7. Cấu trúc của luận văn
2.2. Mục tiêu dạy học của chương “Mắt và Các dụng cụ quang học” vật lý lớp 11
a) Về kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa lăng kính, nêu được đường đi của tia sáng qua
lăng kính. Viết được các công thức về lăng kính.
- Trình bày được đặc điểm của các vị trí: quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự, tiêu diện của thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì. Phân biệt được thấu kính hội
Hình 2.8: Mắt ngắm chừng ở vị trí bất kỳ qua kính hiển vi
tụ và thấu kính phân kỳ. Phân biệt được ảnh thật và ảnh ảo. Viết được các công thức thấu kính như: công thức xác định vị trí của ảnh, công thức tính độ
tụ, công thức tính độ phóng đại của ảnh.
- Nêu được cấu tạo của mắt, nêu được các khái niệm về: sự điều tiết của mắt,
điểm cực cận, điểm cực viễn, giới hạn nhìn rõ của mắt, góc trông của mắt,
năng suất phân li của mắt. Nêu được đặc điểm của mắt cận thị, mắt viễn thị, mắt lão thị và cách khắc phục.
- Nêu được cấu tạo và công dụng của các dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt.
Nêu được cách ngắm chừng là gì, số bội giác là gì. Viết được công thức tính số
bội giác ứng với các cách ngắm chừng.
b) Kỹ năng
- Vẽ được đường truyền của tia sáng qua lăng kính
- Vẽ được ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ
- Vẽ được sự tạo ảnh của vật qua các dụng cụ quang học
- Vận dụng các công thức về lăng kính, các công thức thấu kính để giải các bài tập cơ
bản.
- Bài tập về mắt: Xác định độ tụ của kính sửa tật, xác định khoảng thấy rõ khi đeo
kính.
- Bài tập về các dụng cụ quang: Xác định phạm vi ngắm chừng, số bội giác của các dụng cụ quang. Xác định kích thước nhỏ nhất của vật để mắt còn phân biệt
được qua kính lúp, kính hiển vi.
- Các kỹ năng thực nghiệm: quan sát và tiến hành thí nghiệm, thu thập và xử
lý số liệu từ thực nghiệm.
c) Thái độ
- Có thái độ nghiêm túc, tích cực, tự giác trong học tập
2.3. Xây dựng hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn chương “Mắt và Các dụng cụ quang học” vật lý lớp 11