Biểu tượng nghệ thuật

Một phần của tài liệu (Trang 71 - 72)

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG

3.2. Đặc điểm về hình thức biểu đạt

3.2.3. Biểu tượng nghệ thuật

Miền Trung có những cặp biểu tượng độc đáo gắn với mơi trường văn hóa, điều kiện sinh hoạt của từng tiểu vùng. Đây là những cặp biểu tượng độc đáo, bởi vì trong thế giới tâm linh con người mỗi vùng đất đều có những ngọn núi, dịng sơng linh thiêng làm nên biểu tượng của vùng đất. Sự kết hợp sơng núi đó thể hiện tư duy lưỡng hợp, lưỡng phân của những cư dân nơng nghiệp. Do đó cặp biểu tượng sơng – núi vừa mang tính uyển chuyển, mềm mại vừa có sự vững chắc, mạnh mẽ. Trong bộ phận ca dao vùng Nghệ Tĩnh biểu tượng núi Hồng – sông Lam như thế thường xuyên xuất hiện:

Sông Lam Giang càng ngày càng rộng Núi Hồng Lĩnh mỗi bậc mỗi cao

Bấy lâu nay nguyệt tỏ với đào

Búp hoa tàn hết nhụy chàng tính sao bây giờ ***

Bao giờ ngàn Hồng hết cây Sông Lam hết nước họ này hết quan

Hiện tượng sử dụng kết hợp các địa danh tự nhiên với một dụng ý nghệ thuật rõ rệt khá phổ biến để biểu trưng cho tình yêu nam nữ:

Xin chàng đừng có nhị tâm, Núi Dồi cịn vững, sơng Lam cịn dài.

***

Bao giờ Ngàn Hống hết cây Sơng Lam hết nước, đó với đây hết tình

Đắn đo cân sắc cân tài

Chàng như Hồng Lĩnh, thiếp tày Lam Giang.

Trong kiểu kết hợp này, cặp núi – sông nổi lên như một biểu tượng điển hình nhất của ca dao xứ Nghệ. Chính vì thế, khi tìm hiểu về những nét độc đáo của ca dao xứ Nghệ, Nguyễn Phương Châm đã có nhận xét: “cặp núi sơng … đã trở thành

một mơ típ quen thuộc thường gặp trong ca dao xứ Nghệ” [3, tr15]. Cũng chính vì

sử dụng địa danh theo lối kết hợp này mà số địa danh chiếm tỉ lệ nhiều hơn số lời ở ca dao xứ Nghệ (839 địa danh / 507 lời).

Do được vận dụng sáng tạo và linh hoạt trong nhiều tình huống, các biểu tượng đã tạo nên cách thể hiện độc đáo, tế nhị, tao nhã mà khơng bị xói mịn, khơ cứng. Sự xuất hiện biểu tượng với số lượng phong phú, cấu trúc đa dạng, phản ánh cách cảm, cách nghĩ, cách diễn đạt của trai gái khi yêu nhau, ý tình sâu sắc, mặn nồng. Phải chăng đó là cái “duyên thầm”, mang hương sắc của ca dao xứ Nghệ .

Biểu tượng trong ca dao người Việt nói chung và ca dao xứ Nghệ nói riêng rất gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân ta. Nhiều biểu tượng được sử dụng trong ngôn ngữ thường ngày được đưa vào ca dao một cách tự nhiên, thế giới biểu tượng ấy rất đa dạng, phong phú như chính bản thân cuộc sống, nơi cội nguồn đã sinh ra biểu tượng. Khám phá biểu tượng trong ca dao xứ Nghệ sẽ góp phần làm chúng ta hiểu thêm đặc điểm nghệ thuật của văn học dân gian xứ Nghệ.

Một phần của tài liệu (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)