Khái niệm nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (Trang 28 - 31)

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG

1.3. Khái niệm về địa danh, sản vật, nghề nghệp

1.3.3. Khái niệm nghề nghiệp

Nghề nghiệp là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó nhờ được đào tạo, con người có được tri thức những kĩ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất

hay tinh thần nào đó đáp ứng nhu cầu xã hội. Nghề nghiệp trong xã hội khơng phải là một cái gì cố định, cứng nhắc. Nghề nghiệp cũng giống như một cơ thể sống, có sinh thành, phát triển và tiêu vong.

Theo tác giả Nguyễn Như Ý trong từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ

học định nghĩa từ nghề nghiệp là: "các từ, ngữ đặc trưng cho ngơn ngữ của các

nhóm người thuộc cùng một nghề hoặc cùng một lĩnh vực hoạt động nào đó" (dẫn

theo luận văn “Giải pháp phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang”)

Tác giả Đỗ Hữu Châu trong cuốn “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt”cho

rằng:"Từ vựng nghề nghiệp bao gồm những đơn vị từ vựng được sử dụng để phục

vụ các hoạt động sản xuất và hành nghề của các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nơng nghiệp và các ngành lao động trí óc ( nghề thuốc, ngành văn thư...)”

[8].

Tác giả Nguyễn Thiện Giáp viết: " Từ nghề nghiệp là những từ ngữ biểu thị

những công cụ, sản phẩm lao động và quá trình sản xuất của một nghề nào đó trong xã hội. Những từ này thường được những người trong ngành nghề đó biết và sử dụng. Những người khơng làm nghề ấy tuy ít nhiều cũng có thể biết nhiều từ ngữ nghề nghiệp nhưng ít hoặc hầu như không sử dụng chúng. Do đó, từ ngữ nghề nghiệp cũng là một lớp từ vựng được dùng hạn chế về mặt xã hội" [17].

Ở nước ta có khá nhiều các làng nghề làm thủ cơng có truyền thống lâu năm thường là qua nhiều thế hệ, các làng nghề truyền thống chính là một đặc trưng phổ biến ở các vùng quê được ca dao ghi chép khá rõ ràng. Về nghề và làng nghề thủ cơng truyền thống ở Nghệ An được hình thành “trên cơ sở nơng nghiệp là chính, cứ

một làng học lại có vài ba làng nghề, một làng bn, một làn thích ca hát, một làng thích gây sự mà người Nghệ gọi là “ốc xạo” một làng chuyên canh một cây trồng gì đó. Làng nghề nếu là nghề dệt thường đi đôi với làng học”[9,tr 19].

Tiểu kết: Qua sự khái quát chung về vùng đất Nghệ Tĩnh cũng như nắm

được những khái niệm cơ bản về địa danh, sản vật, nghề nghiệp trong ca dao đã cho chúng ta thấy được một cái nhìn chung nhất về vùng văn hóa độc đáo này và có

những cơ sở lí luận cơ bản định hướng cho cả quá trình nghin cứu làm sáng rõ cho đề tài. Vùng đất Nghệ Tĩnh từ vị trí địa lý, lịch sử hình thành của nó đã có những tác động rất lớn đến đến tính cách con người nơi đây và những giá trị văn hóa quý báu mà vùng đất này mang lại. Từ đó chúng ta có thể kiến giải được một số hiện tượng tâm lý, mức độ cảm nhận cảm thụ cuộc sống của con người Nghệ Tĩnh đối với cuộc sống được phản ánh rất rõ trong ca dao.

Chương 2

KHẢO SÁT ĐỊA DANH, SẢN VẬT VÀ NGHỀ NGHIỆP TRONG CA DAO NGHỆ TĨNH

Một phần của tài liệu (Trang 28 - 31)