Địa danh tự nhiên là tên sông suối, đồng bãi và một số địa danh khác

Một phần của tài liệu (Trang 36 - 38)

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG

2.1. Địa danh

2.1.1.2. Địa danh tự nhiên là tên sông suối, đồng bãi và một số địa danh khác

Địa danh Nghệ Tĩnh là một khu vực văn hoá từ khe Nước Lạnh đến đèo Ngang. Nên sông nước cũng là một yếu tố quan trọng được con người nơi đây lưu giữ. Nhất là sơng Lam, con sơng gắn bó mật thiết với cuộc sống của con người nơi

đây. Sông chảy dài từ vùng biên giới, xuyên suốt lãnh thổ, tuy nói phân chia nhưng lại là dịng sơng nối liền hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh nay:

- Chàng đừng có nhị tâm,

Đồi sơn cịn vững, sơng Lam cịn dài.

- Sơng Lam thì nhớ Rú Đuồi

Đá Bia mây dựng nhớ đất bồi bờ sơng

Sơng Lam cũng đi vào ca dao như hình tượng của sự nhớ nhung, mong chờ :

Hồng sơn cao ngất mấy trùng, Lam Giang mấy trượng thì lịng mấy nhiêu

Dịng sơng này cũng là một trong những địa danh chủ chốt tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình:

Non Hồng ai đắp mà cao Sông Lam ai bới ai đào mà sâu

Trong cách gọi tên thì thay vì dùng “Lam Giang”, tác giả dân gian dùng

“sông Rum”, như một tên gọi thân thuộc đề gọi con sông này: Bao giờ Ngàn Hống hết cây Sông Rum hết nước em đây hết tình

Ngồi sơng Lam là con sơng lớn nhất thì trong vùng con có nhiều dịng sơng khác, nhìn chung các con sơng này có lưu vực hẹp nhưng khá hung dữ:

Bước chân tới mạn sông Bùng, Muốn sang gặp bạn, hãi hùng sông sâu

Trong ca dao của vùng cũng có nhiều tên đồng được nhắc đến:

- Chừ về đồng Nứa, cồn Trăm,

Cả đời vất vả, quanh năm đói nghèo.

- Nước thuỷ triều mau xuống mau lên,

Đất Đồng Lưu bạc địa, thiếp mau quên nghĩa chàng.

- Đồng chùa lắm ốc lắm giam

Lắm cá mu mú ai ham thì về Đồng chùa lắm hẻn lắm trê,

Ai muốn ăn giấm thì về mà ăn

Như vậy ta thấy rằng về địa danh tự nhiên, thì vùng Nghệ Tĩnh khá đa dạng khơng chí có núi, có rừng mà ở đây cịn có nhiều đồng bằng tươi tốt, những dịng sơng đỏ nặng phù sa và một vùng biển rộng cung cấp cho con người nguồn hải sản vô tận.

Một phần của tài liệu (Trang 36 - 38)