Nghề Thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu (Trang 49 - 52)

5. Bố cục đề tài

2.3.3. Nghề Thủ công nghiệp

Theo thống kê thì tại xứ Nghệ trước đây có khoảng 100 nghề, làng nghề thủ công cổ truyền. Trong nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp trước đây, các nghề, làng nghề thủ công cổ truyền ấy đã tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu đời sống hằng ngày của nhân dân. Không ít nghề, làng nghề đã đi vào ca dao, tục ngữ trở thành di sản của văn hóa dân gian.

Nho Lâm ở Diễn Châu có nghề luyện sắt nổi tiếng:

Nho lâm than quánh nặng nề Sức em đương được thì về Nho Lâm

Ca dao đã chỉ cho chúng ta biết các địa danh có nghề nghiệp vất vả:

Kẻ Dặm đục đá nấu vôi Miệng thì thổi lửa tay lôi rành rành

Nói về Đô Lương và Quỳnh Đôi:

Đô Lương dệt gấm thêu hoa Quỳnh Đôi tơ lụa thủ khoa ba đời

Làng Vạn Phần với nghề làm nước mắm nổi tiếng:

Có về làng vạn đi đây cùng về Làng Vạn nước mắm ngon gê Sông Bùng tăm mát, nốc nghề cá tôm. Ca dao nói về làng nghề ở Đô Lương:

Ai qua Phượng Kỷ, Tràng Sơn Gạch vôi nghề cũ đâu hơn chốn này

Yên Phúc là đất trồng đay

Văn Tràng lợn nái tháng ngày chăn nuôi Mời về Trù Ú mà coi

Tiếng nghề nồi đất mấy đời đồn xa.

Nói về đất tơ tằm Dương Phổ:

Dương Phổ là đất tơ tằm Em về Dương Phổ, em nằm em ăn

Qua ca dao, người dân xứ Nghệ thể hiện tình yêu và sự quý trọng đối với nghề nghiệp của mình:

Nghề khắc đá:

Xin đừng bắc bậc mà chê

Cái nghề đục đá cũng nghề vinh quang

Về nghề thợ mộc:

- Thiếu chi thầy kí ,thầy đề

Mà ôm thợ mộc thợ nề em ơi

- Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa

Cái nghề thợ mộc nhất là Thái Yên

Nghề nung vôi, làm gạch, nghề ốm:

- Ai qua Phượng Kỷ, Tràng Sơn

Gạch vôi nghề cũ đâu hơn chốn này

- Mời về Trù, Ú mà coi

Nghề dệt vải là một trong những nghề rất quan trọng, chính nghề dệt vải là cái nôi sinh ra một đặc sản của xứ Nghệ là hát phường vải. Nghề dệt vải ở nhiều nơi, nhưng phải kể đến Nam Đàn:

Thanh Chương là đất cày bừa Nam Đường bông vải hát hò thâu canh

Những lời ca dao về nghề thủ công ở xứ Nghệ rất phong phú. Nó trở thành một phần rất quan trọng trong ca dao xứ Nghệ. Góp phần làm rõ về đời sống con người xứ Nghệ.

Tiểu kết: Địa danh, sản vật, nghề nghiệp trong ca dao Nghệ Tĩnh, cho thấy số lượng tên các địa danh từ địa danh tự nhiên như: núi sông, đồng, bãi, sông suối, rú ri…đến các địa danh kinh tế - xã hội như làng xã được gắn với truyền thống, làng nghề với con người hay sản vật nào đó xuất hiện khá dày đặc. Sản vật của vùng cũng rất phong phú, vừa có các sản vật tự nhiên của rừng núi, đồng bằng và vùng biển lại có những sản vật dó chính bàn tay cần cù của con người làm ra, mà tên tuối của các sản vật này đã được gân xa biết đến. Từ đặc điểm về tự nhiên mà con người nơi đấy đã sớm thích ứng và hình thành nhiều nghề nghiệp và các làng nghề thủ công truyền thống. Mỗi nghề, làng nghề được phản ảnh vào trong ca dao không chỉ là hoạt động lao động sản xuất đơn thuần mà thông qua sự vất vả khó nhọc của từng nghề ta thấy rõ hơn tính cách cũng như những giá trị văn hóa mà con người vùng quê đó sáng tạo ra.

Chương 3

ĐẶC ĐIỂM CA DAO NGHỆ TĨNH QUA BỘ PHẬN CA DAO NÓI VỀ ĐỊA DANH, SẢN VẬT, NGHỀ NGHIỆP

Một phần của tài liệu (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)