Thể song thất lục bát

Một phần của tài liệu (Trang 66 - 68)

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG

3.2. Đặc điểm về hình thức biểu đạt

3.2.1.3. Thể song thất lục bát

Thể song thất lục bát có thể hiểu là một khổ thơ bao gồm bốn dòng (hai dòng bảy tiếng + một dòng sáu tiếng + một dòng tám tiếng) là đơn vị tế bào của thể song thất lục bát”. Về khuôn vần, song thất lục bát có cách gieo vần như sau: Chữ thứ năm của câu hai bắt với chữ thứ bảy của câu một (trắc), chữ thứ sáu của câu ba bắt với chữ thứ bảy của câu hai (bằng), chữ thứ sáu của câu bốn bắt vần với chữ thứ sáu câu ba (bằng).

Đây là dạng cặp song thất rồi đến cặp lục bát:

Nước sông Giằng vừa trong vừa mát Đường chợ Rạng lắm cát dễ đi

Hỡi ai là bạn tương tri Nhớ ai nhớ cả đường đi lối về

Thể song thất lục bát biến thể là những bài ca dao mang hình thức của thể song thất lục bát nhưng số lượng âm tiết không nhất thiết là 7/ 7/ 6/ 8 mà có thể co giãn, nhưng vẫn đảm bảo được khn hình về vần của thể thơ. Hiện tượng biến thể song thất lục bát có thể xảy ra ở cặp song thất theo hướng tăng thêm một âm tiết :

Gạo Đô Lương không ai vo mà trắng Nước sông Lường khơng ai lóng (lắng) mà trong

Đơi ta làm bạn thong dong Duyên em ai tạc mà lòng anh say

Nếu lục bát là thể thơ dân dã, tương đối dễ làm thì song thất lục bát với nhịp điệu và khuôn vần ổn định, chặt chẽ lại là thể thơ mang tính bác học khó làm. Thể song thất lục bát trong ca dao xứ Nghệ với cấu trúc 7/ 7/ 6/ 8 và ngôn ngữ thơ trau chuốt đã tỏ ra rất đắc dụng khi diễn tả những tình cảm, những hồn cảnh mang tính chất trang trọng. Có thể thấy rằng, do tính chất bác học của thể thơ mà việc lựa chọn từ ngữ trong thể thơ song thất lục bát thường được chú trọng hơn :

- Bể Thái Bình mênh mơng lời thệ hải Núi Giăng Màn tạc mãi chữ minh sơn

Đôi ta hẹn ngọc thề vàng

Chàng về bỏ cuộc giao lương sao đành

- Sông Lam Giang càng ngày càng rộng

Núi Hồng Lĩnh mỗi bậc mỗi cao Bấy lâu nay nguyệt tỏ với đào

Búp hoa tàn hết nhụy, chàng tính sao bây giờ

Nếu một tác phẩm gồm một hoặc nhiều khổ thơ mà mỗi khổ thơ mở đầu bằng cặp lục bát rồi kết thúc bằng hai dịng bảy tiếng thì thể thơ đó được gọi là lục bát gián thất:

Đầu rồng sánh với đuôi ly

Trai thanh tân Đông Thượng sánh với nữ nhi Mỹ Tường Trai Đông Thượng thời thường bơi lặn

Gái Mỹ tường đều đặn múa mênh

Trường hợp một cặp lục bát rồi đến hai cặp song thất:

Yên Nhân lắm vải lắm sồi

Vải sồi anh nỏ ngó, ngó người thanh tân Gái thanh tân quần là áo lụa Anh ước một người làm vợ trăm năm

Vợ trăm năm anh nằm thủ thỉ Cảnh gia đình chồng q vợ thương.

Thể song thất lục bát với cấu trúc số lượng âm tiết không bằng nhau giữa các

câu trong bốn câu thơ đã tạo được ấn tượng “giả” tự do về thể loại. Phát huy đặc

điểm ấy và những ưu thế khác của thể thơ, tác giả dân gian xứ Nghệ đã tạo ra những tác phẩm song thất lục bát xuất sắc cả ở hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật.

Một phần của tài liệu (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)