Đặc điểm về hình thức biểu đạt

Một phần của tài liệu (Trang 61 - 65)

5. Bố cục đề tài

3.2. Đặc điểm về hình thức biểu đạt

3.2.1. Thể thơ

3.2.1.1. Thể lục bát

Thơ lục bát là một thể thơ có tính chất cổ truyền, có tính dân tộc cao. Trong lịch sử văn học Việt Nam, thể lục bát có vai trò đặc biệt và có sức sống mạnh mẽ. Nhịp điệu thơ lục bát uyển chuyển, linh hoạt. Thơ lục bát không có sự hạn chế về

độ dài ngắn, nó có khả năng diễn đạt tình cảm đa dạng, phong phú của con người. Thơ lục bát có hai dạng: chỉnh thể và biến thể. Trong ca dao xứ Nghệ cũng có hai dạng này

Theo thống kê, khảo sát của Nguyễn Thị Kim Ngân trong ca dao xứ Nghệ, thể lục bát (bao gồm cả lục bát chính thể lẫn lục bát biến thể) chiếm 95.2% (3958 / 4157 bài), các thể còn lại chiếm 4.8% (199/4157 bài). Tỉ lệ này cũng tương đương

với tỉ lệ Nguyễn Xuân Kính thống kê từ cuốn “Ca dao Việt Nam”: 95% lời ca dao

được sáng tác theo thể lục bát, 5% các thể còn lại (dẫn theo “Thi pháp ca dao”). Tỉ

lệ này cho thấy, đại đa số ca dao xứ Nghệ được sáng tác theo thể lục bát. Bằng nhịp điệu uyển chuyển, linh hoạt, bằng độ ngắn dài không hạn định, lục bát xứ Nghệ đã diễn tả được những cung bậc phong phú của cảm xúc, thể hiện một cách đa dạng, sâu sắc các nội dung hiện thực. Mặt khác, hiện tượng xuất hiện nhiều biến thể trong lục bát xứ Nghệ đã góp phần làm nên nét đặc sắc của ca dao vùng này.

Nhìn chung trong bộ phận ca dao nói về địa danh, sản vật, nghề nghiệp thì thể lục bát biển thể xuất hiện nhiều hơn cả. Lục bát biến thể có thể hiểu là hiện tượng thêm bớt một số tiếng hoặc xê dịch cách hiệp vần, phối thanh nhưng có thể hiểu theo cách lục bát biển thể là hiện tượng số tiếng trong một vế có thể tăng hoặc giảm. Lục bát biến thể trong ca dao xứ Nghệ chiếm 23,7% (937/3958 bài lục bát). Tỷ lệ này lớn hơn rất nhiều so với ca dao Bắc theo thống kê của Nguyễn Thị Kim Ngân.

Đó là hiện tượng biến thể dòng lục:

Nón Hạ quai thao tơ Lấy ai thì lấy kẻ Mơ xin dừng

Biến thể dòng bát trong ca dao xứ Nghệ diễn ra ở tất cả các nội dung và tập trung nhất ở ca dao tình yêu. Để vẫn giữ được khuôn hình về vần của thể lục bát, gần như chỉ có hiện tượng tăng, hiếm khi có hiện tượng giảm số tiếng:

Ước chi anh trước em sau

Hiện tượng kéo dài câu bát đến 11,12 âm tiết cũng không phải là hiếm trong ca dao xứ Nghệ:

Ngày chẵn em đi chợ Chùa

Có thịt bảy dãy, em chỉ mua đùm nham đưa về Ngày lẻ chợ Sở sát kề,

Có thịt bảy dãy em cũng chỉ đưa về đùm nham

Cũng như hai dạng biến thể trên, hiện tượng biến thể ở hai dòng thơ này thường diễn ra theo chiều tăng một đến hai tiếng ở cả câu lục và câu bát. Đây là số âm tiết được tăng phổ biến nhất trong dạng biến thể này. Có hiện tượng cùng tăng một âm tiết ở cả dòng lục và dòng bát:

Nước sông Bùng chảy xuống sông Si Anh chưa có vợ, em vội chi lấy chồng

Hay cùng tăng hai âm tiết:

Kết đôi đi cho đó vợ đây chồng

Hoa trên rừng đua nở, lúa dưới đồng xanh um

Hiện tượng kết hợp tăng số lượng âm tiết không đều nhau ở dòng lục và dòng bát là hiện tượng thường gặp trong dạng biến thể này. Nó không chỉ xảy ra ở trường hợp tăng một, hai tiếng mà ở tất cả các hiện tượng tăng âm tiết. Ta dễ dàng tìm ra sự kết hợp âm tiết linh hoạt ấy trong nhiều đề tài của ca dao xứ Nghệ nhưng phổ biến hơn vẫn là ở đề tài tình yêu nam nữ:

Lên chùa Dù thắp một nén hương Hương cháy chưa hết đã thấy nường đằng sau

Mong hương cháy hết mau mau

Để cùng nường ra góc đại phía sau chùa Dù.

Bên cạnh đó thì trong ca dao xứ Nghệ còn có trường hợp kéo giãn cặp lục bát lên tới 13,14,15 tiếng:

Cần câu trúc lưỡi câu đồng

Anh ngoắc con nhái, anh quăng bên tê sông Nhị Hà O mô có chồng thì tránh cho xa

O mô chưa có chồng hắn rứt rồi hắn lại rựt hắn na cả mồi

Cả ba dạng biến thể: biến thể dòng lục, biến thể dòng bát, biến thể cả dòng lục lẫn dòng bát trong ca dao xứ Nghệ với những đặc điểm riêng, với những độc đáo và sáng tạo riêng đã khẳng định được bản sắc văn hóa Nghệ Tĩnh, năng lực sáng tạo nghệ thuật của tác giả dân gian Nghệ Tĩnh.

Hiện tượng gieo vần ở tiếng thứ tư dòng bát trong lục bát biến thể là một điểm đặc biệt trong ca dao Nghệ Tĩnh :

Đất Thuận Yên có nghề hàng xáo Mua lúa bán gạo cũng là nghề đi buôn

Em ơi đừng nghĩ thiệt hơn

Vui nghề cày cấy thì Nhân Sơn đâu bằng

Một dạng biến thể cấu trúc khá độc đáo trong ca dao lục bát xứ Nghệ là hiện tượng tăng hai lần câu lục:

Chợ Giăng rồi lại chợ Chùa Chợ Rạng thì phải qua đò Chợ Lường lắm bánh ăn dò mà đi

Thậm chí trong loại này vẫn có cả biến thể câu bát :

Hỡi người thục nữ Đan Du Du xuân, du thủy, du tình

Sáng trăng quân tử muốn dạo vành Đan Du

Điều làm nên sự khác biệt của thể lục bát trong ca dao xứ Nghệ với lục bát xứ Bắc và lục bát toàn quốc là các hình thức biến thể của thể thơ này. Có ba nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này. Một là có thể có những biến thể cổ xuất hiện vào lúc mô hình lục bát chưa thật định hình. Hai là có thể có những biến thể nảy sinh do việc đem thể lục bát phục vụ cho việc diễn xướng. Ba là có thể có những biến thể hình thành do sự linh động của nhà thơ nhằm phục vụ yêu cầu diễn đạt một nội dung nào đó. Đây cũng chính là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hình thức biến thể lục bát trong ca dao xứ Nghệ. Ngoài ra còn do quan hệ của ca dao với môi trường diễn xướng.

Một phần của tài liệu (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)