có nhiều ý kiến khác nhau:

Trong Từ điển tiếng Việt của của Tác giả Hoàng Phê: “Địa danh là tên đất,

tên địa phương” [33, tr 304]. Theo GS Đào Duy Anh: “Địa danh là tên gọi các miền

đất” [1, tr268]. Tác giả Nguyễn Văn Âu: “Địa danh là tên đất gồm: sông, núi, làng mạc…hay tên các địa phương, các dân tộc” [2, tr 18].Theo Lê Trung Hoa: “Địa danh là những từ hoặc ngữ cố định được dùng làm tên riêng của các địa hình thiên nhiên, các cơng trình xấy dựng, các đơn vị hành chính và các vùng lãnh thổ” [21,tr

21]. Theo Nguyễn Kiên Trường: “Địa danh là tên riêng chỉ các dối tượng địa lí tự

Hầu hết những cách định nghĩa trên đều nêu được tính chất cơ bản của địa danh là tên đất, là tên riêng nhưng chưa bao quát hết được các khía cạnh của đối tượng. Định nghĩa của Nguyễn Văn Âu còn chung chung, chưa đề cập tới những đối tượng do con người kiến tạo nên như: đền chùa, cầu cống... Định nghĩa của Lê Trung Hoa thì nhấn mạnh “địa danh là những từ ngữ cố định...” song có rất nhiều địa danh bị biến đổi do nguyên nhân bên trong và bên ngồi ngơn ngữ. Định nghĩa

của Nguyễn Kiên Trường đòi hỏi các đối tượng địa lí của địa danh phải "có vị trí

xác định trên bề mặt trái đất". Mà trong tương lai cịn có thể được xác định trên cả

Mặt Trăng và Sao Hoả với đà phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật hiện nay. Việc phân loại địa danh cũng là một vấn đề phức tạp, khó khăn. Căn cứ vào những tiêu chí khác nhau mà từ trước đến nay các nhà nghiên cứu đã đưa ra những cách phân loại khác nhau. Tác giả Trần Thanh Tâm trong "Thử bàn về địa danh Việt

Nam" đã chia địa danh thành 6 loại: Loại đặt theo địa hình và đặc điểm; Loại đặt

theo tên người, tôn giáo, lịch sử; Loại đặt theo không gian và thời gian; Loại đặt theo hình thái, chất đất, khí hậu; Loại đặt theo đặc sản, nghề nghiệp và tổ chức kinh tế; Loại đặt theo sinh hoạt xã hội [ 35, tr 66 -71].

Tác giả Nguyễn Kiên Trường trong“ Đặc điểm địa danh thành phố Hải

Phòng” lại đưa ra 3 tiêu chí để phân loại địa danh. Dựa vào thuộc tính đối tượng,

ơng chia ra: Địa danh chỉ đối tượng tự nhiên (gồm 2 nhóm): Nhóm đất liền và nhóm vùng biển giáp ranh

Địa danh chỉ đối tượng địa lí nhân văn (gồm 2 nhóm): Địa danh cư trú hành chính và các địa danh gắn với hoạt động của con người, do con người tạo nên: ấp, bộ, châu, di chỉ, di tích, khu tập thể, trại, trang, trấn, xã, xóm, vạn, xứ đạo...Địa danh đường phố và địa danh chỉ cơng trình xây dựng: Địa danh đường phố: đường, ngã, ngõ. Địa danh chỉ cơng trình xây dựng: bể bơi, bến, cảng, chợ, chùa, nhà thờ... [43, tr 15].

Theo nguồn gốc ngữ nguyên, tác giả chia địa danh Hải Phịng ra các loại: Địa danh có nguồn gốc Hán – Việt; Địa danh có nguồn gốc Thuần Việt; Địa danh có

nguồn gốc từ tiếng Pháp; Địa danh có nguồn gốc khác như: Tày-Thái, Việt-Mường, Chàm, Môn - Khơme, Mã lai;Địa danh chưa xác định nguồn gốc [43, tr 18-19].

Dựa vào chức năng giao tiếp, ông chia ra: Tên gọi chính thức: do nhà nước đặt và có trong các văn bản hành chính; Tên gọi dân gian: tên quen thuộc trong dân gian; Tên cổ, tên cũ; Tên khác [43,tr 21]

Nhìn chung mỗi cách phân loại đều có tính ưu việt của nó. Mỗi tác giả đưa ra cách phân chia tiểu loại khác nhau dựa trên kết quả thực tiễn và phạm vi đề tài nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (Trang 25 - 27)