Nghề nông, nghề đi biển

Một phần của tài liệu (Trang 47 - 48)

5. Bố cục đề tài

2.3.1. Nghề nông, nghề đi biển

Nghệ Tĩnh có vùng đồng bằng ven biển khá rộng thuộc đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh. Nên cư dân ở đây phần lớn vẫn làm nông nghiệp. Nghề nông vất vả

quanh năm suốt tháng “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” cộng thêm thiên nhiên

khắc nghiệt càng khiến cho khó khăn thêm chồng chất. Điều này thể hiện rất rõ trong bài ca dao:

Thân em khó nhọc trăm bề, Sớm đi cấy lúa, chiều về hái dâu

Có gương không kịp rẽ đầu Có cau không kịp têm trầu mà ăn

Thân em khó nhọc trăm phần Hết đi ruộng đậu lại lần ruộng dưa

Vội đi quên cả cơm trưa Vội về quên cả trời mưa ướt đầu

Tuy vất vả là vậy nhưng người nông dân vẫn hăng say cấy cày để mong có cuộc sống ấm nó hơn. Chính điều này cũng phần nào thể hiện được lòng yêu lao động của con người nơi đây:

- Đua nhau ta cấy ta cày,

Cho cao cót thóc, cho đầy bồ khoai

- Làng ta có lũy tre xanh,

Có con sáo sậu, có anh đi cày Đặng Sơn người đẹp nước trong Dâu non xanh bãi, tơ vàng đầy sân

Có vùng nổi tiếng lắm lúa, nhiều khoai cũng được ca dao ghi nhận:

Rộc Tùng tốt lúa, vườn Lình lắm khoai

Vượt trên mọi khắc nghiệt của thiên nhiên, những ngư dân đã thể hiện niềm tự hào của mình về vùng biển quê hương, về tình cảm đậm đà sâu sắc, đặc biệt là trong tình yêu nam nữ:

Lắng nghe nàng nói cũng màu Một chạp rùng kéo cá rầu lành canh.

Lắng nghe nàng nói cũng xinh Một chạp gõ lại giao đanh cá mòi,

Ai ơi đứng lại mà coi,

Thợ chèo, bạn ngoáy ngoài khơi cũng tình Cá chim cá nổi cá chạy đi đâu

Một phần của tài liệu (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)