Cần cù, chịu khó

Một phần của tài liệu (Trang 55 - 57)

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG

3.1. Nội dung thể hiện

3.1.2.1. Cần cù, chịu khó

Khi nói về tính cách con người xứ nghệ tác giả Đinh Gia Khánh đã phân tích như sau “Quen chịu gian khổ, cần cù, tiết kiệm, gan góc, mưu trí, chịu khổ nhưng

khơng chịu nhục, trong gan góc có bướng bỉnh, trong trung thực có thơ bạo, trong

mưu trí có liều lĩnh” [44]. Và ơng cịn khẳng định rằng: Khẳng khái, thẳng thắn,

biết qn mình vì nghĩa lớn, có ý thức cộng đồng mạnh mẽ, thiết tha yêu quê hương

đất nước là những nét tích cực trong tính cách con người Nghệ Tĩnh. Đặng Thai

Mai, một trí thức xứ Nghệ, nói: người Nghệ Tĩnh can đảm đến sơ suất, cần cù đến

liều lĩnh, kiên quyết đến khô khan, tằn tiện đến cá gỗ.

Phan Ngọc phát biểu rất thực và cũng rất Nghệ: “Con người q hương tơi

khơng hồ mình vào cuộc đời như con người Nam Bộ mà thích nghi với cuộc đời bằng cách vạch giữa cuộc đời với mình với giới hạn cho phép anh ta sống với cái thế giới mơ hình mà anh ta ham thích…” [32]. Có thể nói rằng khơng có miền nào

Chính cuộc sống đầy khắc nghiệt và những mất mát, hi sinh trong lịch sử đấu tranh của dân tộc bao phen xương rơi máu đã tạo cho con người ở đây quen nhìn thẳng vào sự hiểm nghèo, quen sống trong sự hồi hộp lúc nào cũng có tự vệ. Người xứ Nghệ đã vượt lên mọi hồn cảnh hiện tại khó khăn vất vả, họ sống có nghị lực và rất nhân văn. Trong con người của họ chỉ có một thái độ dứt khốt, rõ ràng, lưỡng phân một cách rành mạch, yêu ghét rõ ràng, Nguyễn Nhã Bản đi theo hướng tiếp cận ngơn ngữ - văn hố, bằng và trên các tư liệu có được của mình đã kết luận: “Người xứ Nghệ rõ ràng, mạch lạc, lưỡng phân đến cùng cực, có ý chí, nghị lực phi

thường để làm nên những cái đẹp cho đời và cho mình” [3]. Để tồn tại và phát triển,

con người nơi đây phải vượt lên trên tất cả để rồi hình thành ở đây những nét đẹp trở thành truyền thống như sự cố kết cộng đồng người ở các cấp độ khác nhau, chủ nghĩa nhân văn, kiên cường và bất khuất.

Xứ Nghệ là xứ sở của gió lào cát trắng, khí hậu khắc nghiệt, bão lũ liên miên gây trở ngại rất nhiều cho sản xuất. Cái mưa nắng gió sương ở đây đã được ghi lại trong ca dao như một minh chứng cho sự cần cù vất vả của con người để làm ra của cải :

Trời làm một trận mưa dông Trời làm hai trận mưa dơng

Nước chảy băng đồng, băng hói, băng bãi, băng sơng.

Thật kì lạ từ trong cái vất vả “đầu tắt mặt tối” ấy ta lại thấy ngời lên vẻ yêu đời, thong dong của họ qua những lời ca tiếng hát đầy ắp tinh thần lạc quan:

Làng ta phong cảnh hữu tình Khen trời khéo đẻ ra mình ra ta

Trưa nồng nằm gốc cây đa Chiều về tắm mát ngã ba sông Bùng

Sớm mai vừa hửng đàng đông Rủ nhau lấy đá non bồng Hai Vai

Tháng giêng ngày ngắn đêm dài Ta lên ta đốt một vài gánh than

Đốt xong ta lại về làng

Quạt lò đưa lại cho nàng hơ tay

Con người xứ Nghệ phải hai sương một nắng, phải giành giật miếng cơm với đủ các thế lực: thời tiết, bọn địa chủ thực dân…vì thế họ nâng niu trân trọng thành quả lao động :

Ai lên Bãi Sậy mà coi

Lúa reo trước mặt ngô cười sau lưng

Cảnh sống thiếu thốn, ngô khoai thay cơm là chủ yếu. Hình như nhiều nơi trên đất Nghệ Tĩnh, nhất là các làng xã dọc hai ven sông Lam, bà con vẫn đọc bài ca dao:

Cây đa ba nhánh chín chồi, Ai về Mỹ Dụ cạp cồi ló ngơ

Vì thế, người xứ Nghệ cần kiệm lo xa “tích cốc phịng cơ, tích y phịng

hàn”. Ngày mùa đến, gặt lúa được bao nhiêu thường để dành những hạt chắc hạt

lành. Họ chịu thương chịu khó xoay xở đủ nghề nghiệp để vượt qua những khó khăn khốn khó:

Đất Thuận Yên có nghề hàng xáo Mua lúa bán gạo cũng là nghề đi buôn

Em ơi đừng nghĩ thiệt hơn

Vui nghề cày cấy thì Nhân Sơn đâu bằng

Đến dải đất miền Trung, chúng ta thấy người dân xứ Nghệ cần cù chăm chỉ làm ăn, tiết kiệm trong sinh hoạt để dựng xây tương lai. Nơi đây, so với những vùng khác là vùng đất khô cằn, mưa nắng khắc nghiệt nhưng sự cần cù, chăm chỉ và sự bền chí kiên gan của người dân nơi đây đã làm cho quê hương trở nên giàu đẹp, xinh tươi.

Một phần của tài liệu (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)