Sản vật của trồng trọt, chăn nuôi

Một phần của tài liệu (Trang 44)

5. Bố cục đề tài

2.2.2.1. Sản vật của trồng trọt, chăn nuôi

Đất Nghệ Tĩnh khô cằn, đá sỏi nhưng với sự siêng năng, cần cù của con người nơi đây đã tạo ra nhiều sản phẩm nổi tiếng. Dù xuôi ngược về đâu ta cũng dễ dàng bắt gặp nhiều sản vật khác nhau. Nhưng đối với người nông dân thì các loại cây lương thực như: lúa, ngô, khoai, sắn… vẫn là những cây trồng được người dân ưa trồng.

- Ai lên Bãi Sậy mà coi,

Lúa treo trước mặt, ngô cười sau lưng

- Ai lên Bãi Trận mà xem,

Khoai ngọt như chuối ăn liền rổ khoai

- Ai xuôi về đất Phú Văn

Tằm nhiều, lạc tốt quanh năm chuyên cần

Ca dao nhắc đến vùng Yên Phú (Thạch An, Thanh Chương) giàu có, trù phú, con người thì thong dong nhàn hạ, là vùng lắm khoai nhiều lúa:

Tháng chín gạo trắng nước trong Ai về Yên Phú thong dong con người

Yên Phú lắm thóc nhiều khoai Lắm hàng buôn bán ai ai cũng giàu

Nhiều loại cây công nghiệp là sản phẩm thế mạnh của nghành trồng trọt. Đặc biệt là mía và các loại cây ăn quả:

- Ai sang Quan Nội thì sang

Hàng cam hàng quýt chín vàng khắp nương

- Vì ham dưa hấu dưa hồng

Cho nên em mới lấy chồng Đông Sơn.

- Quê ta mía ngọt Nam Đàn

Ngon khoai chợ rôi, thơm cam xã Đoài

Đất Nghệ Tĩnh cũng khá nổi tiếng với đặc sản chè xanh:

Ai về Hà Tĩnh thì về

Ăn gạo Đức Thọ, uống nước chè Hương Sơn

Chè xanh với sự đảm đang của người phụ nữ trong cuộc mưu sinh, nuôi chồng ăn học :

Hai đầu mấy bó chè xanh Nước thơm em bán, học hành anh lo

Về chăn nuôi, do đặc điểm tự nhiên nên vùng nuôi nhiều trâu, trong ca dao có nhắc đến nghề trồng dâu nuôi tằm ở nhiều nơi. Ngoài ra nuôi rươi cũng là một hoạt động được ca dao ghi chép lại :

Nghe tin Phúc Mỹ lăm rươi Rươi muối, rươi rán, rươi chồi ra Vinh

Thấy em xinh thật là xinh

Muốn theo em về Phúc Mỹ chúng mình cùng muối rươi.

Với nhiều loại cá là một phần không thể thiếu được trong mỗi bữa ăn của người dân:

Cơm ba lá, cá rô rang

Bát ngoạt Trẩm Bàng, cá rô đồng Thọ 2.2.2.2. Sản vật của các làng nghề.

Các làng nghề truyền thống đều có những sản phẩm đặc trưng của mình.Như

làng nghề đục đá làng Trung Phường ở dưới chân lèn Hồ Lĩnh và lèn Hai Vai. Một số sản phẩm nổi tiếng của thợ đực đá Trung Phường như công trình mĩ thuật bía bốn mặt ở nhà Văn Miếu, khánh đá ở chùa Nam Sơn, nhiều lư hương, rùa đá ở các đền chùa, chùa đá Lèn cò:

Thế gian đi học tiên đề

Trung Phường đục cối cũng nghề vinh quang

Vôi làng Văn Tập phục vụ cho nhiều công trình xây dựng lớn như xây dựng đình thự ở tỉnh, phủ, huyện…đên vôi mẹt dùng để ăn trầu:

Văn Tập đập đá nung vôi Miệng thì thổi lửa tay lôi rành rành

Chồng em anh đã biết rồi Lưng thắt chác lạt, bán vôi chợ Lèn

Nghề đúc đồng ở Cồn Cát (Diễn Châu) với những thành phẩm tập trung vào bốn loại chính: đồ dùng trong gia đình, đồ khí tế, đồ nhạc khí, máy móc:

Ai lên Cồn Cát đúc đồng Hỏi xem cô Tú có chồng hay chưa?

Sản phẩm đồ gốm của làng Trù Ú mà chủ yếu là nồi đất đã đi vào ca dao:

Mời về Trù Ú mà coi Cái nghề nồi đất mấy đời đồn xa

Nghề đào sò, đúc sò ở Cao Xá tạo ra những viên gạch táp lô dùng để xây nhà:

Anh về làm rể Kẻ Sò

Mặc dù hiện nay đã có những sự mai một, thất truyền của các làng nghề truyền thống xứ Nghệ, nhưng những sản phẩm của các làng nghề vẫn được lưu lại trong ca dao. Đây thực sự là một điều đáng tự hào đốí với thế hệ mai sau.

2.3. Nghề nghiệp

2.3.1. Nghề nông, nghề đi biển

Nghệ Tĩnh có vùng đồng bằng ven biển khá rộng thuộc đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh. Nên cư dân ở đây phần lớn vẫn làm nông nghiệp. Nghề nông vất vả

quanh năm suốt tháng “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” cộng thêm thiên nhiên

khắc nghiệt càng khiến cho khó khăn thêm chồng chất. Điều này thể hiện rất rõ trong bài ca dao:

Thân em khó nhọc trăm bề, Sớm đi cấy lúa, chiều về hái dâu

Có gương không kịp rẽ đầu Có cau không kịp têm trầu mà ăn

Thân em khó nhọc trăm phần Hết đi ruộng đậu lại lần ruộng dưa

Vội đi quên cả cơm trưa Vội về quên cả trời mưa ướt đầu

Tuy vất vả là vậy nhưng người nông dân vẫn hăng say cấy cày để mong có cuộc sống ấm nó hơn. Chính điều này cũng phần nào thể hiện được lòng yêu lao động của con người nơi đây:

- Đua nhau ta cấy ta cày,

Cho cao cót thóc, cho đầy bồ khoai

- Làng ta có lũy tre xanh,

Có con sáo sậu, có anh đi cày Đặng Sơn người đẹp nước trong Dâu non xanh bãi, tơ vàng đầy sân

Có vùng nổi tiếng lắm lúa, nhiều khoai cũng được ca dao ghi nhận:

Rộc Tùng tốt lúa, vườn Lình lắm khoai

Vượt trên mọi khắc nghiệt của thiên nhiên, những ngư dân đã thể hiện niềm tự hào của mình về vùng biển quê hương, về tình cảm đậm đà sâu sắc, đặc biệt là trong tình yêu nam nữ:

Lắng nghe nàng nói cũng màu Một chạp rùng kéo cá rầu lành canh.

Lắng nghe nàng nói cũng xinh Một chạp gõ lại giao đanh cá mòi,

Ai ơi đứng lại mà coi,

Thợ chèo, bạn ngoáy ngoài khơi cũng tình Cá chim cá nổi cá chạy đi đâu

2.3.2. Nghề buôn bán

Nghề buôn bán thể hiện được sự giàu có của một vùng đất, có nhiều vùng nổi tiếng về nghề buôn bán được ca dao nói tới như:

Yên Phú lắm thóc nhiều khoai Lắm hàng buôn bán ai ai cũng giàu.

Công việc buôn bán chủ yếu tập trung ở các chợ:

- Chợ Giăng rồi lại chợ Chùa

Chợ Rạng thì phải qua đò Chợ Lường lắm bánh ăn dò mà đi

- Đất Thuận Yên có nghề hàng xáo

Mua lúa bán gạo cũng là nghề đi buôn Em ơi đừng nghĩ thiệt hơn

Vui nghề cày cấy thì Nhân Sơn đâu bằng

Do tính chất của việc buôn bán mà tính cách của con người ở chốn chợ búa cũng chịu nhiều ảnh hưởng:

Em là con gái Đô Lương,

Anh trai Cát Ngạn, chung đường bán mua. Lộ (lỗ) lời khi được khi thua,

Ngọt bùi nỏ thiếu, chanh chua ai bằng

Thông thường chợ là nơi mua bán, trao đổi hàng hoá. Nhưng với trai gái xứ Nghệ, nhiều khi đó chỉ là một cái cớ để hẹn hò:

- Ngồi buồn đi họp chợ Dinh

Gặp mặt bạn tình vui thật là vui

- Yêu nhau chẳng phải bỏ bùa

Yêu nhau vì buổi chợ Chùa mà yêu

Chợ dường như đã trở thành “chợ tình” khiến cho các đôi trai gái ngày đêm

mong đợi đến buổi chợ để được gặp nhau... Gặp được nhau thì hân hoan, hạnh phúc, không gặp được nhau thì nhớ nhung, đau khổ:

Chợ Mơ, chợ Mới, chợ Cầu Em đi không được, em sầu tương tư

2.3.3. Nghề Thủ công nghiệp

Theo thống kê thì tại xứ Nghệ trước đây có khoảng 100 nghề, làng nghề thủ công cổ truyền. Trong nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp trước đây, các nghề, làng nghề thủ công cổ truyền ấy đã tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu đời sống hằng ngày của nhân dân. Không ít nghề, làng nghề đã đi vào ca dao, tục ngữ trở thành di sản của văn hóa dân gian.

Nho Lâm ở Diễn Châu có nghề luyện sắt nổi tiếng:

Nho lâm than quánh nặng nề Sức em đương được thì về Nho Lâm

Ca dao đã chỉ cho chúng ta biết các địa danh có nghề nghiệp vất vả:

Kẻ Dặm đục đá nấu vôi Miệng thì thổi lửa tay lôi rành rành

Nói về Đô Lương và Quỳnh Đôi:

Đô Lương dệt gấm thêu hoa Quỳnh Đôi tơ lụa thủ khoa ba đời

Làng Vạn Phần với nghề làm nước mắm nổi tiếng:

Có về làng vạn đi đây cùng về Làng Vạn nước mắm ngon gê Sông Bùng tăm mát, nốc nghề cá tôm. Ca dao nói về làng nghề ở Đô Lương:

Ai qua Phượng Kỷ, Tràng Sơn Gạch vôi nghề cũ đâu hơn chốn này

Yên Phúc là đất trồng đay

Văn Tràng lợn nái tháng ngày chăn nuôi Mời về Trù Ú mà coi

Tiếng nghề nồi đất mấy đời đồn xa.

Nói về đất tơ tằm Dương Phổ:

Dương Phổ là đất tơ tằm Em về Dương Phổ, em nằm em ăn

Qua ca dao, người dân xứ Nghệ thể hiện tình yêu và sự quý trọng đối với nghề nghiệp của mình:

Nghề khắc đá:

Xin đừng bắc bậc mà chê

Cái nghề đục đá cũng nghề vinh quang

Về nghề thợ mộc:

- Thiếu chi thầy kí ,thầy đề

Mà ôm thợ mộc thợ nề em ơi

- Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa

Cái nghề thợ mộc nhất là Thái Yên

Nghề nung vôi, làm gạch, nghề ốm:

- Ai qua Phượng Kỷ, Tràng Sơn

Gạch vôi nghề cũ đâu hơn chốn này

- Mời về Trù, Ú mà coi

Nghề dệt vải là một trong những nghề rất quan trọng, chính nghề dệt vải là cái nôi sinh ra một đặc sản của xứ Nghệ là hát phường vải. Nghề dệt vải ở nhiều nơi, nhưng phải kể đến Nam Đàn:

Thanh Chương là đất cày bừa Nam Đường bông vải hát hò thâu canh

Những lời ca dao về nghề thủ công ở xứ Nghệ rất phong phú. Nó trở thành một phần rất quan trọng trong ca dao xứ Nghệ. Góp phần làm rõ về đời sống con người xứ Nghệ.

Tiểu kết: Địa danh, sản vật, nghề nghiệp trong ca dao Nghệ Tĩnh, cho thấy số lượng tên các địa danh từ địa danh tự nhiên như: núi sông, đồng, bãi, sông suối, rú ri…đến các địa danh kinh tế - xã hội như làng xã được gắn với truyền thống, làng nghề với con người hay sản vật nào đó xuất hiện khá dày đặc. Sản vật của vùng cũng rất phong phú, vừa có các sản vật tự nhiên của rừng núi, đồng bằng và vùng biển lại có những sản vật dó chính bàn tay cần cù của con người làm ra, mà tên tuối của các sản vật này đã được gân xa biết đến. Từ đặc điểm về tự nhiên mà con người nơi đấy đã sớm thích ứng và hình thành nhiều nghề nghiệp và các làng nghề thủ công truyền thống. Mỗi nghề, làng nghề được phản ảnh vào trong ca dao không chỉ là hoạt động lao động sản xuất đơn thuần mà thông qua sự vất vả khó nhọc của từng nghề ta thấy rõ hơn tính cách cũng như những giá trị văn hóa mà con người vùng quê đó sáng tạo ra.

Chương 3

ĐẶC ĐIỂM CA DAO NGHỆ TĨNH QUA BỘ PHẬN CA DAO NÓI VỀ ĐỊA DANH, SẢN VẬT, NGHỀ NGHIỆP

3.1. Nội dung thể hiện

3.1.1. Đặc điểm của vùng đất Nghệ Tĩnh

3.1.1. 1. Vùng đất giàu có, trù phú

Sự giàu có, trù phú của vùng đất này được thể hiện ở nguồn sản vật phong phú, đa dạng của các địa phương:

- Quê ta ngọt mía Cẩm Đường

Chè Găng ấm giọng Minh Sơn một vùng

- Quan Nội lắm thóc nhiều tiền

Có sông tắm mát, có miền nghỉ ngơi

- Kim Liên là đất quê nhà

Cảnh đà nên cảnh, đôi đà nên đôi

- Làng ta sau núi trước sông

Hồ Sen tắm mát, chợ Rồng bán mua

Quê hương giàu có, trù phú khiến cho lòng người phẩn khởi, mừng vui. Điều này đã thể hiện được lòng yêu mến, gắn bó hơn của mỗi người với mảnh đất chôn rau cắt rốn của mình:

- Đâu vui bằng đất Văn Thai

Trên thì đường cái, dưới hai dãy thuyền

- Ai về Mỹ Dụ mà coi

Mái đình lợp ngói, gương soi tứ bề

Có muốn ăn vải ghé về Thanh Lưu

Từ những thổ vật địa phương mà người dân nơi đây đã chế biến thành những món ăn tuy dân dã , đạm bạc cũng được nhiều người Nghệ ưa thích:

Ngày chẵn em đi chợ Chùa

Cá thịt bảy dãy, em chỉ mua đùm nham đưa về. Ngày lẻ chợ Sở sát kề

Cá thịt bảy dãy em cũng đưa về đùm nham.

Bên cạnh lòng yêu mến, tự hào về cảnh vật, thổ sản địa phương, thì ca dao còn ca ngợi cảnh vật, truyền thống và con người địa phương, bằng sự gắn bó với những vất vả, khó khăn của vùng đất Nghệ. Xứ Nghệ có núi cao, có miền trung du, có đồng bằng và vùng biển rộng. Chính điều này càng khẳng định hơn sự trù phú, giàu có về tài nguyên của vùng:

- Phủ Quỳ là đất Phủ Quỳ

Rừng cây bát ngát, thú thì dữ sao Nhà Làng, nhà thấp nhà cao Họ vẫn sống được, ta sao hãi hề?

- Đất làng Sen vừa quen vừa lạ

Rừng mê thiên rau má, khoai mài

Rau má, củ mài tuy chỉ là những thứ vốn có nhưng lại có ý nghĩa lớn khi nghĩ về cuộc sống đói khổ xưa kia. Khi con người còn chưa làm chủ được cuộc sống của mình thì mẹ thiên nhiên đã cho họ thức ăn và dìu dắt họ qua những ngày cơ cực, lầm than.

3.1.1.2. Vùng đất hùng vĩ, tươi đẹp

Cảnh sắc xứ Nghệ tươi đẹp với núi cao, sông sâu đã đi vào ca dao nhẹ nhàng mà đầy sự tinh tế:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

Bài ca dao bức tranh sơn thủy hữu tình với những nét chấm phá từ dáng núi, hình sông, từ lũy tre xanh, từ đồng lúa chín, từ những mái nhà tranh, những xóm thôn trù phú ven sông…

Xứ Nghệ từ Bắc vào Nam đâu đâu cũng có cảnh đẹp, cảnh ở đây thường được gắn với mỗi câu chuyện, mỗi một sự tích đáng nhớ. Núi Hai Vai được xem là hóa thân của ông Đùng, người anh hùng bị chém cụt đầu thời tiền sử đứng uy nghiêm, ngạo nghễ giữa vùng đồng bằng Diễn Châu:

Hai Vai cao ngất giữa trời Em qua không được em ngồi thở than

Nhờ ai nhắn hộ em sang

Rằng em nằm nghẹt giữa đàng chờ anh

Dãy núi Hồng Lĩnh huyền thoại cùng dòng sông Lam uốn lượn được xem là điểm nhấn cho thiên nhiên của vùng:

Non Hồng ai đắp mà cao Sông Lam ai bới ai đào mà sâu

Núi Hồng Lĩnh nằm ở trung tâm Nghệ Tĩnh. Đây là dãy núi gắn với rất nhiều truyền thuyết thiêng liêng về buổi bình minh lịch sử của dân tộc:

Chín mươi chín ngọn núi Hồng

Chín mươi chín con chim đậu, còn một con vùng ra khơi

Bên dãy Hồng Lĩnh là dòng sông Lam. Đây là hình tượng sơn thủy kết tinh, biểu thị tính địa linh nhân kiệt của thiên nhiên xứ Nghệ:

Vẻ vui Hồng Lĩnh chung tình Khi thiêng chung đúc, khách tình tài hoa

Nằm ở phía Nam xứ Nghệ là núi Thiên Cầm hiện lên sừng sững. Nơi đây đã xảy ra kết cục bi thảm của vương triều nhà Hồ thời Minh thuộc:

Núi Cao Vọng, bể Kỳ La Cha con bị bắt cũng là trời xui

Nơi tận cùng vùng đất là dãy Hoành Sơn, nơi phân chia hai tỉnh Nghệ Tĩnh với Quảng Bình:

Bao giờ Hồng Lĩnh đá mòn Hoành Sơn mây phủ, dạ còn nhớ anh

Ngoài những danh lam thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng thì xứ Nghệ còn có những điểm đến văn hóa độc đáo như đền Cờn, ngôi đền nguy nga tráng lệ, xuất hiện từ rất sớm tại một làng duyên hải ở Quỳnh Lưu:

Đồn rằng đức thánh Nghệ An Quỳnh Lưu bốn tổng đền Cờn vui hơn

Chùa Hương Tích, ngôi chùa gốc của chùa Hương Tích Hà Tây nơi thờ phật Quan Thế Âm Nam Hải Bồ Tát, rất cổ kính và thơ mộng trên cao sơn Hồng Lĩnh:

Chùa Tiên cao tít tịt mù

Bao la ngàn Hống, mây mờ giăng giăng

Tất cả những địa chỉ đó đã góp phần tô điểm hơn cho vùng đất xứ Nghệ, để nơi đây thật sự là một vùng đất đẹp trong cảnh sắc và đẹp trong truyền thống văn hóa.

3.1.2. Đặc điểm về phẩm chất con người Nghệ Tĩnh

Một phần của tài liệu (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)