Góp phần khu biệt với ca dao vùng miền khác

Một phần của tài liệu (Trang 72 - 79)

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG

3.2. Đặc điểm về hình thức biểu đạt

3.2.4. Góp phần khu biệt với ca dao vùng miền khác

Qua việc sử dụng địa danh, các sản vật và nghề nghiệp địa phương ca dao xứ Nghệ tạo được sự khác biệt với ca dao vùng miền khác. Chính vì sử dụng địa danh Nghệ Tĩnh, ta mới có thể biết cảnh đẹp, đặc sản, tài hoa này là của xứ Nghệ:

- Chào chàng tới cảnh Bồng Lai

Hồ Sen bên nọ, lâu đài cuối kia

- Ai về Cửa Hội quê tôi

Cá thu, cá nục, cá mòi thiếu chi

- Làng Quỳnh: tú Hiển, tú Giai,

- Trung Phường là đất quan văn Lấy chồng về đó cứ nằm mà ăn.

Nhưng khơng chỉ có cảnh đẹp, con người tài hoa, thanh lịch mà qua ca dao địa danh, ta cịn nhận ra những mặt trái, những thói xấu của dân Nghệ:

- Chanh chua như mụ hàng khoai,

Lẳng lơ như gái xóm Đồi làng bên. Thằng mơ mà dám đua chen, Lấy về làm vợ tao khen có tài.

- Qua cầu rút ván cho mau

Kẻo bọn hàng ruốc Đơng Câu nó chèn Đơng Câu mà quảy ruốc lên

Thì liệu xếp gánh sang một bên cho nó bày

Cả những cung bậc tình cảm như khổ đau, cay đắng xen lẫn những niềm hạnh phúc thường gặp ở con người cũng được ca dao phản ảnh rất chân thực :

- Ai về xứ ấy Hồng Mai,

Bước đi khơng nỡ ngắn dài nhớ nhung.

- Đến đây ngả nước chia ba,

Muốn về bên Hạ lạy mẹ cha cùng chàng .

- Mỗi ngày một chục bị gon,

Ni chồng thì được, ni con nhọc nhằn.

- Nho Lâm than quánh nặng nề,

Sức em đương được thì về Nho Lâm.

Rồi sự vất vả, khổ cực bởi điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Khiến cho cuộc sống của con người đã đói khổ nay càng trở nên điêu đứng hơn:

Ai về Dị Nậu làm chi

Đồng Nậy nước mặn, đồng Si khó cày

- Ai về Đào Hạnh thì về

Bao nhiêu khó khăn của xứ Nghệ đều được điểm mặt chỉ tên: nào Kẻ Mơ (Thanh Mai, Thanh Chương) gần núi, đồng hẹp, cuộc sống nhân dân vất vả cơ hàn, nào Đại Định (thuộc xã Bình Dương, Thanh Chương) nơi có nhiều người đỗ đạt nhưng vẫn cần kiệm, khó khăn; nào Nho Lâm có nghề lị hung, cơng việc lấy than lấy quánh (quặng) rất nặng nhọc....Rất nhiều địa danh nữa được đề cập đến trong ca dao thể hiện sự khốn khó thường chỉ xảy ra ở vùng đất đồng quê chiêm trũng, nơi núi non hiểm trở, rừng thiêng nước độc:

Phủ Quỳ đi có về khơng Mồ xanh vợ để tang chồng là đây

Chính bởi “tính Nghệ” trong địa danh ấy mà ngay cả khi không đọc ca dao xứ Nghệ, chỉ cần nghe thấy núi Hồng, sông Lam, nghe thấy đền Cờn, làng Sen, kẻ Mơ, bến Giang Đình, chợ Si…là ta cũng có thể nhận biết được đó là ca dao vùng viễn trấn bởi.

Không những thế, nội dung của ca dao địa danh vùng viễn trấn cũng có những nét khác lạ: tỉ lệ lời ca dao đề cập đến đặc điểm địa phương xứ Nghệ rất lớn trong đó xu hướng ngợi ca là xu hướng chủ đạo. Trong việc khắc hoạ tình u thơng qua địa danh, cặp biểu tượng núi sông cũng dược xem là nét độc đáo của ca dao vùng viễn trấn.

Tiểu kết: Như vậy, thông qua cách sử dụng một số lượng lớn các địa danh,

sản vật, nghề nghiệp trong các bài ca dao xứ Nghệ để ngợi ca cảnh vật và truyền thống địa phương, tính cách con người…đã giúp ta thấy được phần nào những đặc điểm cơ bản về nội dung cũng như nghệ thuật của ca dao xứ Nghệ nói chung. Nếu đất Nghệ Tĩnh thường được biết đến là khắc nghiệt thì qua bộ phận ca dao này Nghệ Tĩnh cũng là một vùng đất khá giàu có, trù phú và được tơ điểm bằng nhiều cảnh sơng núi hữu tình. Cịn con người xứ Nghệ thì xưa nay vẫn vậy, vẫn cần cù, chịu khó, thơng minh, hiếu học, vẫn có một lịng nồng nàn u nước. Tất cả niềm tự hào này được thể hiện rất rõ khi mỗi khi đến mỗi tên làng, tên xã của quê hương mình. Những nội dung đó được chun chở bằng những hình thức nghệ thuật độc đáo chỉ có ở ca dao Nghệ Tĩnh.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu, chúng tơi thấy rằng bộ phận ca dao nói về địa danh, sản vật, nghề nghiệp có vai trị rất lớn trong ca dao Xứ Nghệ. Bộ phận ca dao này dường như đã bao chứa được nội dung của ca dao vùng Nghệ Tĩnh: từ sự ca ngợi cảnh vật và truyền thống địa phương, bộc lộ tình yêu quê hương, đất nước, thể hiện tình yêu nam nữ, phê phán thói hư tật xấu đến phản ánh cuộc sống nơng nghiệp….Trong bộ phận ca dao này, thì nhiều địa dạnh của các địa phương đã được nhắc đến, mỗi địa danh đều được gắn với những nội dung cụ thể. Đó có thể là tên làng nghề hay một đặc sản đặc trưng của vùng. Số lượng các địa danh xuất hiện dày đặc nhất là tên núi sông, tên làng, tên xã. Ca dao còn ghi lại những nghề nghiệp gắn với cuộc sống của người dân từng vùng với những khó khăn, vất vả riêng. Sản vật cũng chiếm một số lượng khơng nhỏ trong ca dao Nghệ Tĩnh, vì đây khơng chỉ là sự trù phú mà thiên nhiên ân ái ban tặng mà còn là thành quả đáng tự hào của người lao động làm ra.

Tìm hiểu bộ phận ca dao nói về địa danh, sản vật, nghề nghiệp giúp hiểu rõ hơn về những đặc điểm nội dung cũng như nghệ thuật của ca dao xứ Nghệ. Ở đây những đặc điểm nổi bật của mỗi vùng đất đã được tác giả dân gian khéo léo đan cài để làm nổi bật tinh hoa làng nghề, truyền thống học hành khoa bảng, tinh thần bất khuất kiên trung, cần cù chăm chỉ, chịu thương chịu khó, yêu thương mãnh liệt của con người nơi đây. Từ những cảnh quan tự nhiên nơi diễn ra các hoạt động lao động đến sự đa dạng nghành nghề, sản vật đều tốt lên lịng tự hào đối với q hương bản xứ. Nhưng có thể nói hạnh phúc nhất có lẽ là khi được nói về những kết quả của sức lao động mình làm ra, đó là những sản vật mang đậm đặc trưng của từng vùng quê, từng nghành nghề khác nhau.

Về hình thức nghệ thuật thì bộ phận ca dao này cũng đã góp phần làm bật nét độc đáo riêng chỉ có ở ca dao Nghệ Tĩnh. Cái riêng ấy nằm trong những hình thức biến thể của các thể thơ. Có thể nói, hiếm có ca dao địa phương nào lại có nhiều biến thể như ca dao xứ Nghệ. Biến thể lục bát, biến thể song thất lục bát, biến thể bốn, năm chữ…Ở từng loại lại có những dạng biến thể khác nhau. Có biến thể dịng

lục, dịng bát, biến thể cả dòng lục lẫn dòng bát…. Tất cả những hình thức biến thể ấy đã làm cho nội dung thể hiện sâu sắc hơn, phong phú hơn. Có thể nói, nếu sự giàu có về thể loại đã giúp cho ca dao xứ Nghệ có được một khối lượng nội dung lớn thì những hình thức biến thể đa dạng lại giúp cho bộ phận ca dao nói về địa danh, sản vật, nghề nghiệp lựa chọn những hình thức phù hợp với nội dung phản ảnh hơn.

Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của ca dao xứ Nghệ thông qua bộ phận ca dao về địa danh, sản vật, nghề nghiệp không chỉ giúp chúng ta hiểu thêm về một vùng miền rộng lớn mà còn thấy rõ hơn bản sắc riêng của các địa phương. Hiểu được bộn phận ca dao này sẽ góp phần khắc sâu hơn nội dung và nghệ thuật của ca dao xứ Nghệ. Để rồi từ đó có cái nhìn rõ ràng hơn tâm tư, tình cảm, tính cách và tài năng sáng tạo của người dân xứ Nghệ. Hịa nhập vào nền văn hố chung của dân tộc, với sự đặc sắc của mình, ca dao xứ Nghệ đã góp phần làm phong phú kho tàng văn hố tinh thần của con người Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (1957), Hán Việt từ điển, Nxb Trường Thi, Sài Gòn.

2. Nguyễn Văn Âu (2002), Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam, NXB Đại

học Quốc gia Hà Nội, H

3. Nguyễn Nhã Bản (chủ biên), Ngô Văn Cảnh, Phan Xuân Đạm, Nguyễn Thế Kỷ

(2001), Bản sắc văn hóa của người Nghệ Tĩnh, NXB Nghệ An

4. Nguyễn Nhã Bản (chủ biên), Phan Mậu Cảnh, Hoàng Trọng Canh, Nguyễn

Hoài Nguyên (1999), Từ điển tiếng địa phương Nghệ Tĩnh, NXB VHTT, H.

5. Nguyễn Tài Cẩn (1996), Ngữ pháp Tiếng Việt (In lần thứ 3), NXB ĐHQGHN,

H.

6. Trần Thị Cẩm (2004), Địa danh, sản vật, nghề nghiệp trong ca dao Quảng Nam

Đà Nẵng, Khóa luận tốt nghiệp nghành Sư phạm Ngữ văn

7. Đỗ Hữu Châu (chủ biên), Bùi Minh Tốn (1993), Đại cương ngơn ngữ học, tập

2, NXB GD, H.

8. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt, Nxb GD, H.

9. Phan Huy Chú (1997), Hoàng Việt địa dư chí, Phan Đăng dịch, NXB Thuận

Hoá

10. Nguyễn Đổng Chi, Ninh Viết Giao biên soạn (1984), Ca dao Nghệ Tĩnh, Sở văn

hóa thơng tin, Nghệ Tĩnh

11. Nguyễn Đổng Chi (chủ biên) (1995), Địa chí văn hố dân gian Nghệ Tĩnh, Nxb

Nghệ An, Vinh.

12. Nguyễn Đổng Chi, Võ Văn Trực, Ninh Viết Giao (chủ biên) (1996), Kho tàng

ca dao xứ Nghệ,( tập 1,tập 2), Nxb Nghệ An

13. Nguyễn Đổng Chi, Nguyễn Viết Giao (1963), Hát dặm Nghệ Tĩnh, Nxb Hà Nội.

14. Nguyễn Nghĩa Dân (2010), Lịch sử Việt Nam trong tục ngữ - ca dao, NXB

ĐHQGHN. H

15. Nguyễn Xuân Đức – Tiếng Nghệ trong ngơn ngữ văn hố dân tộc, Tạp chí văn

16. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2011), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục.H.

17. Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ Tiếng Việt, Nxb GD, H.

18. Ninh Viết Giao (1996), “Về ca dao của người Việt ở xứ Nghệ”, trong Kho tàng

ca dao xứ Nghệ, NXB Nghệ An.

19. PGS. Ninh Viết Giao (chủ biên) (2012), Nghề, làng nghề thủ công truyền thống

Nghệ An (Tập 6), Văn hóa dân gian xứ Nghệ, NXB Văn hóa – Thơng tin. H

20. PGS. Ninh Viết Giao (chủ biên) (2012), Văn hóa ẩm thực (Tập 5), Văn hóa dân

gian xứ Nghệ, NXB Văn hóa – Thơng tin. H

21. Lê Trung Hoa (1991), Địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh, NXB KHXH, H.

22. Võ Thị Hoài, Ẩm thực dân gian trong ca dao, dân ca Nghệ Tĩnh, Khóa luận tốt

nghiệp, chuyên nghành Cử nhân Văn hóa học.

23. Mã Giang Lân (2009), Tục ngữ ca dao Việt Nam, NXB Văn học. H

24. Mã Giang Lân, Vũ Tú Nam, Vũ Ngọc Phan, Vũ Thị Thu Thủy tuyển chọn và

biên soạn (2000), Ca dao Việt Nam, NXB Văn hóa thơng tin. H

25. Lê Đức Luận (2006), Âm vang địa danh Hà Nội trong ca dao, tạp chí Ngơn ngữ

và Đời sống

26. Lê Đức Luận (2011) Cấu trúc ca dao trữ tình người Việt, Nxb Đại học Huế.

27. Hồng Tiến Lựu (1983), Mấy vấn đề về phương pháp giảng dạy nghin cứu văn

học dân gian, NXB Giáo dục. H

28. Hồng Tiến Lựu (1997), Bình giảng ca dao, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

29. Bùi Dương Lịch (1993), Nghệ An ký, Nguyễn Thị Thảo dịch và chú, NXB Khoa

học Xã hội, H.

30. Phan Thị Mai (2000), Nét riêng của ca dao xứ Nghệ, Luận văn Thạc sĩ, trường

ĐHSP Vinh, Nghệ An.

31. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB văn hóa, H

32. Vũ Ngọc Phan (2007), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, NXB Văn học., H

33. Hoàng Phê (chủ biên) (1995), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển học, Nxb

34. Trần Thị Phương (2009), Địa danh trong ca dao Nghệ Tĩnh, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP Vinh, Nghệ An.

35. Trần Thanh Tâm (1976) Thử bàn về địa danh Việt Nam, Nghiên cứu lịch sử số

3.

36. Nguyễn Minh Tâm, Địa danh Việt Nam trong tục ngữ, ca dao, Khóa luận tốt

nghiệp.

37. Hồng Tiến Tựu (2000), Bình giảng ca dao, NXB Giáo dục. H

38. Trương Xuân Tiếu (1997), Đất nước con người xứ Nghệ qua kho tàng ca dao

xứ Nghệ, Tạp chí văn hố dân gian, số 3.

39. Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB. TPHồ Chí

Minh

40. Nguyễn Xuân Kính (1995), Kho tàng ca dao người Việt, NXB Văn hóa thơng

tin

41. Nguyễn Xuân Kính (2006), Thi pháp Ca dao, Nxb khoa học, H.

42. Đỗ Bình Trị (1991), Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục.H

43. Nguyễn Kiên Trường (1996), Những đặc điểm chĩnh của địa danh Hải Phòng

(Sơ bộ so sánh một số địa danh ở vùng khác), Luận án PTS chun nghành Lí

luận ngơn ngữ - Mã số 50408.

44. Đinh Gia Khánh (1992), ca dao Việt nam, NXB Tổng hợp Đồng Tháp

45. Vũ Ngọc Khánh (2008), Lịch sử địa danh Việt Nam, Nxb Thanh Niên, H.

46. Đinh Gia Khánh (1967), “Văn học dân gian các địa phương và vai trị của nghệ

thuật dân gian”, Tạp chí văn học (1), Hà Nội

47. Nguyễn Anh Khoa, Nguyễn Văn Phú, H.Đ Chương Châu, Phan Trọng Báu

(dịch), An Tĩnh cổ lục (Levieux An - Tinh)/ Hippolite le Breton, NXB Nghệ An; trung tâm văn hóa ngơn ngữ Đơng tây

48. Nguyễn Như Ý, Nguyễn Thanh Chương, Bùi Thiết (2004), Từ điển địa danh

văn hoá và thắng cảnh Việt Nam, NXB. Khoa học xã hội, H.

49. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (2002), Tổng tập văn học dân

Một phần của tài liệu (Trang 72 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)