Địa danh gắn với đơn vị hành chính và truyền thống đấu tranh chống

Một phần của tài liệu (Trang 38)

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG

2.1. Địa danh

2.1.2.1. Địa danh gắn với đơn vị hành chính và truyền thống đấu tranh chống

ngoại xâm

Thông qua những bài ca dao nói về địa danh, diện mạo hành chính của xứ Nghệ hiện lên đầy đủ với những tên làng, tên xã, làng nghề…Đặc biệt tên các xã xuất hiện khá nhiều:

- Tôi người họ Hồ Quỳnh Đơi

Thuộc chi đệ nhất, con nịi nhà Nho.

- Con trai Xuân Liệu, con gái Xuân Hồ

Khéo ăn bánh đúc khéo hồ vải thưa.

- Nho Lâm than quánh nặng nề

Tiếng nói đi trước “mà lề” theo sau.

Làng quê, nơi gắn bó mật thiết với người bình dân cũng thường xuyên được nhắc đến:

- Thú chi bằng bằng thú chiều chiều,

Ra đứng đầu ngõ, ngắm diều làng Nghi.

- Làng Dù với lại làng Gành

Nhờ trị bắt vịt mà thành nhiều đơi.

Khảo sát ở kho tàng ca dao xứ Nghệ, trong số 2770 lời ca được ghi lại trong “Kho tàng ca dao xứ Nghệ” tập 1 và 1387 lời ca ở “Kho tàng ca dao xứ Nghệ” tập 2, tên làng, xã, tỉnh xuất hiện khá phong phú, tên làng xuất hiện 436 lần, tỉnh 128 lần.

Ca dao xứ Nghệ nói nhiều đến nơi chôn rau cắt rốn của chủ tịch Hồ Chí Minh:

Nhất vui là cảnh Kim Liên Vui chùa nhớ tượng, tốt sen nhớ chùa

Hay:

Chiều chiều ra đứng Cồn Tiên, Trông về cái cảnh Kim Liên vui vầy

Cái đẹp của thiên nhiên hoà trong cái đẹp của những chiến công trong lịch sử, nên bên cạnh lòng phơi phới lâng lâng là niềm tự hào, trân trọng đối với những địa danh có dấu ấn lịch sử:

Trèo lên trên đỉnh Kim Nhan, Quân reo Bờ ải, sóng tràn Khả Lưu 2.1.2.2. Địa danh gắn với con người và truyền thống học hành

Nghệ Tĩnh từ lâu vốn nổi tiếng là đất của học hành, khoa bảng nên không lạ khi ca dao của vùng có nhiều địa danh nổi tiếng về học hành, đỗ đạt:

Kinh kỳ dệt gấm thêu hoa Quỳnh Đôi tơ lụa thủ khoa ba đời

Địa danh Trung Phường thuộc xã Diễn Minh (Diễn Châu) là nơi có nhiều người học giỏi. Hoặc như vùng đất Quỳnh Đôi “thủ khoa ba đời” cũng được nhắc đến.Theo "Quốc triều hương khoa lục" thì "thủ khoa ba đời" là: Dương Dỗn Hài, Dương Cát Phủ, Dương Quế Phổ cùng trong một họ thi đậu đầu bảng. Và theo

"Quỳnh Đơi cổ kim sự tích hướng biên" thì từ khi có làng Quỳnh Đơi (đời Trần) cho

đến năm 1918, nếu kể từ hiệu sinh, tú tài trở lên thì có hơn 700 người thi đỗ.

Lịng tự hào của người Nghệ gắn với trí tuệ hơn người, chăm ngoan, khéo léo:

- Trung Phường là đất quan văn

Lấy chồng về đó cứ nằm mà ăn

- Đi ra thiên hạ mà coi

Không đâu bằng đất Quỳnh Đôi nữa mà Trai mệt mài bút nghiên thi cử

Ở Nghệ Tĩnh cịn có một số nơi có nhiều người đỗ đạt làm quan, tài ba xuất chúng và Nam Đàn là một vùng như thế. Nơi đây có biết bao nhà nho, chiến sĩ cách mạng yêu nước đã ra đời:

Khi nào Bò Đái thất thanh

Đường Nam Sinh Thánh, Đơng Thành có Vương

Đây còn làvùng đất “địa linh nhân kiệt” lắm người hiền tài:

Nam Đàn Tứ hổ là đây

San, Song, Lương, Quý, một bầy bốn anh

Đây là nhưng người học giỏi đầu thể kỉ XX ở Nam Đàn: San Tức Phan Văn San (là cụ Phan Bội Châu), Lương: Trần Văn Lương ở Kim Liên, song tức Nguyễn Quý Song ở Xuân Hồ đậu tiến sĩ và Quý tức Vương Thúc Quý cũng ở Kim Liên.

Địa danh ở đây còn gắn với những con người Nghệ với những nét đẹp chân chất, mộc mạc nhất từ ngoại hình đến tâm hồn, tính cách. Đó là làng quê hiện lên với tất cả vẻ đẹp và gian khổ của nó. Đây là đặc điểm của đất làng Đồng Lưu (Thạch Hà):

Nước chảy triều mau xuống mau lên

Đất Đồng Lưu bọc địa thiếp mau quên nghĩa chàng

Đó cũng là tính cách nổi bật của làng Trường Lưu (Can Lộc):

Muốn tắm mát thì ra giếng Đồi Muốn lấy vợ đẹp thì hỏi ngài Tràng Lưu

Nghệ Tĩnh còn là vùng đất nổi tiếng với trai thanh gái lịch nhất là ở hai làng Đông Thái, Yên Hồ của huyện Đức Thọ:

Trai Đông Phái, gái Yên Hồ Gặp nhau làm nổi cơ đồ cũng nên

Ở vùng Hà Tĩnh nay có một địa điểm khá đặc biệt mà người dân nơi đây vẫn quen gọi là chợ Voi:

Chữ rằng nhân Kiệt địa linh

Có Hồnh Sơn, Bàn Độ mới nảy sinh nhân tài Chợ Voi chân dép chân giày

Thong dong nhàn hạ ai cày mặc ai 2.1.2.3. Địa danh gắn với món ăn thức uống

Khơng chỉ gắn với nghề nghiệp riêng mà mỗi vùng đất còn được biết đến với những đặc sản nổi tiếng hay cách ăn, cách uống độc đáo:

- Ai về Hà Tĩnh thì về,

Mặc lụa chợ Hạ, uống nước chè Hương Sơn.

- n Phú lắm thóc nhiều khoai

Lắm hàng bn bán ai ai cũng giàu.

- Đức Thọ gạo trắng nước trong

Ai về Đức Thọ thong dong con người.

- Nhất ngon nhất béo là cá sông Giăng

Nhất đỏ nhất đượm là săng động Cầu

Từ các địa danh trong ca dao mà chúng ta có thể biết được nhiều đặc sản của các vùng trong khu vực như cam Xã Đoài, bưởi Phúc Trạch, nhãn Đặng Sơn, khoai chợ Rộ, Vải ngọt Thanh Lưu:

Hỡi o (cơ) lên ngược nốc chè Có muốn ăn vải ghé về Thanh Lưu

Cam, quýt Quan Nội, Thịnh Sơn, Đô Lương; Thọ Lang, Rú Mít Thanh Chương:

- Ai sang Quan Nội thì sang

Hàng cam, hàng tắt chín vàng khắp nương.

- Đất Thọ Lang lắm cam nhiều quýt

Đất Rú Mít cả qt lẫn bịng.

- Vì ham dưa hấu dưa hồng

Cho nên em mới lấy chồng Đông Sơn.

- Trông em như thị chợ chùa

Dù ăn không được cũng mua đem về

Không chỉ hoa quả mà những món ngon của người Nghệ, có thể rất dân dã nhưng người dân rất mực tự hào được lần lượt xuất hiện trong ca dao, đó có thể là

món xơi quen thuộc, thơng dụng trong những ngày lễ tết của hầu khắp các dân tộc trên đất nước Việt Nam:

Cây đa Kẻ Bấn chín chồi Ai về Kẻ Bấn ăn xơi thì về.

Hay món nham một món ăn đạm bạc cũng được nhiều người Nghệ ưa thích:

Ngày chẵn em đi chợ Chùa

Cá thịt bảy dãy, em chỉ mua đùm nham đưa về. Ngày lẻ chợ Sở sát kề

Cá thịt bảy dãy em cũng đưa về đùm nham.

Mắm tơm Kỵ Vích cũng đi vào thơ ca dân gian:

Kỵ Vích có lắm ruốc hôi Ai muốn ăn ruốc theo tôi cùng về

Những đặc sản này khơng chỉ là sự giàu có của mỗi vùng đất, thành quả lao động của con người được đền đáp mà qua đó cịn giúp ta thấy rõ hơn đời sống của con người nơi đây.

2.2. Sản vật

2.2.1. Sản vật tự nhiên

Những vùng trung du xứ Nghệ thường được ca ngợi nhiều về thu hoạch các loại sản vật. Bởi đây là vùng dất đỏ Bazan màu mỡ trù phú. Ca dao xứ Nghệ còn ghi lại :

Trù rừng, cau rễ thuốc xanh Ai về Kẻ Nậu với anh thì về

Kẻ Chảo đất đỏ như son Trầu lộc lắm lá, cau non lắm tiền

Những sản phẩm như song, nu, mây, măng, nấm là những lâm sản quí giá của dân vùng sơn cước:

Kẻ Mơ là đất nu, mây

Mấn thì trổ (chng) rưỡi, nợ xây tứ bề

Ai hay mít ngọt, trám bùi Có về Cát Ngạn với tui thì về

Một số đặc sản khác thuộc vùng đồi núi, trung du, đồng bằng xứ Nghệ như chè xanh, bưởi, măng, tương, nhút…

- Hãy về Phúc Trạch ơi em

Bưởi ngon có tiếng ai cũng (sèm) thèm muốn ăn

- Thanh Chương ngon cá sông Giăng

Ngon khoai La Mạc, ngon măng chợ Chùa

- Ra đi anh nhớ Nghệ An

Nhớ Thanh Chương ngon nhút, nhớ Nam Đàn thơm tương

- Ai về Thanh Thủy quê em

Cùng vui ng nước chè xanh mát lịng

Ớt cay cũng là một loại gia vị quý mà người Nghệ ưa thích, củ chuối, củ mài món ăn dân dã ấm lịng những ngày đói khổ cũng là một sản vật mà núi rừng ban tặng:

- Hột cay anh rắc đỏ lòm

Củ chuối đỏ lòm anh tưởng thịt bò non.

- Chỉ tại củ chối nhà nàng

Mà làm chanh bên thiếp phải bẽ bang cành trơ

Ở vùng thượng ngồn các con sông, tuy ghềnh thác hiểm trở nhưng lại có những loại cá ngon, nổi tiếng đặc biệt là cá mát sông Giăng:

Cá sông Giăng măng chợ Cồn Thanh Liêu, nhân lạc chợ Đồng lắm khoai

Gắn với cuộc sống lầm lũi của người nơng dân thì ốc và dam là hai con vật quá đỗi gần gũi và thân thuộc được ca dao nói đến như điểm nhấn thu hút của đồng chùa:

- Đồng chùa lắm ốc,lắm dam

Lăm cá mú mú, ai ham thì về Đồng chùa lắm hẻm,lắ trê

Ai muốn ăn dấm thì về mà ăn

- Tiến Hội lắm ốc lắm cua

Nhiều cam nhiều mít ai ham thì về

- Thuận lộc lắm ốc lắm giam

Nhiều lúa nhiều cá ai ham thì về

Vùng ven biển Quỳnh Lưu đến Kì Anh, có nguồn hải sản dồi dào:

Ai về Cửa Hội q tơi Cá thu, cá mực, cá mịi thiếu chi

Đó là món canh hến ngọt, mát khơng thể thiếu trong mâm cơm đạm bạc của người dân xứ Nghệ:

Quê tôi vốn ở Nguyệt Đàm Tôi đi bán hến chợ Sa Nam gần kề

Hến tôi ngon gớm ngon ghê Ai muốn ăn hến thì về q tơi

2.2.2. Sản vật nhân tạo

2.2.2.1. Sản vật của trồng trọt, chăn nuôi

Đất Nghệ Tĩnh khô cằn, đá sỏi nhưng với sự siêng năng, cần cù của con người nơi đây đã tạo ra nhiều sản phẩm nổi tiếng. Dù xuôi ngược về đâu ta cũng dễ dàng bắt gặp nhiều sản vật khác nhau. Nhưng đối với người nơng dân thì các loại cây lương thực như: lúa, ngơ, khoai, sắn… vẫn là những cây trồng được người dân ưa trồng.

- Ai lên Bãi Sậy mà coi,

Lúa treo trước mặt, ngô cười sau lưng

- Ai lên Bãi Trận mà xem,

Khoai ngọt như chuối ăn liền rổ khoai

- Ai xuôi về đất Phú Văn

Tằm nhiều, lạc tốt quanh năm chuyên cần

Ca dao nhắc đến vùng Yên Phú (Thạch An, Thanh Chương) giàu có, trù phú, con người thì thong dong nhàn hạ, là vùng lắm khoai nhiều lúa:

Tháng chín gạo trắng nước trong Ai về Yên Phú thong dong con người

n Phú lắm thóc nhiều khoai Lắm hàng bn bán ai ai cũng giàu

Nhiều loại cây công nghiệp là sản phẩm thế mạnh của nghành trồng trọt. Đặc biệt là mía và các loại cây ăn quả:

- Ai sang Quan Nội thì sang

Hàng cam hàng qt chín vàng khắp nương

- Vì ham dưa hấu dưa hồng

Cho nên em mới lấy chồng Đông Sơn.

- Quê ta mía ngọt Nam Đàn

Ngon khoai chợ rơi, thơm cam xã Đồi

Đất Nghệ Tĩnh cũng khá nổi tiếng với đặc sản chè xanh:

Ai về Hà Tĩnh thì về

Ăn gạo Đức Thọ, uống nước chè Hương Sơn

Chè xanh với sự đảm đang của người phụ nữ trong cuộc mưu sinh, nuôi chồng ăn học :

Hai đầu mấy bó chè xanh Nước thơm em bán, học hành anh lo

Về chăn nuôi, do đặc điểm tự nhiên nên vùng nuôi nhiều trâu, trong ca dao có nhắc đến nghề trồng dâu ni tằm ở nhiều nơi. Ngồi ra nuôi rươi cũng là một hoạt động được ca dao ghi chép lại :

Nghe tin Phúc Mỹ lăm rươi Rươi muối, rươi rán, rươi chồi ra Vinh

Thấy em xinh thật là xinh

Muốn theo em về Phúc Mỹ chúng mình cùng muối rươi.

Với nhiều loại cá là một phần không thể thiếu được trong mỗi bữa ăn của người dân:

Cơm ba lá, cá rô rang

Bát ngoạt Trẩm Bàng, cá rô đồng Thọ 2.2.2.2. Sản vật của các làng nghề.

Các làng nghề truyền thống đều có những sản phẩm đặc trưng của mình.Như làng nghề đục đá làng Trung Phường ở dưới chân lèn Hồ Lĩnh và lèn Hai Vai. Một số sản phẩm nổi tiếng của thợ đực đá Trung Phường như cơng trình mĩ thuật bía bốn mặt ở nhà Văn Miếu, khánh đá ở chùa Nam Sơn, nhiều lư hương, rùa đá ở các đền chùa, chùa đá Lèn cò:

Thế gian đi học tiên đề

Trung Phường đục cối cũng nghề vinh quang

Vôi làng Văn Tập phục vụ cho nhiều cơng trình xây dựng lớn như xây dựng đình thự ở tỉnh, phủ, huyện…đên vơi mẹt dùng để ăn trầu:

Văn Tập đập đá nung vơi Miệng thì thổi lửa tay lôi rành rành

Chồng em anh đã biết rồi Lưng thắt chác lạt, bán vôi chợ Lèn

Nghề đúc đồng ở Cồn Cát (Diễn Châu) với những thành phẩm tập trung vào bốn loại chính: đồ dùng trong gia đình, đồ khí tế, đồ nhạc khí, máy móc:

Ai lên Cồn Cát đúc đồng Hỏi xem cơ Tú có chồng hay chưa?

Sản phẩm đồ gốm của làng Trù Ú mà chủ yếu là nồi đất đã đi vào ca dao:

Mời về Trù Ú mà coi Cái nghề nồi đất mấy đời đồn xa

Nghề đào sò, đúc sò ở Cao Xá tạo ra những viên gạch táp lô dùng để xây nhà:

Anh về làm rể Kẻ Sò

Mặc dù hiện nay đã có những sự mai một, thất truyền của các làng nghề truyền thống xứ Nghệ, nhưng những sản phẩm của các làng nghề vẫn được lưu lại trong ca dao. Đây thực sự là một điều đáng tự hào đốí với thế hệ mai sau.

2.3. Nghề nghiệp

2.3.1. Nghề nơng, nghề đi biển

Nghệ Tĩnh có vùng đồng bằng ven biển khá rộng thuộc đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh. Nên cư dân ở đây phần lớn vẫn làm nông nghiệp. Nghề nông vất vả quanh năm suốt tháng “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” cộng thêm thiên nhiên khắc nghiệt càng khiến cho khó khăn thêm chồng chất. Điều này thể hiện rất rõ trong bài ca dao:

Thân em khó nhọc trăm bề, Sớm đi cấy lúa, chiều về hái dâu

Có gương khơng kịp rẽ đầu Có cau khơng kịp têm trầu mà ăn

Thân em khó nhọc trăm phần Hết đi ruộng đậu lại lần ruộng dưa

Vội đi quên cả cơm trưa Vội về quên cả trời mưa ướt đầu

Tuy vất vả là vậy nhưng người nông dân vẫn hăng say cấy cày để mong có cuộc sống ấm nó hơn. Chính điều này cũng phần nào thể hiện được lòng yêu lao động của con người nơi đây:

- Đua nhau ta cấy ta cày,

Cho cao cót thóc, cho đầy bồ khoai

- Làng ta có lũy tre xanh,

Có con sáo sậu, có anh đi cày Đặng Sơn người đẹp nước trong Dâu non xanh bãi, tơ vàng đầy sân

Có vùng nổi tiếng lắm lúa, nhiều khoai cũng được ca dao ghi nhận:

Rộc Tùng tốt lúa, vườn Lình lắm khoai

Vượt trên mọi khắc nghiệt của thiên nhiên, những ngư dân đã thể hiện niềm tự hào của mình về vùng biển quê hương, về tình cảm đậm đà sâu sắc, đặc biệt là trong tình yêu nam nữ:

Lắng nghe nàng nói cũng màu Một chạp rùng kéo cá rầu lành canh.

Lắng nghe nàng nói cũng xinh Một chạp gõ lại giao đanh cá mòi,

Ai ơi đứng lại mà coi,

Thợ chèo, bạn ngốy ngồi khơi cũng tình Cá chim cá nổi cá chạy đi đâu

2.3.2. Nghề buôn bán

Nghề bn bán thể hiện được sự giàu có của một vùng đất, có nhiều vùng nổi tiếng về nghề bn bán được ca dao nói tới như:

Yên Phú lắm thóc nhiều khoai Lắm hàng buôn bán ai ai cũng giàu.

Công việc buôn bán chủ yếu tập trung ở các chợ:

- Chợ Giăng rồi lại chợ Chùa

Chợ Rạng thì phải qua đị Chợ Lường lắm bánh ăn dị mà đi

- Đất Thuận Yên có nghề hàng xáo

Mua lúa bán gạo cũng là nghề đi buôn Em ơi đừng nghĩ thiệt hơn

Vui nghề cày cấy thì Nhân Sơn đâu bằng

Do tính chất của việc bn bán mà tính cách của con người ở chốn chợ búa cũng chịu nhiều ảnh hưởng:

Em là con gái Đô Lương,

Anh trai Cát Ngạn, chung đường bán mua. Lộ (lỗ) lời khi được khi thua,

Ngọt bùi nỏ thiếu, chanh chua ai bằng

Thông thường chợ là nơi mua bán, trao đổi hàng hoá. Nhưng với trai gái xứ

Một phần của tài liệu (Trang 38)